Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Suy ngẫm về quyền dân chủ và việc thực hiện quyền dân chủ ở Việt Nam sau cái chết của George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi


 Vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi, đã bị giết tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, tiểu bang MinnesotaHoa Kỳ. Trong khi Floyd bị còng tay và nằm sấp trên đường phố trong một vụ bắt giữ, Derek Chauvin, một sĩ quan cảnh sát người Mỹ gốc Âu của Sở Cảnh sát
Minneapolis, đã đè đầu gối của mình lên cổ của Floyd trong gần chín phút, bao gồm (theo đơn kiện hình sự chống lại Chauvin) trong gần ba phút sau khi Floyd không còn động đậy. Các cảnh sát viên Tou Thao, J. Alexander Kueng và Thomas K. Lane đã tham gia vào vụ bắt giữ Floyd, với Kueng giữ lưng Floyd, Lane giữ hai chân, và Thao quan sát và ngăn chặn sự can thiệp của người xung quanh. Vụ bắt giữ được thực hiện sau khi Floyd bị buộc tội sử dụng tờ 20 đô la tiền giả tại chợ. Cảnh sát cho biết Floyd chống lại việc bắt giữ. Một số tổ chức truyền thông nhận xét rằng một camera an ninh từ một doanh nghiệp gần đó đã không cho thấy Floyd chống cự. Khiếu nại hình sự được đệ trình sau đó nói rằng dựa trên các cảnh quay camera trên bodycam, Floyd liên tục nói rằng anh ta không thể thở được khi đứng bên ngoài xe cảnh sát, chống lại việc lên xe và cố tình ngã xuống; sau đó, sau khi Chauvin chẹn lên cổ bằng đầu gối, Floyd nói "Tôi không thể thở" nhiều lần và liên tục nói, "Mẹ ơi" và "làm ơn". Một số người ngoài cuộc đã quay video, tất cả đều được lưu hành và phát sóng rộng rãi. Trong khi các biện pháp hạn chế đầu gối đè lên cổ được cho phép ở Minnesota trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng kỹ thuật này của Chauvin đã bị chỉ trích rộng rãi bởi các chuyên gia thực thi pháp luật là quá mức. Tại hai điểm, Lane yêu cầu "lộn người anh ta lại". Cả bốn sĩ quan bị sa thải vào ngày hôm sau.
Hai khám nghiệm tử thi của Floyd kết luận rằng anh ta chết vì bị giết. Báo cáo của các giám khảo y tế của Hạt Hennepin cho thấy Floyd đã chết vì ngừng tim trong khi bị hạn chế bởi các sĩ quan đã sử dụng "đè lên cổ", cũng lưu ý Floyd có "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, nhiễm độc fentanyl và sử dụng methamphetamine gần đây". Khám nghiệm tử thi độc lập do gia đình Floyd ủy nhiệm cho thấy "bằng chứng phù hợp với ngạt cơ học là nguyên nhân" của cái chết của Floyd, với việc đè lên cổ hạn chế máu và oxy lên não, trong khi lưng bị đè đã hạn chế quá trình thở.
Đây là một trong những vụ việc nghiêm trọng về việc vi phạm các quy định trong thực hiện quyền dân chủ của công dân tại Mỹ, một đất nước luôn tự cho mình cái quyền đi phán xét dân chủ ở các nước khác.
Ở Việt Nam một số đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền để vu cáo, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội. Thông qua sự việc trên chúng ta lại thêm một lần nữa hiểu rõ bản chất, tình hình thực hiện quyền dân chủ ở Mỹ không giống như những gì mà Mỹ rêu rao, càng hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của các phần tử cơ hội chính trị ở Việt Nam.
Mặt khác chúng ta cũng cần tìm hiểu để nắm vững bản chất quyền dân chủ và việc thực hiện quyền dân chủ ở nước ta để củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người. Quyền dân chủ thực chất chính là yêu sách về bình đẳng chính trị và xã hội của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với Nhà nước, bảo đảm cho cá nhân khả năng hành động theo ý mình, cho sự tự quyết định và làm chủ ý chí của mình mà không có hại cho người khác, và do đó cho khả năng giải phóng toàn diện những năng lực bản chất người của mỗi cá nhân. Ph.Ăngghen khẳng định: “từ sự bình đẳng của mọi người với tư cách là những con người, rút ra cái quyền có một giá trị ngang nhau về chính trị và xã hội cho tất cả mọi người, hay ít ra là cho công dân trong một nước, hay cho mọi thành viên trong xã  hội”.
Như vậy, quyền dân chủ trước hết là quyền con người; hơn nữa, nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị như là khả năng và điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác. Bởi vì, sự giải phóng về chính trị là điều kiện tiên quyết đối với mọi sự giải phóng khác của con người, bình đẳng về chính trị là tiền đề của mọi sự bình đẳng. Hay nói cách khác, các quyền về chính trị (tự do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí...), một mặt, là tiền đề cho việc hiện thực hoá các quyền khác, mặt khác, là sự phản ánh về mức độ giải phóng “năng lực bản chất người” của mỗi cá nhân. Nó chính là nội dung cốt lõi của quyền con người, nó khẳng định con người là “một nhân tính tự do”“một nhân cách ư văn hoá” và “chủ thể sáng tạo của lịch sử và của giới tự nhiên”. Chính vì vậy, các nhà kinh điển mác-xít đã đặc biệt nhấn mạnh đến các quyền về chính trị như là bản chất của quyền dân chủ: “Vì thế, yêu sách khẩn cấp của công nhân và nhiệm vụ trước tiên để giai cấp công nhân có ảnh hưởng đến công việc của nhà nước là phải giành được tự do chính trị, nghĩa là tất cả mọi công dân đềuđược pháp luật đảm bảo cho họ trực tiếp tham gia việc quản lý nhà nước, tất cả mọi công dân đều được quyền tự do hội họp, bàn bạc công việc của mình, kinh qua các hội của mình và báo chí mà ảnh hưởng đến công việc của nhà nước. Giành lấy tự do chính trị trở thành “một việc làm khẩn cấp đối với công nhân” bởi vì không có tự do chính trị, không có và không thể có ảnh hưởng gì đến công việc của nhà nước và như vậy thì tất nhiên họ vẫn là một giai cấp không có quyền, bị lăng nhục và không được bày tỏ ý kiến của mình”.
Quyền dân chủ còn là một giá trị xã hội của con người đã được thể chế hoá thành hệ thống pháp luật của một nhà nước nhất định, gắn với một hệ thống chính trị nhất định dựa trên một trình độ phát triển nhất định về kinh tế và văn hoá. Vì vậy, quyền dân chủ một mặt là sự phản ánh bước tiến của con người về tự do, bình đẳng và sự giải phóng toàn diện năng lực bản chất người của mỗi cá nhân, mặt khác phản ánh sự phát triển của luật pháp, trình độ kinh tế, văn hoá và tiến bộ xã hội của quốc gia đó. Do đó, có thể nói: quyền dân chủ chính là quyền và tự do cơ bản của con người trong một chế độ xã hội dân chủ hay là yêu sách, nhu cầu chính đáng của con người về sự bình đẳng chính trị và bình đẳng xã hội với tính cách là môi trường và điều kiện cho sự tồn tại, phát triển và hoàn thiện nhân cách, văn hoá và nhân tính tự do của mỗi cá nhân.
Kể từ khi công cuộc đổi mới toàn diện bắt đầu cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi phương diện. Trong đó, quá trình dân chủ hoá, tôn trọng và bảo đảm quyền dân chủ ngày càng được mở rộng và phát triển không ngừng, nhất là trong vòng hơn 20 năm trở lại đây. Dân chủ đại diện đã được thực hiện và bảo đảm ngày càng có hiệu quả. Ví dụ từ các kỳ họp Quốc hội. Việc giải quyết công việc theo đúng hẹn, và đặc biệt là niêm yết công khai về các khoản thu chi, lệ phí, ngân sách... đều được thực hiện trong một quy trình thống nhất một đầu mối đó là “một cửa”, tức là cầu nối giữa người dân và chính quyền các cấp chính quyền, mỗi khi người dân muốn phản ánh về vấn đề gì thì chỉ cần gặp, trình bày với bộ phận tiếp dân, cũng như nhận kết quả trả lời chỉ cần thông qua một bộ phận duy nhất, “cầu nối” duy nhất. Điều này thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân. Chẳng hạn, mô hình cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước tại một số địa phương trong cả nước đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Mô hình này cho phép mọi công dân đều có cơ hội thực hiện quyền dân chủ của mình. Mô hình quản lý hành chính của cấp chính quyền địa phương được xây dựng thí điểm này được dựa trên nguyên tắc căn bản và nền tảng đó chính là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”: toàn bộ bộ máy chính quyền ở địa phương đó đã hoạt động hiệu quả, đáp ứng và giải quyết tương đối thoả đáng nguyện vọng và những vấn đề của người dân. Chẳng hạn, giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, công việc riêng của từng người dân hay công việc chung của cộng đồng, khiếu nại, tố cáo của công dân, hồ sơ đất đai, giải quyết công văn đi, đến đúng thời gian,
Quyền dân chủ của nhân dân thể hiện không chỉ thông qua việc thực hiện tốt quyền bầu cử, ứng cử mà còn là sự tôn trọng và thực hiện tốt quyền bãi miễn của nhân dân. Nhất là trong tình hình hiện nay, tham nhũng, thoái hoá biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, hệ thống hành chính nhà nước đang được xem là “quốc nạn”. Quyền bãi miễn là một quyền của cử tri, của công dân nhằm kiểm tra và giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, là “thực hiện sự phục tùng thực sự của những người được bầu đối với nhân dân”, là nguyên tắc nhằm thực hiện triệt để chế độ dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Lênin nhấn mạnh “mọi cơ quan được bầu ra... đều có thể coi là có tính chất dân chủ chân chính và đại biểu thực sự cho ý chí của nhân dân, khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với những người trúng cử được thừa nhận và được áp dụng... từ chối không áp dụng bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó, thì như thế tức là phản lại dân chủ và hoàn toàn từ bỏ nguyên tắc chủ yếu và nhiệm vụ của cuộc cách mạng XHCN đã bắt đầu ở nước Nga” và rằng “không có kiểm kê, kiểm soát thì không có chủ nghĩa xã hội”. Chính vì vậy, trong những năm qua, việc triển khai mạnh mẽ Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” kết hợp với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào quá trình giám sát thực thi quyền lực nhà nước của toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống hành chính nhà nước. Nhờ có cơ chế dân chủ như vậy mà nhân dân đã tích cực tham gia vào cuộc chiến chống tệ tham nhũng, quan liêu và thoái hoá, biến chất trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ở tất cả các cấp./.
Duychinh.com


1 nhận xét:

  1. Thực tiễn những gì đã diễn ra ở Việt Nam cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa