Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI


                                                                                                                          Văn Bái
Việt Nam là một trong những nước có số lượng người sử dụng internet rất lớn với khoảng 45,5 triệu người, trung bình mỗi ngày người Việt Nam lên mạng trên 5 giờ, thời gian người dùng mạng xã hội khoảng 3 giờ, theo thống kê của Trung tâm số liệu internet quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mạng internet, mạng xã hội mang lại thì các phần tử xấu, các thế lực thù địch đã lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để tăng cường các thủ đoạn vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước, hình ảnh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta; ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chúng tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực.

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội và internet xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc chống phá Quân đội, công an nhất là các vụ việc gần đây như ở Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Hầu hết các vụ việc trên là do một số kẻ cơ hội tạo dựng, hoặc tô vẽ, nhào nặn, gán ghép, trong đó đáng chú ý là thủ đoạn chiếm dụng tài khoản cá nhân, “làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới” nhằm xuyên tạc sự thật, bôi nhọ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Thủ đoạn của chúng rất đa dạng, tinh vi, xảo quyệt như: “làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới” được chúng tiến hành khá “bài bản”, chúng sử dụng điện thoại thông minh, máy quay phim, chụp ảnh, truyền tải video, livestream trực tiếp từ thực địa. Chúng chiếm dụng tài khoản cá nhân được thực hiện khá tinh vi, thông qua việc dẫn dụ cán bộ, chiến sĩ sử dụng mạng xã hội và internet vào xem các tin, bài viết, hình ảnh, tin nhắn “giật gân”, “câu like”… qua đó sử dụng các thao tác kỹ thuật để lấy cắp thông tin của người dùng, nhất là những thông tin có liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng, quan hệ xã hội rồi đem gán ghép, trộn lẫn thông tin thật - giả, tán phát trên các trang mạng xã hội và internet. Gây hoài nghi, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên với Đảng, Nhà nước… gây bức xúc trong dư luận.
Do vậy, để đẩy lùi, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng internet, mạng xã hội, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi người sử dụng internet và mạng xã hội cần có cái nhìn khách quan, để không bị nhầm lẫn giữa hiện tượng cá biệt với bản chất sự việc và không nên tán phát, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, clip... có nội dung xấu độc khi thông tin chưa kiểm chứng.
Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra, giám sát thông tin trên mạng internet, mạng xã hội để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định sử dụng, thiết lập mạng xã hội, phát tán thông tin xấu độc, tin nhắn rác trên môi trường mạng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.
Chúng ta phải tỉnh táo, kịp thời và chủ động vạch trần âm mưu thâm độc và những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, góp phần vào sự ổn định tình hình, làm lành mạnh dư luận xã hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn là của mỗi người dân tham gia vào mạng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Mặt khác, chúng ta phải nâng dân trí một cách toàn diện, qua đó có ý thức bảo vệ mình khi tham gia mạng internet; cần sàng lọc những thông tin xấu độc trong tiếp nhận thông tin để từ đó đấu tranh với những luận điệu sai trái, tiêu cực.


3 nhận xét:

  1. Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần phải triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian qua các thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; kéo theo đó là hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  3. Để ngăn chặn các cá nhân, tập thể, các nhà mạng đưa các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa