Thời gian gần đây, một số phần tử thoái hóa, biến chất, cơ hội về
chính trị với mưu đồ đen tối, rêu rả đòi "phi chính trị hóa quân đội”, đưa
ra chủ thuyết "quân đội nhân dân Việt Nam chỉ phục vụ tổ quốc, phục vụ đồng
bào và chủ quyền quốc gia", “quân đội là của toàn xã hội”, một "lực
lượng trung lập” đứng ngoài giai cấp, đứng ngoài chính trị không cần đặt dưới sự
lãnh đạo của đảng phái nào.
Đến
nay, đã có một số ít cá nhân do thiếu hiểu biết sâu sắc về lý luận cũng như thực
tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội, chưa hiểu hết bản chất của quan điểm
“phi chính trị hóa quân đội” với mục đích gì, đã ngộ nhận cho rằng điều này là
đúng và vô hình dung "cổ suý" không công cho các thế lực thù địch, mà
không biết mình đang thúc đẩy nhanh "tự diễn biến", bị mắc mưu vào
chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, đồng thời
làm cho không ít người có biểu hiện tư tưởng hoài nghi, dao động trước quan điểm
sai trái, phản động, phi khoa học này.
Vấn
đề này đặt ra, cần phải nhận biết rõ thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa
quân đội” là âm mưu nhằm tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Quân đội nhân dân Việt Nam, làm cho quân đội ta đứng ngoài chính trị, mất
phương hướng chính trị và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp
công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới quân đội “tự diễn biến” và bị
“vô hiệu hóa”, chuyển hoá quân đội ta sang lập trường của gia cấp tư sản, thực
hiện ý đồ cao nhất là đưa chủ nghĩa cơ hội xét lại thay thế hệ tư tưởng và đường
lối chính trị của Đảng ta trong quân đội, từ đó đi đến thủ tiêu vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội ta. Bởi vì chúng hiểu rằng, Quân đội nhân dân Việt
Nam đã từng là lực lượng nòng cốt trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam và hiện đang là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu
trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nên muốn thực hiện “diễn
biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
thì trước hết phải “vô hiệu hóa” quân đội, làm cho quân đội “trung lập”, đứng
ngoài chính trị, đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp, quân đội không còn đặt dưới
sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây
là quan điểm hết sức nguy hiểm, sai trái, phản động và phản khoa học. Chủ nghĩa
Mác-Lênin đã khẳng định, quân đội là một hiện tượng chính trị-xã hội, là công cụ
bạo lực của một giai cấp, một nhà nước nhất định nhằm mục đích phục vụ lợi ích
của giai cấp, nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó. Không có quân đội nào đứng
ngoài chính trị. Do đó, quân đội nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai
cấp và mang bản chất giai cấp đã tổ chức ra nó. Vì vậy, quân đội của giai cấp
vô sản thì phải do chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo là tất yếu khách
quan và dứt khoát khẳng định "Hiện
nay cũng như trước kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập
được"[1]
Quân
đội của giai cấp tư sản cũng không nằm ngoài quy luật đó, Lênin từng khẳng định
“Quân đội của nhà nước tư sản là công cụ
vững chắc nhất để duy trì và bảo vệ chế độ cũ, là phương tiện quan trọng để đạt
được các mục tiêu chính trị phi nghĩa”[2].
Một số quan điểm cơ hội chính trị, thù địch cố biện minh rằng, quân đội là một
hiện tượng vĩnh viễn, “trung lập về chính trị”, “phi giai cấp”, là tổ chức
“ngoài giai cấp”, có nhiệm vụ thực hiện những chức năng “cộng đồng quốc gia”,
phục vụ lợi ích toàn dân, hay quân đội là một tổ chức “nhân dân” đặc biệt, dường
như đứng ngoài chính trị. Thực chất chỉ là muốn che dấu bản chất giai cấp của
quân đội, tách rời quân đội với hệ thống chính trị, với giai cấp mà thôi. Thậm
chí chúng còn muốn đánh ngang bằng quân đội của các nước tư bản, đế quốc với
quân đội vô sản, hòng lừa bịp nhân dân và lừa bịp chính quân đội của chúng. Quả
thực từ xưa đến nay bất kỳ một giai cấp nào tổ chức, lãnh đạo nhà nước thông
qua chính đảng của mình thì cũng tổ chức và nắm quyền lãnh đạo quân đội. Nếu đảng
nào thường xuyên tăng cường lãnh đạo đối với quân đội thì quân đội đó trung
thành, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và nhà nước. Nếu Đảng
nào buông lỏng quân đội thì quân đội đó sớm muộn cũng sẽ biến chất và mất
phương hướng chính trị, lập trường giai cấp. Thực tiễn cho thấy, quân đội ở các
nước Đông âu và Liên Xô cũ ở những năm 80 của thế kỷ XX là ví dụ điển hình. Một
số lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội làm sống lại tư tưởng cơ hội xét lại của
bọn Bestanh, Cauxky, mưu toan đòi “phi chính trị hóa quân đội”, mục tiêu quan
trọng sau đòn tiến công vào Đảng Cộng sản và hậu quả đã làm cho Đảng Cộng sản
Liên Xô và các nước XHCN Đông âu mất quyền lãnh đạo, kiểm soát quân đội, quân đội
mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu, dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và các nước Đông âu sụp đổ nhanh chóng mà kẻ địch không tốn lấy một
viên đạn mà vẫn đạt được mục đích của chúng. Đảng ta từ khi ra đời, ngay
trong “Chính cương vắn tắt” tháng 2 năm 1930 và tiếp sau đó là “Luận cương chính
trị” tháng 10 năm 1930 đã khảng định phải vũ trang cho công nông, lập đội quân
công nông và tổ chức đội tự vệ công nông, việc Đảng tổ chức ra "Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân" tiền thân của quân đội để tiến hành đấu
tranh cách mạng là một tất yếu khách quan, khảng định sự lãnh đạo của Đảng là
nguồn gốc, nhân tố quyết định sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội ta, xác
định đúng đắn phương hướng, mục tiêu chiến đấu cho quân đội là mục tiêu lý tưởng
của Đảng; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho quân đội trong từng thời kỳ cách
mạng và quân đội đã trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ lợi ích căn bản của Đảng,
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn nửa
thế kỷ qua đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta luôn là lực lượng
trung thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những thử thách khó khăn, thực
sự là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc, tiến hành đấu tranh giải
phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả và không ngừng
trưởng thành về mọi mặt, bảo đảm quân đội luôn giữ vững, tăng cường bản chất
giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, thực sự là quân đội của dân,
do dân và vì dân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ Quân đội ta luôn "trung với Đảng, hiếu với dân,…nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Do đó, mọi biểu hiện làm giảm sút, hạ thấp vai trò, hay đòi chia quyền sự lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội đều là sai trái và làm suy yếu quân đội. Thực tế
đó đang chứng minh tính đúng đắn quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện
nay cũng như trước kia và sau này quân đội mãi sẽ không bao giờ có thể trung lập
được. Công cuộc đổi mới đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vị thế, tiềm lực và uy tín trên trường quốc tế của
chúng ta đang lớn mạnh, việc giữ vững ổn định môi trường chính trị để phát triển
kinh tế - xã hội, làm giàu đất nước, đòi hỏi phải thường xuyên “Bảo đảm sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công
an nhân dân”[3].
Đây cũng là thể hiện mong muốn của toàn thể nhân dân ta, một dân tộc yêu chuộng
hoà bình. Vậy mà, có những phần tử cơ hội chính trị, những kẻ "tôi tớ, giả
nhân, giả nghĩa" muốn lợi dụng dân chủ, lấy cớ tham gia vào dự thảo hiến
pháp để sáo trộn chính trị "đục nước thả câu", thực hiện mưu đồ “phi
chính trị hóa quân đội” là xảo trá, bịp bợm, lừa phỉnh sai trái và hết sức phản
động. Do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác cách mạng, phân biệt rõ trắng,
đen, đúng sai, không lên ngộ nhận với những lời sáo rỗng, thiếu cơ sở khoa học
của bọn cơ hội chính trị, của các thế lực thù địch âm mưu chống phá công cuộc đổi
mới đất nước mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng. Theo đó, các cấp uỷ, tổ chức
đảng cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục giác ngộ bản chất giai cấp công
nhân của Đảng, xây dựng bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, củng cố niềm
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sự tất thắng của sự nghiệp đổi
mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc CNXH Việt Nam, nâng cao khả năng “tự vệ”
trước những thủ đoạn, luận điệu nhằm tuyên truyền “phi chính trị hóa quân đội”,
“quân đội trung lập” của kẻ thù. Muốn vậy, trước hết phải giữ vững và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội
thực sự trong sạch vững mạnh là vấn đề then chốt trong việc xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị làm cơ sở xây dựng sức mạnh tổng hợp của quân đội, bảo đảm
cho quân đội luôn trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhân dân; các cấp uỷ, tổ
chức đảng phải coi trọng và thực hiện nghiêm túc, triệt để việc kiểm điểm, tự
phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về một số vấn đề cấp
bách trong xây dựng Đảng và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi tổ chức đảng, coi trọng xây dựng môi trường
văn hoá lành mạnh; tích cực phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, phát
huy dân chủ thực sự; kịp thời rà soát, bổ sung, xây dựng hệ thống các quy định,
quy chế lãnh đạo, quản lý rõ ràng, chặt chẽ, đồng bộ ở mỗi cấp; trú trọng rèn
luyện phẩm chất đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán
bộ quân đội, thực hiện tốt Quy định số 646-QĐ/QUTW ngày 06 tháng 11 năm 2012 về
trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy,
quản lý các cấp; chú trọng kiểm tra, giám sát theo yêu cầu thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4, khóa XI về công tác xây dựng Đảng, thực hiện có trọng tâm, trọng
điểm, chủ động phát hiện, phòng ngừa dấu hiệu vi phạm kỷ luật từ cơ sở. Thường
xuyên rà soát, nắm chắc chất lượng chính trị, tình hình chính trị nội bộ, chấp
hành qui định về phòng gian, giữ bí mật ở mỗi đơn vị; xây dựng mối đoàn kết
quân dân cá nước. Chống mọi hiện tượng tiêu cực tập thể, sự suy thoái về chính
trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống mọi biểu hiện hạ thấp vai trò lãnh đạo của
tổ chức đảng, không để cám dỗ bởi lối sống thực dụng vì đồng tiền, chạy theo lợi
ích vật chất tầm thường; không bị sa ngã trước sự lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo
của kẻ thù hòng làm biến chất đội ngũ cán bộ quân đội về chính trị “tự diễn biến”
mà trượt sang quỹ đạo chính trị của quân đội tư sản.
[1] V.I. Lênin, Toàn tập, tập 12,
Nxb Tiến bộ Mát-cơ-va, 1979, tr.69
[2]V.I. Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb
Tiến bộ Mát-cơ-va, 1979, tr.361
[3] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2006. tr.42
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóa