Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

BẠO ĐỘNG Ở INDONESIA VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ AN NINH MẠ



Những  ngày gần đây, truyền thông Châu Á đã đồng loạt đăng tải tin tức về bạo loạn ở Inđônêsia, làm ít nhất 20 người chết và hơn 65 người bị thương, con số thương vong này vẫn chưa dừng lại. Theo báo Vnexpress sự việc được được cho là nguồn cơn khi cảnh sát của nước này đột kích vào một ký túc xá, bắt 43 sinh viên gốc Papua với cáo buộc “không tôn trọng quốc kỳ In đô nê sia”
. Sự vụ được bùng phát khi một giáo viên đăng lên mạng xã hội và cho rằng: Cảnh sát đã phân biệt sắc tộc, từ đó nhiều cá nhân đã cắt ghép video, xào xáo tin tức  xuyên tạc bịa đặt theo hướng phân biệt sắc tộc, và kích động mãnh liệt thông qua các trang xã hội, lôi kéo dân chúng (đặc biệt là giới trẻ) xuống đường biểu tình, bao vây công sở, đốt phá… buộc chính quyền phải điều lực lượng an ninh đối phó. Kết quả là số người thương vong cao, thiêt hại vật chất là rất lớn, đặc biệt là tạo nên sự bất ổn về chính trị, trong khi Chính phủ nước này đang nỗ lực kiến tạo môi trường hòa bình để thu hút đầu tư nước ngoài.
Từ sự việc trên cho thấy tính chất hai mặt của truyền thông mạng là vô cùng lợi hại. Mặt trái của nó nếu không được quản lý tốt sẽ lan truyền rất nhanh và đẩy tâm lý đám đông theo hướng tiêu cực lên đến đỉnh điểm trong một thời gian ngắn, gây hậu quả khôn lường. Chính quyền Indonesia đã không làm tốt việc quản lý an ninh mạng!. Đây không phải là vấn đề mới, các nước tiên tiến ở châu âu, Mĩ, Trung quốc, dù mang tên gọi khác nhau nhưng họ đã ban hành bộ luật này từ lâu, và họ quản lý rất tốt. Điều này càng cho thấy Việt Nam ban hành luật an ninh mạng tuy muộn, nhưng đó là điều cần thiết phải làm, vừa phù hợp với xu thế của thế giới, đồng thời tăng cường công cụ quản lý để theo kịp sự phát triển của thời đại, đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững.
                                                             Khiêm Nhường Nguyễn














1 nhận xét:

  1. Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.

    Trả lờiXóa