Văn Duy
Bãi Tư
Chính là một cụm rạn san hô ở
phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và
cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Theo UNCLOS, một quốc
gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải thì từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải
lý. Bãi dài 63 km, rộng 11 km.Phần mặt bằng rạn quan sát được có
diện tích 33,88 km².Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.
Về mặt hành chính, bãi Tư Chính
thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người ta lắp đặt cấu trúc thép gọi
là nhà giàn DK1 kể từ năm 1989. Về sau, mẫu
nhà giàn được thiết kế lại, rộng rãi và vững chắc hơn, có kết cấu liên hoàn
theo mẫu giàn khoan nước sâu.[4] Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động:
Nhà giàn DK1/11 (tức nhà giàn Tư Chính C hay
Tư Chính 3): hoàn thành 5 tháng 5 năm 1994.
Nhà giàn DK1/12 (tức nhà giàn Tư Chính D hay
Tư Chính 4): hoàn thành 8 tháng 8 năm 1994.
Nhà giàn DK1/14 (tức nhà giàn Tư Chính E hay
Tư Chính 5): hoàn thành 20 tháng 4 năm 1995.
Binh sĩ đồn trú thuộc biên chế Tiểu
đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ
đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ
Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.
Tại bãi Tư Chính có hai hải đăng, đều có chiều cao tháp đèn 22 m, tầm hiệu lực 12 hải lý,
ánh sáng trắng. Đặc tính ánh sáng: một hải đăng chớp nhóm 2, chu kỳ 13 giây; một hải đăng chớp nhóm 3, chu kỳ 8 giây.
Binh sĩ đồn trú thuộc biên chế Tiểu
đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ
đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ
Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.
Vụ xâm nhập của tàu Hải Dương địa chất
08 của Trung Quốc
Ngày 18/6/2019 tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí
hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc đang neo đậu cách Bãi Tư Chính 40
dặm về phía tây đã thực hiện các hành vi khiêu khích xung quanh dàn khoan
Hakuryu-5 (thuê của Nhật Bản, hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2019), ở lô
06-01 thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga. Từ 03/7/2019
tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính phủ
Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính. Đi theo bảo vệ tàu
này còn có ba tàu hải giám của Trung Quốc được vệ tinh phát hiện, đặc biệt
là tàu hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu 3901 và tàu dân quân biển Qiong Sansah
Yu0014. Trong lúc đó, cũng có sự xuất hiện của các tàu cảnh sát biển mang
cờ Việt Nam ở khu vực này, thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ vùng đặc
quyền kinh tế của mình.
Ngày 16.7, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và
ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: Mọi hoạt động của nước ngoài trên các
vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm
vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về
luật Biển 1982.bà Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đã
triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu
cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam
trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. “Các lực
lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển
Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Ngày 17-7-2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Cảnh Sảng lại nói rằng, Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung
Quốc đối với một số khu vực trên biển Đông và phía Việt Nam cũng nên kiềm chế
hành động sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực.
Ngày 19-7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận
về phát biểu của ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị
Thu Hằng nêu rõ, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo
đúng các quy định của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam
và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung
Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt
ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định,
hòa bình ở khu vực.
Chiều 25/7, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao,Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh “Việt Nam đã có nhiều hình
thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối phía Trung Quốc, yêu
cầu các tàu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”
Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 8-8,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: "Như chúng tôi được
biết, vào chiều ngày 7-8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đã dừng hoạt động khảo
sát và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam".
Ngày 16/8/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và
nước ngoài liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại
hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:"Theo thông tin của
các cơ quan chức năng, ngày 13-8-2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu
hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là
vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được
xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(UNCLOS) năm 1982".
Phải khẳng định rằng Bãi Tư chính là của Việt Nam
Trả lờiXóa