N
hững
ngày gần đây, trên mạng internet xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan đến
việc tàu Hải Dương Địa Lý 8 (Haiyang Dizhi) của Trung Quốc vi phạm vùng chủ
quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính. Lợi dụng sự việc này, các
thế lực chống đối đã tăng cường xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta, tung tin sai
sự thật, cho rằng “chính quyền nhu nhược, yếu hèn không dám chống lại Trung
Quốc, bỏ mặc chủ quyền biển đảo…”. Vậy sự thật ra sao, Nhà nước ta đã có những
động thái gì để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc?
Trước
hết, cần thống nhất một điều, từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ ngừng
tham vọng mở rộng lãnh thổ quốc gia bằng cách xâm lược, bành trướng sang lãnh
thổ của đất nước khác, với sức mạnh về nhiều mặt như: kinh tế, văn hóa, quân
sự… hòng biến các nước láng giềng trở thành thuộc địa của mình hoặc trở thành
“vệ tinh” chịu sự chi phối và lệ thuộc vào họ. Do đó, việc Trung Quốc gây căng
thẳng, tranh chấp biên giới trên đất liền và biển đảo với Việt Nam thực chất là
điều không có gì mới lạ.
Sau
khi Trung Quốc xâm nhập trái phép vào bãi Tư Chính, các đối tượng chống đối đã
gào mồm kêu gọi, hô hào "tử chiến, đánh đuổi Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam, dạy cho Trung Quốc một bài học bằng vũ trang, bạo lực"... Tuy
nhiên, hành động này liệu có thật sự hợp lý?
Thứ nhất,
bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, không phải là vùng tranh chấp. Âm mưu của Trung Quốc là biến vùng biển chủ
quyền của ta thành vùng tranh chấp, nếu ta không tỉnh táo mà mắc mưu, tạo cớ
cho xung đột vũ trang xảy ra thì rõ ràng vùng không có tranh chấp sẽ trở thành
vùng có tranh chấp, sẽ đi theo đúng mưu đồ mà Trung Quốc mong muốn và Trung
Quốc chắc chắn sẽ tuyên bố chủ quyền của mình trên vùng có tranh chấp đó.
Thứ hai,
Trung Quốc là quốc gia đứng thứ hai, sau Mỹ, về đầu tư quốc phòng với 161,7 tỷ
USD, trong khi đó Việt Nam chúng ta chỉ là 3,4 tỷ USD (theo số liệu năm 2018),
chỉ gấp đôi số lẻ của Trung Quốc. Nếu tiến hành đấu tranh ngăn chặn hành động
bành trướng của Trung Quốc bằng hình thức vũ trang; với truyền thống chống giặc
ngoại xâm hào hùng của quân đội và nhân dân ta, có thể chúng ta sẽ giành chiến
thắng nhưng thiệt hại về con người và tài sản do chiến tranh gây ra lớn như thế
nào có lẽ trong chúng ta, ai ai cũng hiểu rất rõ.
Thứ ba,
giả sử chúng ta đánh thắng Trung Quốc trong 1 - 2 trận chiến, bắn chìm vài chục
con tàu, giết được vài nghìn quân Trung Quốc, đuổi Trung Quốc ra khỏi bãi Tư
Chính thì chúng ta cũng không bao giờ thay đổi được sự thật, Trung Quốc mãi mãi
là nước láng giềng với chúng ta. Trong khi đó, hiện nay Trung Quốc là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và mọi hành động kiểm soát của Trung
Quốc về kinh tế sẽ gây thiệt hại cho hàng vạn gia đình người Việt.
Một
số đối tượng chống đối còn kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối
Trung Quốc, phản đối "chính quyền Việt Nam “nhu nhược”, không có động thái
đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ". Tuy nhiên, việc kích động, kêu gọi
biểu tình thực chất chẳng phải vì Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam mà chỉ
là cái “cớ” vì mục đích chính của chúng là muốn phá vỡ sự ổn định, gây bạo loạn
nhằm lật đổ chế độ.
Thay
vào đó, để chống lại những hành động “ngang ngược” của Trung Quốc, Việt Nam ta
đã có những hành động đấu tranh cả trên phương diện ngoại giao và trên thực địa
một cách hết sức khôn khéo và hiệu quả.
Về
mặt ngoại giao ta kiên quyết và kiên trì đấu tranh với các hành vi xâm phạm chủ
quyền, dựa trên luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng chính
thức bằng công hàm gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu nước này phải rút
toàn bộ tàu ra khỏi vùng lãnh hải chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, trên
phương diện quốc tế, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp quốc cũng đã lên án Trung
Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam và kêu gọi quốc tế cùng lên án hành
động xâm lược của Trung Quốc.
Về
mặt thực địa, ta đã có những hành động đủ sức khiến Trung Quốc phải “chùn chân”.
Chính phủ Việt Nam mời các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác để đối đầu với chiến
lược tham lam của Trung Quốc khi cho phép Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
hợp tác với hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan
Co.Ltd) và Tập đoàn Sumitomo hạ đặt một chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn tại
bãi Tư Chính, Lô 39 & 40/2, qua đó thiết lập một giàn khoan dầu khí. Bên
cạnh đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đã hợp tác với Gasprom của Nga
triển khai dự án khai thác khí và dầu condensate ở mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh
thuộc lô 05-2 và 05-3, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam. Hai dự án này
không chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa khẳng định chủ
quyền, lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã triển khai lực lượng chấp
pháp trên biển, luôn luôn theo sát, tuyên truyền về chủ quyền của ta. Mọi di
biến động của tàu Trung Quốc đều được các lực lượng chức năng của Việt Nam theo
dõi sát sao. Mọi tình huống đều đã được phía chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng trên
tinh thần luôn giữ cái đầu lạnh, tỉnh táo, khôn khéo, không bao giờ mắc mưu kẻ
xấu./.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa