Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP LUÂN CÔNG


NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP LUÂN CÔNG
                                                                                                        NGOC HUONG                                                                                                
Thời gian qua, một số “tà đạo” như Pháp luân công (PLC), Thanh hải Vô thượng sư, Pháp môn diệu âm… lợi dụng yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo đã lôi kéo, tập hợp quần chúng nhẹ dạ, cả tin hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi kinh tế, tạo dựng ảnh hưởng, uy tín cá nhân của số cầm đầu, cốt cán. Đáng chú ý, các thế lực thù địch, bọn phản động lợi dụng “tà đạo” để chống phá cách mạng Việt Nam.
Gần đây, do cuồng tín, cực đoan, manh động nhóm đối tượng Phạm Thị Thiên Hà (1988) theo PLC đã ra tay giết hại, thủ tiêu 02 người ở Bình Dương gây phẫn nộ dư luận xã hội. Phạm vi bài viết này muốn bạn đọc nhận diện và đấu tranh với hoạt động của PLC.
NHẬN DIỆN PHÁP LUÂN CÔNG
PLC hay còn gọi là “Pháp luân đại pháp” - một giáo phái do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hiện sống ở New York, Mỹ; Chí nguyên là bộ đội Trung Quốc giải ngũ, làm nhân viên bảo vệ nhà hàng) sáng lập vào năm 1992, mục đích tập luyện khí công dưỡng sinh. PLC không phải là một tôn giáo, vì không có giáo lý, giáo luật, cấu trúc tổ chức và cơ sở thờ tự. Bản chất là mê tín dị đoan, một dạng tà đạo nguy hiểm; nó được ví như một con ký sinh trùng mà vật chủ là Phật Giáo, bởi nó ăn cắp khái niệm thuật ngữ, điển tích điển cố, tri thức của đạo Phật, mượn danh Phật pháp, mượn danh lời của đức Phật để tự tôn xưng Lý Hồng Chí lên thành một vị Phật, sau đó hạ thấp Phật giáo, hạ thấp đức Phật thích Ca Mâu Ni và Hoàng Đế Lão Tử.
Khoảng năm 1999, PLC phát triển mạnh ở Trung Quốc, sau đó lan truyền ra nhiều nước trên thế giới. Do hoạt động bất hợp pháp, chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc, nên PLC bị chính quyền Trung Quốc cấm hoạt động. Bị tầm nã, các đối tượng chủ chốt PLC lẩn trốn sang Mỹ, thành lập “Tổng hội PLC”, sau đó mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam để tuyên truyền, lôi kéo, kích động người tham gia PLC chống phá Trung Quốc.
PHÁP LUÂN CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ HỆ LỤY CỦA NÓ
PLC xâm nhập trái phép vào Việt Nam khoảng năm 2000 thông qua Nguyễn Nam Trung (sinh viên du học ở Mỹ), với sự hỗ trợ của các đối tượng PLC ở nước ngoài, số cầm đầu các điểm nhóm nội địa đã có những âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động phức tạp, khó lường; hầu hết hoạt động mang màu sắc chính trị, vi phạm pháp luật, gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Bằng nguyên lý "chân - thiện - nhẫn", cho rằng PLC hoạt động phi chính trị, phi tôn giáo, phi lợi nhuận, chỉ là khí công, chữa bá bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo… PLC đã lôi cuốn nhiều người ngộ nhận, tin theo. Đáng tiếc, có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên, công viên chức đã “tam thoái” (thoái đảng, thoái đoàn, thoái tổ chức chính trị - xã hội) tham gia PLC.
Nhiều người cuồng tín PLC đã thần thánh hóa, đặt niềm tin tuyệt đối vào “sư phụ” Lý Hồng Chí, coi đó là đấng cứu thế hơn cả cha mẹ, ông bà, nhẫn tâm thất đức vứt bỏ bàn thờ gia tiên để thờ phụng “sư phụ”; có người bỏ bê việc làm, gia đình, người thân, vi phạm pháp luật. Có bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không đi cơ sở y tế khám chữa trị kịp thời, bỏ lỡ cơ hội, “khoảng khắc vàng” chữa bệnh, mà lại “vái tứ phương” gặp PLC mê hoặc, ngộ nhận rồi mù quáng, tuyệt đối hóa khả năng chữa bệnh của PLC, song thực tế nhiều người đã nhận hậu quả đáng tiếc, thiệt hại sinh mạng. Nghiên cứu sách, tài liệu về PLC, ta dễ nhận ra nhiều quan điểm sao chép, cóp nhặt có tính thần bí, mê tín dị đoan, phi thực tế, phản khoa học, như: “Tập PLC làm cho con người đạt đến khai công, khai ngộ, công thành viên mãn, linh hồn bất diệt; ai ngăn cản là ma quỷ”; hoặc “Nguyên nhân của bệnh tật là do những việc xấu của kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công, dừng ngay việc uống thuốc, không cần khám chữa trị, tự nhiên sẽ có người chữa trị cho...”.
Cá biệt, nhiều người không nhận diện được phương thức, thủ đoạn nguy hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch, bọn phản động và các phần tử xấu lợi dụng PLC để thành lập tổ chức chính trị đối lập, tiếp tay cho chúng thực hiện những hành vi cực đoan, manh động, quá khích, gây phương hại về an ninh chính trị và ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam, như nhóm đối tượng Nguyễn Doãn Kiên (Hà Nội), Phạm Xuân Giáo (Tây Ninh), Vũ Hồng Tô (Nghệ An), Nguyễn Tăng Lương (Hà Tĩnh), Nguyễn Văn Kiểm (Gia Lai), Nguyễn Xuân Trưởng (Bắc Giang), Trịnh Quốc Khanh (Thanh Hóa)…; hoặc cuồng tín, cực đoan, manh động dẫn đến hành vi tàn ác giết, thủ tiêu 02 người như nhóm đối tượng Phạm Thị Thiên Hà nêu trên.
Thử hỏi, là công dân Việt Nam, nếu đơn thuần tham gia PLC với mục đích chữa bệnh, rèn luyện sức khỏe, phi chính trị, thì tại sao lại hoạt động cực đoan đòi công khai hóa tổ chức, móc nối với bọn phản động lưu vong chống Đảng Cộng sản và Nhà nước, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tụ tập đông người, kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự, khủng bố phá hoại. Và nếu theo, luyện tập PLC có lợi, và xuất chúng như “sư phụ” Lý Hồng Chí thì tại sao Trung Quốc lại cấm đoán và Lý Hồng Chí phải tha phương, cầu thực sống chui lủi ở Mỹ?
Tại Quảng Ngãi, PLC thâm nhập vào khoảng năm 2009 do Nguyễn Thanh Phong (sinh 1992, nguyên học sinh Trường THPT chuyên Lê Khiết) tìm hiểu trên mạng Internet sau đó in ấn, phát tán, tuyên truyền, phát triển PLC ở địa phương, đến nay đã lôi kéo khoảng 80 người tham gia tu tập với mục đích rèn luyện sức khỏe, chữa bệnh và một bộ phận do hiếu kỳ, lạc hậu. Ngoài hoạt động trên, các đối tượng theo PLC ở địa phương còn tập trung đông người, gây mất trật tự công cộng, như ngồi thiền, múa hát, đánh trống theo nhạc, tổ chức sinh nhật “sư phụ” Lý Hồng Chí (hoạt động của nhóm đối tượng Nguyễn Thị Trình, Nguyễn Thị Tuân).









SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ & CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU LÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỘT MÔ HÌNH ,CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỘT HỌC THUYẾT KHOA HỌC MÁC -LÊNIN.
                                                                           Tuấn Anh
143 mùa xuân qua đi cũng là chặng đường để chúng ta nâng cao nhận thức chủ nghĩa Marx - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam việt nam và khẳng định tuyệt đối với phương châm " Lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động cho cho Đảng ta "
Chúng ta cùng nhìn nhận sự trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lenin qua bao thế hệ để biết được các thế lực thù địch bóp méo và những luận điệu bôi nhọ của các thế lực thù địch như thế nào?
Trước hết, cần khẳng định sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của một học thuyết khoa học Mác –Lênin về chủ nghĩa xã hội, trong bài viết này, tác giả đề cập đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực - nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài, khách quan lẫn chủ quan dẫn đến sự sụp đổ đó và giá trị bền vững của học thuyết khoa học Mác –Lênin đối với thời đại và ứng dụng của Việt nam và các nước XHCN hiện nay.
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người – kỷ nguyên xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới là chủ nghĩa xã hội. Nước Nga trở thành nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và do vậy, bản thân nó phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong sự nghiệp xây dựng đất nước trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và trên phương diện thực tiễn hoàn toàn không có tiền lệ. Tuy vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và về sau là Liên bang Xô viết đã đạt được những thành tựu đáng kể mà bất kỳ ai, kể cả những người theo khuynh hướng chống cộng sản, cũng không thể phủ nhận. Một vấn đề đặt ra cho đến nay đã gần hai mươi năm là tại sao một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh như Liên Xô lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng, nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện đó là cơ bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hoặc ít ra cũng trở thành lực lượng đối trọng với chủ nghĩa tư bản trong tương lai sẽ ra sao?
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu thận trọng và phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô. Đặc biệt, các học giả Nga cũng đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này, tựu trung lại, họ chú trọng không chỉ đến những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà rộng hơn, là phân tích những nguyên nhân bên trong và bên ngoài đất nước Liên Xô.
Những nguyên nhân bên trong xuất phát từ tồn tại xã hội Xô viết qua các chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình thành nên chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô. Ngay cả ở những giai đoạn được gọi là thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội cũng đã tiềm ẩn những bất cập chậm được khắc phục, dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình xã hội hiện thực đó. Tiếp theo là những sai lầm nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Liên Xô mà đứng đầu là Tổng Bí thư M.Goócbachốp, được những người có trách nhiệm trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng phân tích, đánh giá một cách chính xác từng hành vi chính trị của con người này sau khi Liên Xô sụp đổ.
Những nguyên nhân bên ngoài là sự chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô được xem là thành trì của phe xã hội chủ nghĩa. Những khẩu hiệu được nêu ra vào thời “hai phe”, “lưỡng cực” thể hiện quyết tâm của các nước xã hội chủ nghĩa muốn bằng những tiến bộ về kinh tế, chính trị và xã hội để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” rốt cuộc đã không thu được kết quả, thậm chí còn chuốc lấy sự thất bại thảm hại của mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực với nhiều khiếm khuyết của nó. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ chỉ chú trọng về mặt hình thức, phô trương một số mặt tiến bộ của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề về sở hữu để xóa bỏ chế độ người bóc lột người, để mọi công dân của nó đều được hưởng thụ những gì nhà nước đem lại mà không có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, làm cho nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trở nên bất cập trước xu thế của thời đại. Trong khi đó, các nước tư bản lại không ngừng điều chỉnh về nhiều mặt nhằm làm cho mức sống của người lao động ở đó được nâng cao và làm dịu đi các mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp. Mặt khác, để xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã ráo riết hoạt động chống phá Liên Xô, từ chỗ không thể dùng sức mạnh quân sự, chúng đã sử dụng đến các biện pháp khác như ly khai, “diễn biến hòa bình” và cuối cùng, là liệu pháp tha hóa những chính khách của các nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô là từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin. Thông qua công cuộc cải tổ, Ban lãnh đạo Đảng mà đứng đầu là Tổng Bí thư Goócbachốp đã loại dần những người trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin. Không chỉ thế, ông còn cho rằng, học thuyết Mác – Lênin đã lỗi thời, thậm chí còn sai lầm. Từ đó, đúng như nhận định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “người ta đã xem nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh những giá trị chung toàn nhân loại, xem nhẹ chuyên chính vô sản, nhấn mạnh hòa hoãn, nhân quyền, cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, xét lại sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhấn mạnh vấn đề dân tộc, xem nhẹ chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh vấn đề công khai, xem nhẹ vấn đề kỷ luật tập trung trong Đảng... dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan rã Đảng về mặt tư tưởng”. Cho nên hậu quả sẽ “chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác – Lênin: sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản, về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
Về bản chất, sự sụp đổ ấy là sự sụp đổ của một mô hình bởi những con người không tôn trọng tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác –Lênin, xem đó là lỗi thời và sai lầm cho nên hệ quả tất yếu làm sụp đổ của cả hệ thống CNXH ở Liên xô và Đông âu, Điều đó, chứng tỏ người áp dụng chủ nghĩa Mác – Lênin chứ không phải là do bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thực tiễn cho thấy chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt. Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình.
Học thuyết đó cũng đã chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội. Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt.
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại.
Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động. Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực tiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác, học thuyết đó chỉ đưa ra cơ sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động. Điều đó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều xơ cứng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự phát triển, bao hàm cả sự phát triển của chính học thuyết đó với tinh thần phê phán và tự phê phán. Bởi lẽ, có nhiều vấn đề mà các ông chưa có điều kiện, thời gian nghiên cứu, làm sáng tỏ hoặc do hạn chế của lịch sử nên những luận điểm của các ông cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Các ông đòi hỏi những người cách mạng đời sau bổ sung và phát triển làm cho học thuyết đó hoàn chỉnh.
Thực tiễn thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cải cách của Trung quốc, Cuba, các nước Mỹ - Latinh.. cũng như trên thế giới đã minh chứng hùng hồn: bản chất khoa học, cách mạng là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã kiên định mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Nước ta.
Mặc dù hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức chống phá, đã kích nhằm chèo lái nước ta theo mô hình TBCN, nhưng Đảng ta với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường xây dựng CNXH, nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin mà Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chủ nghĩa xã hội đổi mới Việt Nam đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình và ngày càng thu được những thành tựu to lớn. Điều đó trước hết bắt nguồn từ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trung thành với bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất định Đảng ta sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của thời kỳ đổi mới gắn với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.


1 nhận xét:

  1. Pháp luân công là tà đạo trái phép; mọi người dân hãy hết sức cảnh giác không nghe theo dụ dỗ của tà đạo này.

    Trả lờiXóa