Trong thế giới phẳng,
không gian mạng phát triển mạnh như hiện nay, bên cạnh những lợi ích thiết thực,
cũng gây ra nhiều tác hại không thể lường trước cho người sử dụng. Như chúng ta
đã biết mạng xã hội là nhu cầu không thể thiếu hiện nay. Tính kết nối và chia sẻ
của mạng xã hội vượt ra khỏi những ngăn cách về ngôn ngữ, địa lý, thời gian. Lợi
ích lớn nhất của mạng xã hội là khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng và
xây dựng một mẫu định danh trực tuyến phục vụ yêu cầu công cộng cũng như giá trị
cộng đồng. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất là thông tin nhanh chóng đó cũng sẽ trở
thành tác hại lớn nhất nếu lan truyền tin đồn do người sử dụng thiếu ý thức về
pháp luật và đạo đức.
Hiện nay trên mạng xã hội, nhất là
blog cá nhân, có những blog rõ ràng là chống đối quyết liệt Đảng, Nhà nước, bôi
nhọ, nói xấu lãnh đạo. Những thông tin xấu, độc hại nếu không kịp thời ngăn chặn,
giải quyết thì sẽ tác động rất lớn đến tâm tư của quân nhân nói riêng và người
dân nói chung gây ra sự hoài nghi lớn trong xã hội. Một bộ phận những người mà
có tư tưởng chống đối chế độ cũng lợi dụng để tập hợp lực lượng, hình thành những
tổ chức trên mạng để mà tìm mọi cách chống đối chế độ chúng ta. Một số cá nhân thường xuyên viết blog, đăng tải và chia sẻ
các bài viết chống phá như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện (chủ blog Tễu),
Nguyễn Tường Thụy (chủ blog Nguyễn Tường Thụy’s blog), Nguyễn Văn Hải (chủ blog
Điếu Cày), Nguyễn Quang Lập (chủ blog Quê Choa), Nguyễn Hữu Vinh (chủ blog Anh
Ba Sàm), Bùi Thanh Hiếu (chủ blog Người buôn gió), Huỳnh Ngọc
Chênh, Bùi Văn Bồng, Nguyễn Lân Thắng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị
Công Nhân và một số cá nhân có hành vi chống phá khác, để liên lạc trao đổi, viết bài và phát tán các
tài liệu xuyên tạc sự thật nói xấu Đảng, Nhà nước, Quân đội hòng gây nghi ngờ
làm suy giảm lòng tin của nhân dân, quân nhân đối với chế độ; tranh thủ lôi
kéo, cổ vũ cho những phần tử chống đối nhằm gây dựng và chuẩn bị lực lượng khi có
thời cơ sẽ lật đổ chính quyền. Cùng với đó, cần chỉ rõ tên những tổ chức, cá nhân thường
xuyên có các hoạt động chống đối như một số nhóm trên
mạng xã hội như Con Đường Việt Nam, Tuổi Trẻ Yêu Nước, Thanh Niên Tự Do, Thanh Niên Dân Chủ, No - U, Dân Chủ Tự Do, Hội Tù Chính Trị, Hội Thương - Phế Binh, Hội Hướng Đạo, Hội Dân Oan,
Hội Bầu Bí Tương
Thân, Anh Em dân Chủ, Phụ Nữ Nhân Quyền, VOICE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập… .
Mục
đích của chúng muốn là xóa bỏ
chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội nhằm “phí chính hóa
quân đội”, muốn thay đổi thể
chế chính trị ở nước ta. Như vậy hình
thức và thủ đoạn tấn công của chúng tinh vi và đôi khi làm cho đối tượng tấn
công không nhận thức được và từ đó dẫn đến việc là tin rằng cần phải như vậy, cần
phải đổi mới hay cái gì đó mà nó vô nguyên tắc. Như vụ Đinh Nguyên Kha
và Nguyễn Phương Uyên, chỉ vì không có lập trường vững vàng, Kha và Uyên đã
thông qua Facebook làm quen với Nguyện Thiện Thành sống tại Thái Lan. Sau đó,
Thành đã giới thiệu 2 người vào tổ chức "tuổi trẻ yêu nước" - một tổ
chức phản động chống phá Việt Nam. Nhiệm vụ của Kha và Uyên được Thành chỉ đạo
là rải truyền đơn để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá đất nước. Những con người
sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhưng không có suy nghĩ và nhận thức
đúng đắn nên đã bị các thế lực thù địch, phản động lôi kéo.
Hiện nay chúng tập trung tiến hành các hoạt
động tác động vào các thế hệ trẻ, hy vọng rằng là trong tương lai thì đây là những
người sẽ tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp
thì tự những người Việt Nam này, những người cộng sản này sẽ thay đổi thể chế
chính trị ở đất nước Việt Nam.
Không thể phủ nhận tiện ích mà mạng
xã hội, truyền thông xã hội đem lại trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, trong
thế giới ảo đó thật giả lẫn lộn, có những điều tốt nhưng cũng có cả thuốc độc.
Cần sự tỉnh táo, một cái đầu lạnh, một trái tim nóng trước những âm mưu chống
phá của các thế lực thù địch. Tung ra trên mạng những thông tin bịa đặt
trắng trợn mà để tỏ vẻ khách quan, bọc thêm cái vỏ là thông tin “chưa được
kiểm chứng”, có những thông tin được bịa ra, có những thông tin được nhào nặn
theo nhiều thủ đoạn khác nhau. Đó chỉ là sự ngụy biện của những kẻ đứng ở phía
đối đầu với sự thật. Sự thật cuối cùng sẽ được làm sáng tỏ. Nhưng dường như đã
có một thời gian dài, chúng ta cho rằng không cần phản bác lại những thông tin
bịa đặt ấy, với suy cách ứng xử với chúng. Bởi trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ
thông tin, nếu thông tin đúng đắn là một sức mạnh, thì những thông tin sai lệch
cũng có thể mang sức mạnh phá hoại mù quáng không ngờ. Có lẽ việc dựng chuyện
và tung hê những câu chuyện dựng đứng như vậy để chúng lây lan như loài nấm độc
chưa bao giờ dễ như hiện nay.
Như vậy gieo rắc những thông tin mù mờ,
sai sự thật để thoả mãn những mục đích thấp hèn chính là cái xấu, cái ác, không
thể nhân nhượng. Cái ác hôm nay đánh vào được một người, nó sẽ đánh vào được một
tập thể, nếu không được ngăn chặn kịp thời, ngày mai nó sẽ làm cho cả xã hội
hoang mang, mất lòng tin, rồi trở nên bấn loạn, rối ren. Và sự đổ vỡ bắt đầu từ
đó.
Như đã khẳng định ở trên, đây là chiêu trò
không mới của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị chống phá cách mạng
nước ta, nhưng không vì thế mà chúng ta coi thường, xem nhẹ. Bằng thủ đoạn liên
tục thông tin sai sự thật, với mức độ dày đặc về “hậu trường chính trị”, họ hy
vọng rằng sẽ gây nhiễu thông tin, “bán tín, bán nghi”, hoang mang dư luận xã hội,
làm rối nội bộ. Từ đó, tác động xấu đến đại hội Đảng các cấp, làm giảm niềm tin
của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Tháng 01/2016 khi Đảng ta tiến hành Đại hội XII, nhất là khi Hội nghị lần thứ XIII tiến hành, thì
trên internet lập tức xuất hiện hàng loạt bài xấu độc xuyên tạc về gia đình, đời
tư, sức khỏe của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Không những thế, họ
còn suy diễn, dự báo, bình luận vô căn cứ, hồ đồ về nhân sự Đại hội XII của Đảng,
với mưu đồ chống phá rõ ràng. Những thông tin xấu độc đó vô hại đối với những
người Việt Nam chân chính, những người hiểu rõ và một lòng tin theo Đảng. Nhưng
không có nghĩa là vô hại với tất cả mọi người trong xã hội, nhất là, những người
nhẹ dạ cả tin dễ lầm tưởng, ngộ nhận thông tin đó là thật hoặc nửa tin nửa ngờ,
rằng: một số cán bộ cao cấp của Đảng đã “biến chất” về đạo đức, lối sống, lợi dụng
quyền lực để vun vén lợi ích cá nhân, dẫn đến hoang mang, phân tâm về tư tưởng.
Và như vậy, là chúng đã đạt được mưu đồ thâm độc. Vì thế, chúng ta phải hết sức
cảnh giác, đề phòng, đấu tranh bác bỏ loại thông tin này.
Điểm lại chúng ta thấy, xuyên tạc sự thật,
hướng sự công kích vào một số cán bộ lãnh đạo cấp cao theo kiểu “đồn nhảm”, dựng
chuyện họ có “khối lượng tài sản khổng lồ”, “nghìn tỷ”, “nắm nhiều cổ phiếu”,
v.v. Để tạo sự chú ý của dư luận, các phần tử cơ hội chính trị đã tô vẽ những
điều mà chúng tưởng tượng ra về sự “xuống cấp” nghiêm trọng của cán bộ; lấy cái
hiện tượng quy thành bản chất, dùng cái đơn lẻ quy thành hệ thống, “đổi trắng
thay đen”,… Lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của một số ít người, chúng dựng lên các tin
giật gân, vẽ ra các cuộc “đấu đá”, “phe nhóm” trong Đảng và trong hệ thống
chính trị. Thủ đoạn phổ biến của các thế lực thù địch, phản quốc trong vấn đề
này là sử dụng và khai thác triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin để
thực hiện ý đồ đen tối. Thậm chí, chúng còn dùng công nghệ số để ghép ảnh người
này với người kia, hay cắt ghép ảnh chụp những ngôi biệt thự, những siêu xe
sang trọng và lấy đó làm “chứng cứ” quy chụp các đồng chí lãnh đạo cao cấp của
Đảng ta. Không dừng lại ở đó, chúng còn lấy hình ảnh cuộc sống của các “đại
gia” trong xã hội rồi cho đó là của con ông nọ, bà kia, gán cho họ tội “trốn
thuế”, “buôn lậu”, sống sa đọa, dẫn đến suy diễn lung tung, gây phản cảm xã hội,
v.v.
Vậy thực
chất của hoạt động đó là gì? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân tích làm rõ
âm mưu, thủ đoạn của chúng nhằm chống Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội đã được Hiến pháp quy định. Đảng không trực tiếp làm
thay chính quyền trong quản lý, điều hành đất nước, mà thực hiện quyền lãnh đạo
độc tôn của mình thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách được kiểm
nghiệm trong thực tiễn, với sự giám sát của Nhân dân. Để hoàn thành sứ mệnh lịch
sử mà Nhân dân và dân tộc giao phó, Đảng lựa chọn, bố trí những cán bộ, đảng
viên có đủ phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, uy tín đảm nhiệm những cương vị chủ
chốt trong hệ thống tổ chức của Đảng. Đảng thường xuyên chăm lo quản lý, giáo dục,
bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, bảo đảm cho họ có đủ tư cách, phẩm chất, năng lực
tương xứng với vị trí đảm nhiệm. Cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng chính là Đảng
thực hiện tốt vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội; uy tín của cán bộ, đảng
viên là uy tín của Đảng; xúc phạm đến cán bộ, đảng viên là xúc phạm đến danh dự
của Đảng. Bởi vậy, chúng ta không lạ gì âm mưu, thủ đoạn sâu xa, nham hiểm của
các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thông qua các trang mạng xấu độc
được phát tán thời gian qua. Thực chất mưu đồ của chúng là làm mất uy tín, danh
dự của Đảng trong xã hội; chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Đảng với dân và sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với
Đảng; gây hoang mang, dao động trong cán bộ, đảng viên và quần chúng; làm mất ổn
định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”; cuối cùng là hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
và xã hội, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Trong thực tế, những thông tin thất thiệt
phát tán trên mạng mới đầu cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức, niềm tin của
một số cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm phân tâm một bộ phận xã hội. Tuy
nhiên, phần lớn trong số họ đã sớm nhận rõ chân tướng của những trang tin theo
kiểu “hậu trường chính trị”. Rất nhiều “cư dân mạng” đã lên tiếng bác bỏ luận
điệu, vạch trần những ý đồ xấu xa đó; đồng thời, lưu ý mọi cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân cần thận trọng trước những thông tin “ngoài luồng”, có ý
đồ xấu. Và sự thật thì những thông tin đó không đánh lừa được quảng đại quần
chúng, mà ngược lại, càng làm cho mọi người nhận thức đầy đủ và rõ hơn về mưu đồ
đen tối của các thế lực thù địch. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng và
trong Quốc hội vừa qua đã cho thấy điều đó. Các đồng chí Ủy viên Trung ương,
các đại biểu Quốc hội đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần
trách nhiệm cao với dân, với nước trên lá phiếu; đánh giá đúng những người có
phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, không lồng những ý kiến cá nhân, cục bộ. Kết
quả đó cũng khẳng định, sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của
cán bộ mới là thước đo phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, đánh giá uy tín của họ,
chứ không phải ở những thông tin “lá cải” trên những trang mạng xã hội.
Âm mưu của các thế lực thù địch, bọn cơ hội
chính trị thật sự nguy hiểm. Thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Ai đó, nếu không có bản lĩnh rất dễ mắc vào cái bẫy “diễn biến hòa bình” của
chúng. Bởi vậy, trước những thông tin nhảm nhí, thất thiệt, mỗi cán bộ, đảng
viên quân nhân phải có lập trường, quan điểm vững vàng, đề cao tinh thần cảnh
giác, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên là không những không tin, không
nghe, mà còn chủ động phản bác, đập lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc,
vu khống, xấu độc đó.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa