Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019


TỈNH TÁO NHẬN RÕ ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG CHIA RẼ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO

Binh nhì

          Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc (Vesak 2019) sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) từ ngày 12 đến 14/5/2019. Đây là sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua đó góp phần giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn chính sách, pháp luật đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam
, đồng thời là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa truyền thống và lịch sử, thúc đẩy sự phát triển du lịch, kinh tế- xã hội của Việt Nam. Trong khi tỉnh Hà Nam đang làm tốt mọi công tác chuẩn bị, bảo đảm tiếp đón chu đáo, trọng thị thì trên một số trang mạng xã hội, các thế lực thù địch lại tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ uy tín Phật giáo Việt Nam, kích động biểu tình, phá hoại Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc và chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo.dbhbbbcnnhhgvvbn
          Điển hình như blog “Danlambao”, “Ba Sam”, các tổ chức “xã hội dân sự” như “Đảng Việt Tân”, “Đảng Dân Việt”, “Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”… những kẻ cơ hội chính trị cố tình hướng lái, lấy sự việc “thỉnh vong, gọi hồn, báo oán” mang tính chất mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) để chĩa mũi nhọn công kích, xuyên tạc quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và âm mưu phá hoại Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc. Họ cho rằng, nhờ sự bao che, dung túng của chính quyền nên chùa Ba Vàng mới có cơ hội phát triển, cố tình khoác cho Phật giáo chiếc áo “quốc đạo”. Những ‘rận chủ” còn cho rằng chính quyền ưu ái Phật giáo, từ đó cổ súy, kích động chia rẽ đoàn kết tôn giáo, đòi tăng ảnh hưởng của các tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo…
          Có thể nhận thấy, phá hoại Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc là một âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc, nham hiểm của các phần tử phản động. Bởi Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc (Vesak 2019) sẽ có khoảng 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phật giáo, các nhà khoa học, nhà ngoại giao, nhà báo quốc tế đến từ hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 10 nghìn đồng bào phật tử. Việc xuất hiện tụ tập đông người biểu tình trái pháp luật xung quanh khu vực diễn ra sự kiện sẽ là thời cơ để chúng xuyên tạc, bôi nhọ, tạo hình ảnh xấu với dư luận quốc tế, khiến bạn bè quốc tế có cái nhìn thiếu thiện chí về Việt Nam.
          Như chúng ta đã biết, Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo; việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Quyền này được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và được thực hiện trên thực tế. Bằng chứng là chỉ sau một ngày độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết”.
          Trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 khẳng định: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo để phù hợp với tình hình thực tiễn.
          Tại Hiến pháp năm 2013 có ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”….. “nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của công dân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
          Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã đạt được khẳng định. Chưa bao giờ đời sống tôn giáo ở nước ta lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Các tôn giáo chung sống đoàn kết, gắn bó, hòa hợp, “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Các chức sắc, chức việc tôn giáo đều có lòng yêu nước nồng nàn, tin theo tiếng gọi của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào có lợi cho dân, cho nước, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
          Đây là lần thứ 3, Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam (hai lần trước vào năm 2008 và 2014). Việc lựa chọn Việt Nam đăng cai tổ chức là thể hiện sự tin tưởng, đánh giá cao của Phật giáo quốc tế với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước ta. Vì vậy, việc tổ chức Đại Lễ Phật đản Liên hợp Quốc 2019 thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp Quốc, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trước âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần phải bình tĩnh, tỉnh táo, nhận rõ âm mưu chống phá của chúng, tuyệt đối không a dua, hùa theo, dẫn đến có những phát ngôn, hành vi vi phạm pháp luật.



1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.

    Trả lờiXóa