Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

SỰ NHÌN NHẬN PHIẾN DIỆN CỦA CÁC PHẦN TỬ PHẢN ĐỘNG VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM


Nhân quyền được hiểu theo nghĩa chung nhất đó là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chỉnh thể nào. Sự phát triển và hoàn thiện nhân quyền con người được nẩy sinh từ sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Trên khía cạnh tự nhiên, loài người càng văn minh thì quyền con người càng phát triển; trên khía cạnh xã hội, kinh tế- xã hội càng phát triển thì quyền con người cũng ngày càng hoàn  thiện. Theo ý nghĩa đó một số phần tư phản động lưu vong ở nước ngoài đã không hiểu gì về nhân quyền hoặc cố tình không biết về sự phát triển nhân quyền nên đã viết những bài viết lăng mạ về nhân quyền hoặc cố tình đổ lỗi cho Việt Nam vi phạm nhân quyền. Như nhóm phần tư phản động người việt lưu vong trong bài “những đảng viên đã sáng mắt, sáng lòng đang tiến hành một cuộc cách mạng thầm lặng ở Việt Nam” đó là lý do tôi thấy cần phải làm dõ hơn cơ sở kinh tế về sự phát triển và hoàn thiện nhân quyền nói chung và nhân quyền ở việt nam nói riêng.

          Trong bộ tư bản C.Mác và Ănghen đã dành cả cuộc đời nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ rõ bản chất nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư và các ông đã chỉ rõ toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột giai cấp tư sản. Trong xã hội đó, toàn bộ giai cấp vô sản không chỉ bị vi phạm nhân quyền mà còn bị tước đoạt nhân quyền trên tất cả các lĩnh vực. bởi vậy bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 đã viết: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi đó; hay bản tuyên ngôn đọc lập nước Mỹ năm 1776 cũng viết: “tất cả  các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Theo hướng đó, ở Việt nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc cách mang tư sản nhân quyền đánh đổ Đế quốc và phong kiến, sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng là để xóa bỏ tận gốc cơ sở kinh tế nẩy sinh tình trạng vi pham nhân quyền như trong xã hội tư bản nói trên, rất tiếc một số phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài lại cố tình không hiểu điều này mà còn đổ lỗi cho Việt Nam vi pham nhân quyền.
 Một số phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài cho rằng: “ chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng bởi việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng đã sinh ra văn hóa tham nhũng, lợi ích nhóm và vi phạm nhan quyền”. Cách hiểu này phải chăng nhóm phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài đang vật lộn với cuộc sống làm thuê hoặc ít được học hành trong các nhà trường ở nước sở tại mà có cách nhìn như vậy. Sự thật, mọi người đều biết Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam là đại biểu trung thành cho lợi ích của quần chúng nhân dân lao động và Đảng không có lợi ích nào khác là đem lại cuộc sống ấm no cho toàn thể nhân dân lao động. hơn nữa, lịch sử cho thấy kinh tế thị trường ra đời là sự tiến bộ so với các nền kinh tế trước đó nhưng không phải là sự tiến bộ tuyệt đối. Dưới tác động của quy luật thị trường và sự chạy đua theo lợi nhuận của những cá nhân doanh nghiệp, tất yếu dẫn tới hiện tượng làm dối làm giả, vi phạm lợi ích vi phạm nhân quyền và sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Theo hướng đó ở Việt Nam, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của nhà nước cũng là để khắc phục tình trạng nói trên và bảo đảm nhân quyền cho người Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn. Điều đó là hoàn toàn phù hợp, sao các phần tư phản động lưu vong ở nước ngoài lại kết luận là vi phạm nhân quyền.
Vì vậy, khi bàn về nhân quyền ở một số nước những phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài hãy nhìn nhận bản chất nhân quyền ở nước sở tại rồi mới bàn nhân quyền ở nước khác có như vậy bài viết mới có sức thuyết phục hơn.
                                                     Lê Tiến Công

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa