Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA



Trên cơ sở thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tưởng rằng, sự đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được kiểm nghiệm qua thực tế với những thành tựu to lớn trong hơn 30 năm qua là không thể bàn cãi.
Ấy vậy mà, hiện nay trên một số trang mạng xã hội vẫn còn có người đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó điển hình là Nguyễn Ngọc Già.  Trong bài viết “Có kinh tế thị trường là có tất cả” trên blog Danlambao, ngày 4/5/2019, Nguyễn Ngọc Già không chỉ thể hiện sự hằn học, thù địch, chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội ở Việt Nam mà còn cho thấy sự hiểu biết nông cạn về kinh tế thị trường, về kinh tế thị trường định đướng xã hội chủ nghĩa.
1. Nguyễn Ngọc Già hiểu biết nông cạn về kinh tế thị trường khi cho rằng, kinh tế thị trường hoàn toàn tự do, có kinh tế thị trường là có tất cả.
Trong bài viết Nguyễn Ngọc Già viện dẫn mớ kiến thức hổ lốn về kinh tế thị trường. Nguyễn Ngọc Già cho rằng: “kinh tế thị trường chỉ tuân theo quy luật cung - cầu”; “nhà sản xuất phải biết sản xuất cái gì, sản xuất cho ai”, từ đó suy luận rằng, nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo không thể là nền kinh tế thị trường mà là “nền kinh tế phi thị trường”. Điều này thể hiện sự hiểu biết nông cạn của Nguyễn Ngọc Già.
Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, nhà kinh tế học A.Smit – cha đẻ của lý thuyết “bàn tay vô hình”, đã đưa ra tư tưởng ca ngợi cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị trường, thực hiện tự do cạnh tranh, nhà nước không can thiệp vào kinh tế, nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Sau A.Smit còn xuất hiện một số học thuyết theo tư tưởng của Ông, như: học thuyết “tự điều tiết” của trường phái cổ điển và cổ điển mới, học thuyết “cân bằng tổng quát” của L. Walras,… Tuy nhiên, tư tưởng đề cao tự do kinh tế của A.Smit và những người theo tư tưởng của Ông, chỉ phù hợp với nền kinh tế thị trường ở giai đoạn thấp. Đồng thời, nền kinh tế thị trường mặc dù có nhiều ưu điểm so với nền kinh tế tự cung tự cấp, nhưng do tính tự phát, đặt lợi nhuận lên hàng đầu,… nên kinh tế thị trường không hoàn toàn tuyệt mỹ như Nguyễn Ngọc Già cho là: có kinh tế thị trường là có tất cả, mà có những hạn chế, khuyết tật nhất định, như phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế,…
Lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới đã cho thấy vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng tại các nền kinh tế Tây Âu và Hoa Kỳ. Thực tế này cho thấy, lý thuyết “bàn tay vô hình” của A. Smith, học thuyết “tự điều tiết” của trường phái cổ điển và cổ điển mới, học thuyết “cân bằng tổng quát” của L.Walras là không phù hợp. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi nhà nước phải can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế. Đây chính là các cơ sở hình thành và phát triển lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes (1884-1946, là nhà kinh tế học người Anh). J.M. Keynes cho rằng, một trong những nguyên nhân khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ và thiếu sự can thiệp của nhà nước gây ra. Theo J.M. Keynes, muốn có cân bằng, Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế; để đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung – cầu thì cần phải nâng cầu tiêu dùng, tìm biện pháp kích cầu có hiệu quả (lý thuyết trọng cầu). Lý thuyết kinh tế của J.M. Keynes đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế và được nhiều nhà nước ở các nước tư bản vận dụng điều tiết nền kinh tế, khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường.
Như vậy có thể khẳng định không có một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới lại thả nổi nền kinh tế cho dù nền kinh tế đó được phát triển theo định hướng XHCN hay TBCN. Mỗi một nền kinh tế đều có sự can thiệp tất yếu của nhà nước với các mức độ khác nhau. Và càng không đúng khi cho rằng KTTT là hoàn toàn do thị trường quyết định. Mọi nền KTTT trên thế giới đều được điều hành bởi các nhà nước, chính phủ với các mục tiêu khác nhau. Điều này thực tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh.
2. Nguyễn Ngọc Già xuyên tạc kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Từ hiểu biết nông cạn về kinh tế thị trường, cho kinh tế thị trường là hoàn toàn tự do, không thấy được tính khách quan về sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước nhằm hạn chế, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, nên Nguyễn Ngọc Già đã hồ đồ cho rằng, nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay không phải là nền kinh tế thị trường.
Chúng ta biết rằng, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường – giai đoạn cao của kinh tế hàng hóa, còn tồn tại và phát triển khi những điều kiện khách quan là sự phân công lao động xã hội và sự độc lập về mặt kinh tế giữa những chủ thể sản xuất, kinh doanh vẫn còn. Do vậy, dưới chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên nền kinh tế thị trường chư­a hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường sẽ ngăn chặn, không để thị trường tự phát theo con đường tư­ bản chủ nghĩa, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển đúng hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó tạo ra sự khác biệt căn bản về chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường t­ư bản chủ nghĩa.
Thành tựu hơn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. “Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi,…”. Thực tế đó là bằng chứng sinh động bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đ­ường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./.



1 nhận xét:

  1. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa