Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

“Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình” hay chiêu trò chống phá của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong


                                                                                                                                              Binh nhì
          Nói về Nguyễn Ngọc Nam Phong và những hành vi, phát ngôn mang tính tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam thì có lẽ chúng ta ai cũng biết. Trong những ngày qua, dư luận xã hội rất bất bình, phẫn nộ về bài rao giảng “Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình” của Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong tại giáo sứ Thái Hà, Hà Nội với chủ đề: “Chủ nghĩa cộng sản – Thiên đường hay địa ngục”
. Đây là hành vi lợi dụng vị thế của một Linh mục trong Dòng Chúa cứu thế ở Thái Hà, Nguyễn Ngọc Nam Phong biến một buổi thánh lễ tôn giáo thành diễn đàn để tuyên truyền chống phá. Tà đạo Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cho rằng: “Chủ nghĩa cộng sản là địa ngục gây lên đau khổ, tham nhũng, đàn áp và mục nát…”. Vì vậy, Nam Phong đã tán dương, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, kêu gọi giáo dân và mọi người chống đối Đảng và Nhà nước ta hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
          Chúng ta biết rằng, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã khẳng định một chân lý: Chủ nghĩa Cộng sản là một quy luật tiến hóa tất yếu của lịch sử. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã cho thấy con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu khách quan của dân tộc, là chân lý, là động lực xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
          Rõ ràng hành vi của Nguyễn Ngọc Nam Phong là vi phạm Pháp luật, Giáo luật. Đã có nhiều việc làm đi ngược lại quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và mục đích, đường hướng của công giáo “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “Người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt”. Điều này thể hiện sự coi thường pháp luật, thách thức chính quyền và dư luận xã hội .
Vì vậy, mọi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác trước những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, đấu tranh lên án mạnh mẽ, đề nghị các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành động gây chia rẽ đoàn kết, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa./.



1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật

    Trả lờiXóa