Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


NGUYỄN TRANG
Với âm mưu đẩy mạnh hoạt động “Diễn biến hòa bình” hòng chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại trên nhiều lĩnh vực. Trên mặt trận chính trị, tư tưởng, chúng tập trung vào những hoạt động chủ yếu đó là:

1. Tấn công vào nền tảng tư tưởng của chúng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhà tư tưởng chống cộng, chống CNXH phê phán, đả kích tới tấp vào chủ nghĩa Mác-Lênin hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của chúng ta và đẩy chúng ta đi chệch quỹ đạo của CNXH. Các thế lực thù địch tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản như: du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì chủ nghĩa Mác-Lênin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng lý luận Mác-Lênin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đấu tranh dân tộc thuần túy, không thể áp đặt mẫu học thuyết Mác-Lênin vào Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế thị trường.
2. Phủ định nền tảng tư tưởng: phủ định học thuyết Mác-Lênin, cho là học thuyết Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, chỉ phù hợp với một chừng mực nào đó với trình độ, lực lượng sản xuất và văn hóa Nga, không phù hợp với thế kỷ này, với nước ta, từ đó cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở lên lỗi thời ở Việt Nam. 
Gần đây chúng chuyển sang luận điệu “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa, ngay cả Bộ Chính trị”. Đồng thời chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa ra các luận điệu “đấu tranh giai cấp”, “tập trung dân chủ” là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến tranh, cho độc quyền, độc đoán, thủ tiêu dân chủ, không phù hợp với xu thế thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm. Cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương tiện; đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử...
4. Phủ định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng hình thái kinh tế xã hội chỉ là một lý thuyết về CNXH không tưởng, không bao giờ thực hiện được, sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là một tất yếu, dự báo trước. Cho rằng CNXH đặt xã hội lên trên cá nhân chỉ là đề cao một số người đang nắm quyền trong xã hội đó. 
5.Tấn công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái quy luật bỏ qua chế độ tư bản mà là phát triển CNTB dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết các vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó, theo chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nêu định hướng XHCN sẽ không thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, sẽ bị cô lập trên trường quốc tế, nên gác định hướng XHCN lại. Chúng rêu rao rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường sai, không thể có CNXH. Không ít kẻ đã lớn tiếng rằng “CNXH chính là bước quá độ từ CNTB tiến tới CNTB, những ước mơ của CNXH thì chính CNTB đã thực hiện rồi, rằng người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở CNTB những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra trong đời sống loài người. Tóm lại, người ta muốn nói những người Mác xít bàn về CNXH chẳng khác nào bàn về hư vô”.
6. Về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân: chúng cho rằng, giai cấp công nhân chỉ là những người có học vấn thấp, những lãnh tụ của giai cấp công nhân cũng thường có trình độ văn hóa không cao, “lại được đào luyện trong một lôgíc chuyên chế bạo ngược”, cho nên giỏi lắm cũng chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, nhất là trong thời đại khoa học phát triển. Họ lập luận: “... nếu như giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là “Người đào mồ chôn CNTB” xây dựng một xã hội mới thì tại sao ở những nước tư bản phát triển có lực lượng công nhân rất đông, chất lượng cao lại không thực hiện vai trò lịch sử của mình? Đảng Cộng sản Việt Nam không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, vì nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa phong kiến. Với những điều kiện như trên, giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo, xây dựng được CNXH đích thực ở Việt Nam...”.
7. Phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH, phê phán triệt để, bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường XHCN, công khai ca ngợi con đường TBCN. Cho rằng “đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là chắp vá, không tưởng. Việt Nam hiện nay đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Nếu không hòa nhập vào thời đại, đi theo con đường TBCN thì sẽ bị trả giá, tự giác thì đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó, nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn”. Gần đây có luận điệu xảo quyệt, thâm độc hơn như “con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ TBCN theo định hướng XHCN, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập với nhau”. 
Ngoài ra còn có rất nhiều những luận điệu nhằm bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, cố chứng minh rằng: Mác, Ăngghen, Lênin không phải là các nhà khoa học. Họ cố tình xuyên tạc rằng “Chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ ý thức hệ hư ảo”, “Một thứ nói dối có ý thức”, “Những vở kịch trá hình”, “Chứa đầy tính chất huyễn tưởng”, còn Lênin thì làm tăng sự huyễn tưởng ấy của Mác “lên hơn một lần”…Vì vậy, đấu tranh chống quan điểm sai trái như một nhiệm vụ tất yếu chúng ta cần làm và nhất định phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận dạng rõ các quan điểm sai trái để có những đối sách phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu tranh chống quan điểm sai trái chính là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắnglợi hoàn toàn. 
                                                         

1 nhận xét:

  1. Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa