Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

CHỐNG CON UỐNG SỮA


          Chống phá cái gì không chống phá, đi chọn chủ đề cho con nhỏ uống sữa trong trường để chống phá, thì hết nói nổi! Thực sự thì những người khùng điên vì chống Cộng, hay không đủ năng lực nhận thức, hay ngu đến nỗi để bọn báo kền kền ăn tiền công ty sữa ngoại triệt hạ công ty sữa nội dắt mũi về thông tin v.v... thì không nên để họ sinh những đứa nhỏ ra đời, không nên cho họ mang danh “phụ huynh”, vì cái đầu ấu trĩ của họ sẽ làm cho mấy đứa nhỏ không thể lớn lên một cách tốt đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần!
          Cả ngày ở trường không có mình hay bà vú ở cạnh để cho uống sữa, thì 1 khẩu phần sữa bắt buộc con phải uống để đảm bảo phát triển đủ chất mà nó không dám mè nheo không uống, hay được cùng lũ bạn nhấm nháp cái món đó rất vui mà có chất thì là quá hay chứ sao! Còn trẻ em nghèo hay ở vùng sâu, vùng xa thì nhờ chương trình được phát động nên cũng được tiếp cận với sữa mà lớn lên cho đúng chuẩn, để sau này còn giúp cải thiện cuộc sống gia đình, góp sức cho xã hội, thì coi như là mình có làm từ thiện tích phước, mà chỉ với chút xíu tiền rồi!
          Mấy khi đi mua hàng chất lượng thì đảm bảo khỏi lo (vì là chương trình được quan tâm kiểm tra nghiêm ngặt tầm vóc Trung ương và cho đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ) được hỗ trợ, khuyến mãi, còn là sữa cho con, một mặt hàng thiết yếu trước sau gì cũng phải mua, mà lại đi từ chối!
          Ngày Sữa học đường thế giới được chọn là thứ tư cuối cùng của tháng 9, đã có từ năm 2000, với mục tiêu là nâng cao nhận thức về lợi ích sức khỏe mà sữa mang lại cho trẻ em. Và "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai." là mục tiêu của Việt Nam.
          Thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) năm 2015 cho thấy, tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân, thiếu máu,… ở mức rất cao so với thế giới, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6%. Nên việc mỗi ngày được bổ sung ít nhất 1 hộp sữa trong bữa ăn học đường thông qua chương trình sữa học đường là điều rất cần thiết, mà ta đã rất chậm trễ trong việc thực hiện. Trong khi, do ý nghĩa quá nhân văn, nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Mỹ…, đã triển khai thực hiện từ rất sớm!
          Đặc biệt, Nhật Bản là một trong những quốc gia coi chương trình này như một chiến lược để cải thiện thể lực giống nòi. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ II và nối tiếp những năm sau đó, bữa trưa của học sinh Nhật được cung cấp sữa. Sau 1970, bữa ăn của học sinh Nhật dần hình thành và ổn định cho tới ngày nay.
          Ở Mỹ, chương trình còn được thực hiện sớm hơn, từ năm 1940 bắt đầu từ Chicago, New York…Tới năm 1946 trở thành chương trình Bữa trưa quốc gia cho học sinh.
          Còn ở Thái Lan, từ tận 1986 đã áp dụng cho trẻ em độ tuổi 3-12. Chương trình được mở rộng qua nhiều năm và hiện cung cấp 200ml sữa miễn phí cho mọi trẻ ở trường công lập trên cả nước mỗi ngày đi học. Số ngày cung cấp sữa được mở rộng từ 200 lên 230 một năm, trong đó 30 ngày rơi vào những dịp nghỉ lễ.
          Trung Quốc, đất nước đông dân số 1 thế giới nhưng cũng triển khai chương trình sữa học đường quốc gia từ năm 2000, đến nay là 18 năm. Thống kê tại Trung Quốc cho thấy, học sinh uống 2 hộp sữa/ngày tăng trưởng chiều cao rõ nét, các em tăng 0.72cm (lứa 7 tuổi) và 0.46cm (lứa 9 tuổi) so với các nhóm khác.
         Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thông tin, năm 2004, trên 30 quốc gia đã tôn vinh Ngày Sữa học đường thế giới và số lượng quốc gia phát triển mỗi năm, gồm Áo, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Czech, Phần Lan, Pháp...
          Chương trình sữa học đường nhằm cải thiện giống nòi được tiến hành theo hình thức xã hội hóa, với sự tham gia đóng góp của 3 bên: Nhà nước, gia đình và doanh nghiệp hỗ trợ, là sự quyết tâm cao, đầy tâm huyết của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự chung tay của các doanh nghiệp và sự đóng góp (không bắt buộc) của Phụ huynh học sinh, để tất cả trẻ em trong toàn trường học của mọi miền đất nước đều được uống sữa, không có trường hợp em được uống, em không được uống. Tính nhân văn của chương trình thể hiện rõ ở việc tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non và tiểu học mọi miền đều được uống sữa để phát triển chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.
          Ừ, không tham gia đi, con lùn hơn con người ta thì ráng chịu! Lêu lêu...
         Còn không tham gia mà lại đi chống đối cho bãi bỏ, làm trẻ con nghèo không được uống sữa, thì là tạo nghiệp, xấu xí! Cũng lêu lêu...

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa