Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội là một
thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội ta
của các thế lực thù địch, với mục đích tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của
Đảng, làm cho Quân đội biến chất, không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng
chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Gần đến dịp kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam, thì thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các
thế lực thù địch càng rộ lên, với những chiêu trò mới nguy hiểm hơn.
Thuật ngữ “phi chính trị hóa” quân đội xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế
kỷ XX. Các thế lực thù địch cho rằng: “quân
đội chỉ là công cụ của quốc gia, dân tộc”; “Quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc;
quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị, không chịu sự lãnh đạo, chi phối của
bất cứ chính đảng, lực lượng chính trị nào”; “quân đội chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ cương vực, lãnh thổ, không phải bảo
vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”. Các thế lực thù địch
còn hạ thấp, đòi xóa bỏ vai trò của công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ
thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp trong Quân đội. Chúng âm mưu đưa lối sống và các “giá trị văn
hóa” tư sản, nhất là tư tưởng ham vật chất, lối sống hưởng thụ vào đời sống
tinh thần của bộ đội; qua đó, làm mờ nhạt hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng
nhân dân.
Thực chất của luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch
không có gì khác hơn là làm cho Quân đội ta mất phương hướng chính trị, từ bỏ mục
tiêu chiến đấu, xa rời sự lãnh đạo của Đảng, phá hoại truyền thống đoàn kết
quân dân cá nước của quân đội ta. Cốt lõi trong âm mưu, thủ đoạn chống phá quân
đội ta của các thế lực thù địch là chống phá về chính trị, là đánh vào cái “gốc”
chính trị của quân đội. Chúng tập trung công kích, phá hoại những vấn đề rất cơ
bản của quân đội ta: phá hoại nền tảng tư tưởng của quân đội; phủ định sự lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội; xuyên tạc, phủ định mục tiêu, lý tưởng và bản chất,
truyền thống của quân đội ta; phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa quân đội với
nhân dân; lôi kéo quân đội ta tham gia liên minh quân sự; phá hoại tình đoàn kết
quốc tế và khống chế các mối quan hệ hợp tác giữa quân đội ta với quân đội các
nước trên thế giới.
Lịch sử ra đời, phát triển của xã hội loài người từ
khi xuất hiện nhà nước cho thấy, bất kỳ giai cấp, đảng phái nào khi nắm quyền
lãnh đạo đất nước cũng đều tổ chức ra quân đội. V.I.Lênin đã khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không
lôi kéo quân đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả
nghĩa của giai cấp tư sản…”. Quân đội là một hiện tượng xã hội mang tính lịch
sử, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mang bản chất giai cấp sâu sắc, không
có quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp, trung lập, đứng ngoài chính trị. Trong
xã hội hiện đại, mỗi quốc gia đều có một hoặc đa đảng lãnh đạo nhưng quân đội của
quốc gia đó luôn gắn liền và phục tùng sự lãnh đạo của đảng chính trị cầm quyền.
Quân đội của bất kỳ nước nào, trong quá trình xuất hiện và trưởng thành, cũng
luôn là một lực lượng chính trị quan trọng được nhà nước, giai cấp cầm quyền
quan tâm lãnh đạo, xây dựng.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, cảnh tỉnh cho những
ai còn mơ hồ trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Những thập niên
80 của thế kỷ XX, Quân đội Liên Xô bị “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa, dẫn đến
phân rã về tư tưởng và tổ chức. Mặc dù lúc đó, lực lượng quân đội mạnh với khoảng
3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về
lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị
"phi chính trị hóa”, mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu không
bảo vệ Đảng Cộng sản. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chế
độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ; và tương tự như vậy là các nước Đông Âu. Hiện nay, với
kinh nghiệm đó và được bổ sung từ thực tiễn ở một số nước Bắc Phi - Trung Đông
vừa qua, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, hòng xóa bỏ những nước XHCN còn lại và các lực lượng tiến bộ trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Tiếp thu học thuyết Mác - Lê-nin về xây dựng quân đội kiểu mới, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo xây dựng QĐND Việt Nam luôn mang bản chất giai
cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc; là công cụ bạo lực của
Nhà nước Việt Nam XHCN, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì độc lập
dân tộc, vì CNXH. Trong giai đoạn mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ với các nước trên thế giới, hơn lúc nào hết, chúng ta phải đề cao cảnh
giác, tích cực và chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống
phá của các thế lực thù địch. Tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tăng cường tuyên truyền,
quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đúng về “đối tác”, “đối tượng” và
tính chất đan xen của nó để trên cơ sở đó xử lý tốt các tình huống, các mối
quan hệ, nhất là trong hoạt động đối ngoại. Các đơn vị trong quân đội cần chú
trọng thực hiện tốt công tác giáo chính trị tư tưởng, vạch trần có cơ sở khoa học
luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Kiên định, kiên quyết giữ vững và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là quy luật
trong xây dựng Quân đội kiểu mới của dân, do dân, vì dân; đồng thời, là nhân tố
quyết định đảm bảo cho Quân đội luôn vững mạnh về mọi mặt. Chăm lo xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị. Đây là giải pháp tác động trực
tiếp đến chất lượng chính trị của Quân đội, bảo đảm Quân đội luôn giữ vững bản
chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân, trung thành tuyệt đối với
Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và chế độ XHCN trong giai đoạn hiện nay./.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa