Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG KHÔNG PHẢI CỦA RIÊNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

   
             
          Hiện nay có quan điểm cho rằng “ Không thể có kinh tế thị trường định hướng XHCN và cho rằng nền KTTT gắn liền với chủ nghĩa tư bản”; đây là luận điểm hoàn toàn sai lầm về nhận thức, thể hiện sự non yếu về trình độ lý luận và thực tiễn. ta có thể khẳng định Đảng, Nhà nước ta lựa chọn mô hình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật và xu thế của thời đại ngày nay.      
          Chúng ta có thể khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là sự lựa chọn duy nhất của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta.
          Sau khi hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong lãnh đạo phát triển kinh tế do chủ quan, nóng vội, duy ý chí, kéo dài thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp đã kìm hãm các động lực phát triển cùng với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng kéo dài từ cuối những năm 1970 cho đến đầu những năm 1980.
          Trước tình hình đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng. Chúng ta đã thực hiện một cuộc chuyển đổi vô cùng quan trọng là từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Sự chuyển đổi này là một cơn “đau đẻ” vô cùng khó khăn từ nhận thức đến hành động; bởi trong quá trình đó chúng ta cũng vấp phải những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, vấp phải sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị.
          Nhiều ý kiến cho rằng không thể có KTTT định hướng XHCN và cho rằng nền KTTT gắn liền với chủ nghĩa tư bản; ngay cả hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng nên bỏ cái đuôi “XHCN”, cho rằng đó là sự gượng ép… Nhưng thành tựu 30 năm đổi mới chứng tỏ về nhận thức và hành động của Đảng ta là đúng đắn. Thực hiện chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang KTTT 30 năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đó là đất nước ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng đầu những năm 1980, đưa nước ta từ một nước nghèo, kém phát triển thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vị thế đất nước ta đang ngày càng cao trên trường quốc tế.
          Điều đó đã chứng minh một cách sinh động KTTT định hướng XHCN là đúng đắn và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Mô hình KTTT định hướng XHCN là một mô hình mới, chưa có trong tiền lệ lịch sử, chúng ta vừa thực hiện, vừa tìm tòi, tổng kết rút kinh nghiệm để dần hoàn thiện. Quá trình 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chúng ta đã có những bước tiến quan trọng, từng bước hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.
          Chúng ta cũng cần khẳng định KTTT là thành tựu của nhân loại chứ không riêng cho chủ nghĩa tư bản; những nhận thức KTTT chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản đó là nhận thức chưa đúng. Mọi quốc gia đều có thể thực hiện nền KTTT còn mục tiêu hướng đến là do đất nước đó quyết định. Đối với chúng ta, KTTT được xem là phương tiện để hướng đến đạt được mục tiêu là chủ nghĩa xã hội. Đó là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ: “Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là một nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật của KTTT. Đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
          Về nội hàm nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế của nước ta: Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển KTTT của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn 30 năm đổi mới, đồng thời có hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, các yếu tố thị trường và các loại thị trường; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của quốc tế và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
          Về nội hàm định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta đó là: “Có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước chính là để thực hiện nhất quán định hướng XHCN trong phát triển KTTT, lấy con người làm trung tâm, vì con người, do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển; có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế; đồng thời theo mức đóng góp vốn, các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”.
          “Trong nền KTTT định hướng XHCN, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên môi trường; phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội…”.
          Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, như nói ở trên, mô hình KTTT định hướng XHCN là mô hình mới chưa có trong tiền lệ lịch sử. Đây là mô hình do con người Việt Nam thực hiện và xây dựng. Do đó, quá trình thực hiện chúng ta tiếp tục nghiên cứu, phấn đấu để tiến tới xây dựng những tiêu chí có tính chất định hướng về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

          Như vậy, chúng ta có thể khẳng định kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng và Nhân dân ta đang lựa chon và phát triển là hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật, trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa trí tuệ và thành tựu mà nhân lợi đã đạt được thời gian qua, để vận dụng phát triển nền kinh tế hiện đại đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Những luận điểm nói Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường là đi theo chủ nghĩa tư bản, không có cơ sở khoa học, đi ngược lại với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét