Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” NHẰM TÍCH CỰC NGĂN CHẶN VĂN HÓA XẤU, ĐỘC CỦA KẺ THÙ


                                       
Hiện nay kẻ thù sử dụng phương thức tác chiến “diễn biến hòa bình” là kiểu chiến tranh không còn mới, nên mỗi chúng ta đều dễ dàng nhận thấy bản chất, hành vi, mục đích của kẻ địch đang ra sức chống phá Cách mạng Việt Nam, hòng xóa bỏ vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, làm giảm sút lòng tin, ý chí của nhân dân với Đảng, phi chính trị hóa quân đội. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, tích cực ở các đơn vị cơ sở còn phải chịu sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nếu lãnh đạo, chỉ huy các cấp không thật sự quan tâm đến vấn đề này thì sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc định hướng giá trị sống, giáo dục nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tốt cho cán bộ, chiễn sĩ.
Cái khó khăn hiện nay khi tham gia xây dựng môi trường văn hóa quân sự tích cực, lành mạnh là việc các chủ thể khó phân định, nhận biết, phát hiện kẻ thù của văn hóa khi đối tác và đối tượng đan xen với nhau, trong đối tượng có đối tác và trong đối tác có đối tượng và hơn thế, việc đối phó với kẻ thù khi khát vọng của chúng ta và nhân loại tiến bộ là giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Với “diến biến hòa bình” quân đội là một trong những trọng điểm tiến công, kẻ địch muốn tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, tối thiểu là biến quân đội thành lực lượng “trung lập”, án binh bất động trước các sự kiện biến nguy của chế độ. Vì vậy, từng cán bộ, chiến sĩ đơn vị cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ vấn đề này, thường xuyên nêu cao cảnh giác và đấu tranh bền bỉ, hiệu quả với “diễn biến hòa bình”.
Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, tích cực cần phải đi đôi với tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết, kiên trì với những biểu hiện vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa ngay trong nội bộ từng đơn vị, cả bên ngoài xã hội. Muốn vậy, cần phải tăng cường công tác giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ, chiến sĩ về tác hại của tệ nạn xã hội và văn hóa xấu độc, trên cơ sở đó từng bước xây dựng tính tự giác, tích cực cho mọi người trong việc chủ động ngăn chặn các hiện tượng, sản phẩm văn hóa xấu độc thẩm lậu vào đơn vị.
Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, thu giữ và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng các ấn phẩm văn hóa độc hại. Hình thành được dư luận tập thể quân nhân tích cực để kịp thời lên án, phê phán các tệ nạn xã hội, những hành vi, thói quen xấu tồn tại trong đơn vị: việc sử dụng rượu, chè bê tha; hút, chích ma túy, chơi cờ bạc, số đề, mại dâm, Games online,… Cùng với đó là các biểu hiện của sự khủng hoảng, tổn thương tâm lý ở một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trẻ hiện nay đang dẫn tới các hành vi tiêu cực: hiện tượng tự tử, tự thương, tự sát, tự kỷ,...Thực trạng trên đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, người thân và đơn vị.
 Quản lý, giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, tích cực là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, lâu dài. Các chủ thể tham gia hoạt động này cần phải được nhận thức đầy đủ, phát huy trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, nhất là cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, duy trì các hoạt động văn hóa và toàn thể cán bộ, chiến sỹ. Có như vậy, mới đạt được hiệu quả mong muốn, góp phần xây dựng môi trường văn hóa quân đội tốt đẹp, lành mạnh ./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét