Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Lại “bình cũ, rượu mới”




Sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, các thế lực cơ hội, thù địch tiếp tục đưa ra luận điệu độc đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ, thủ tiêu động lực phát triển đất nước. Họ hung hăng nêu ra thuyết “Đảng trị” với ý đồ xấu xa: xóa bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, xóa bỏ mục tiêu ĐLDT gắn liền CNXH mà các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh biết bao xương máu mới giành lại được, đã và đang phấn đấu xây dựng. Thuyết này dựa vào lý luận rất bài bản của quan điểm chống cộng khét tiếng mang tên “Toàn trị” được trường phái Phrăng Phuốc nêu ra vào những năm 80 của Thế kỷ XX. Theo quan điểm này, những thế lực chính trị một khi đã khống chế toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng của đời sống xã hội thì sẽ dẫn đến “chủ nghĩa Toàn trị”. Theo đó, sẽ dẫn đến độc tài, phátxít, mất dân chủ, bóp nghẹt tự do và dẫn đến thảm họa. Đảng Cộng sản là đảng theo “chủ nghĩa Toàn trị”. Chúng lặp đi, lặp lại: một đảng lãnh đạo là dẫn tới chế độ “Đảng trị” gây tai họa cho xã hội; mô tả Đảng ta có “một bộ máy đã tạo nên một xã hội không có tự do dân chủ”, “một bộ máy độc đoán, độc tài, toàn trị”, “đầy tham nhũng, phản dân chủ”; độc đảng thì kéo theo nhiều thứ “độc”: độc tài, độc đoán, độc quyền. Họ kết tội Đảng: “Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của chế độ phátxít, độc tài”. Có phần tử cơ hội chính trị lại chứng minh rằng sự lãnh đạo một đảng ở Việt Nam mâu thuẫn với triết học Mácxít, bởi vì theo Mác, thượng tầng kiến trúc phản ánh cơ sở hạ tầng. Khi nền kinh tế Việt Nam đã phát triển kinh tế nhiều thành phần, thì đương nhiên thượng tầng kiến trúc phải chuyển sang chế độ đa đảng. Họ cho rằng chỉ có chế độ đa đảng thì người lãnh đạo mới “chính đảng”. Theo họ nền dân chủ tư sản phương Tây mới là một nền dân chủ lý tưởng.
Đó là những quan điểm sai trái. Họ nên biết rằng: Sự lãnh đạo độc tôn của Đảng không đồng nghĩa với lộng quyền. Trong những năm đổi mới, các dự thảo nghị quyết của Đảng về các vấn đề quan trọng đều được đưa ra lấy ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, được đăng tải trên các báo chí để lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước; có khi phải trải qua cả 5 - 7 lần dự thảo mới đưa ra Hội nghị Trung ương bàn và ra nghị quyết chính thức. Không có chuyện không ai được thảo luận.
Phát huy dân chủ chính là mục tiêu, đồng thời là động lực của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, dân chủ không thể tách rời luật pháp. Nề dân chủ XHCN không thể tách rời việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Dân chủ còn phải gắn với dân trí, trình độ học vấn.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, không chỉ phụ thuộc vào kinh tế, mà còn phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác, như: Tương quan so sánh lực lượng giai cấp, vai trò của đảng cầm quyền, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, truyền thống lịch sử... Chế độ một đảng hay đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ hay không dân chủ. Đa nguyên chính trị trong xã hội tư bản, biểu hiện thành đa đảng, các đảng đều có quyền tự do tranh luận, ứng cử, tranh cử... Nhưng về thực chất, cũng chỉ là nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng này đều từ một nguồn gốc, một mục đích là thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản, chứ không phải thực hiện quyền của đa số nhân dân lao động. Dân chủ hay không là ở chỗ: nhà nước có thực sự là của dân, do dân, vì dân, có thực sự vì lợi ích của nhân dân hay không.
Qua 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát huy dân chủ của nhân dân. Nền dân chủ xã hội có bước khởi sắc, sinh hoạt xã hội cởi mở hơn. Các hình thức dân chủ cả gián tiếp và trực tiếp từng bước được mở rộng. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực thi. Hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được đổi mới theo hướng ngày càng phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng bám sát thực tiễn đời sống, phản ánh kịp thời các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội... Những thành tựu về phát huy dân chủ đó, cho thấy Đảng ta thường xuyên coi trọng việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân; mở rộng dân chủ đi đôi với thiết lập kỷ luật, kỷ cương phép nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét