Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÁP LUẬT CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


 
Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước hiện nay đã và đang đẩy mạnh các hoạt động truyền đạo trái phép trong khu vực đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm dụ dỗ, lôi kéo đồng bào tham gia vào các hoạt động gây rối, biểu tình dưới sự điều khiển của chúng, coi đó như“ngòi nổ” để đẩy mạnh các hoạt động phá hoại khác. Vì vậy mà công tác đấu tranh phòng, chống truyền đạo trái phép trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Truyền đạo trái phép được hiểu là hoạt động truyền bá tín ngưỡng tôn giáo không theo các quy định của pháp luật Nhà nước hiện hành, không phù hợp với các chuẩn mực xã hội, không được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, hoạt động của nó trực tiếp và gián tiếp làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như đời sống tinh thần của nhân dân.
Với chủ trương nhất quán trong giải quyết vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều điều kiện để mỗi công dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng hoạt động tín ngưỡng theo pháp luật. Đã thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Tuy nhiên, với dã tâm phá hoại và mưu đồ cướp nước của kẻ thù, chúng đã dùng “trăm phương ngàn kế” và không từ bất cứ một “thủ đoạn”, hay “chiêu trò” nào dù là đê hèn đến đâu chăng nữa. Hiện nay, chúng đã và đang đẩy mạnh các hoạt động truyền đạo trái phép trong các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều hình thức khác nhau, biểu hiện như:
Một là, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài đã móc nối, chi những dòng tiền, những khoản tài chính to lớn cho những kẻ đội lốt khách du lịch, chỉ đạo họ thâm nhập sâu vào vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để thu thập dữ kiện, nắm tình hình. Đồng thời, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo đồng bào tham gia vào các “tà đạo” do chúng tự “dựng” ra với mưu đồ chính trị thâm độc như những tổ chức mà chúng gọi là đạo “Tin Lành Đềga”, đạo “Hà mòn”, đạo “Dương Văn Mình”… Cùng với đó, chúng chỉ đạo cho một số tên phản động trong đạo Cao Đài như Lê Quang Tấn, Lê Ngọc Lượm viết và phát tán nhiều tài liệu phản động chống Đảng và Nhà nước, lớn tiếng đòi đưa những phần tử cực đoan lên nắm chính quyền và phối hợp với số phản động trong đạo Cao Đài  hải ngoại để đẩy mạnh hoạt động chống đối.
Hai là, Lợi dụng nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, cùng với phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là quan hệ gia đình theo chế độ mẫu hệ, tệ nạn mê tín dị đoan trong cúng bái chữa bệnh…để tiến hành tuyên truyền xuyên tạc, kích động đồng bào di dân tự do, vượt biên trái phép ra nước ngoài sinh sống gây ra sự bất ổn về an ninh, chính trị đất nước. Điển hình trong hoạt động này là vụ tổ chức di dân trái phép với gần 7000 đồng bào dân tộc Mông từ Tây nguyên ra Mường Nhé (Điện Biên), và qua sống tại các trại tị nạn ở Thái Lan, Cămpuchia,…với các luận điệu lừa phỉnh nhân dân như: “Người dân tộc Mông phải đoàn kết lại”, “ra Mường Nhé để đón Vua Mông”, “sẽ có Nhà nước Mông tự trị” hay “vượt biên sang nước ngoài sẽ được đón sang nước thứ 3 định cư, được chu cấp nhà cửa, tiền của”….
Ba là, chúng thực hiện việc đan cài, móc nối, lợi dụng các tổ chức giáo hội phản động trong nước để biến nó thành công cụ đắc lực thực hiện mưu đồ chính trị. Với các tổ chức giáo hội hợp pháp thì chúng tìm cách từng bước thao túng, lũng đoạn, thâu tóm quyền lực và hướng lái nó đi chệch đường lối tiến bộ. Đồng thời, núp dưới danh nghĩa các giáo hội để đấu tranh đòi yêu sách và công khai các hoạt động chống đối chính quyền cách mạng. Trong các hoạt động này, đáng chú ý là các vụ việc lợi dụng những buổi thuyết pháp, sinh hoạt tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc, công khai kích động tín đồ chống đối chính quyền cách mạng như: tại buổi thuyết pháp ở chùa Từ Hiếu (Huế) ngày 16/12/2001, Thích Thái Hoà đã trắng trợn kêu gọi: Mỗi tăng ni, phật tử đồng thời phải là nhà chính trị, quân sự, văn hoá giỏi, phải biết tận dụng thời cơ để đẩy nhanh quá trình phục hoạt động của Giáo hội Việt Nam thống nhất, lật đổ đế chế Cộng sản. Hay vào ngày 22/5/2013, linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tổ chức cho hàng trăm giáo dân ở nhiều địa phương về nhà thờ họ Trại Gáo cầu nguyện cho các bị cáo trong vụ án Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn phạm tội hoạt động chống phá chính quyền nhà nước.
Song song với các hành động trên, chúng còn triệt để lợi dụng những yếu kém, hạn chế của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở khu vực này để mua chuộc, khống chế, làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước tại địa bàn và kích động tư tưởng chống đối trong các tầng lớp nhân dân với chính quyền. Đây được coi là những diễn biến mới trong thủ đoạn chống phá của chúng trên lĩnh vực tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, Khi đã lôi kéo được lực lượng tham gia đủ mạnh, chúng tiến hành dương các khẩu hiệu “tự do tôn giáo”, “vì lợi ích của giáo hội”, “bảo vệ đạo pháp”, “bảo vệ chức sắc”… để kích động và tổ chức cho số đồng bào đã bị lôi kéo gây rối, khiếu kiện tập thể nhằm phục vụ cho “ảo vọng” thành lập các “khu tự trị” và nhà nước riêng của chúng. Minh chứng cho điều này, qua các số liệu tổng hợp, ta thấy  ở Tây Nguyên, chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay đã xảy ra 8 vụ bạo loạn chính trị (ngoài 2 vụ 2/2001 và 4/2004 còn 6 vụ khác, mỗi vụ có hơn 2.000 người tham gia, chủ yếu gắn với đạo “Tin Lành Đêga” và phục vụ cho mưu đồ chính trị đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đềga” của tổ chức FulRo.
Thâm độc hơn, trong hoạt động này, chúng còn sử dụng những đồng bào bị lôi kéo, dụ dỗ để biến họ thành những “tấm lá chắn”, là những “rào cản sống” bảo vệ chúng khi có sự phát hiện, vào cuộc đấu tranh, xử lý của cơ quan chức thực thi pháp luật. của ta.
Trên đây là một số biểu hiện cụ thể của hoạt động truyền đạo trái phép của các thế lực thù địch nhằm hiện thực hóa chiến lược “Diến biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở nước ta. Đó là những hoạt động rất nguy hiểm, không thể coi thường, xem nhẹ vì nó trực tiếp phá hoại khối “Đại đoàn kết toàn dân tộc” và tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, tư tưởng của nhân dân.
Trước những diễn biến phức tạp của những hành động sự phá hoại của kẻ thù lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để tiến hành các hoạt động truyền đạo trái phép trên thì việc nhận thức về dân tộc, tôn giáo ở một số cơ quan, địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, đáng chú ý là việc chưa thấy hết tính chất phức tạp, lâu dài về vấn đề dân tộc và tôn giáo, thậm chí còn chưa phân định rõ ràng giữa hoạt động tuyên truyền đạo trái phép và tự do tín ngưỡng tôn giáo, nên dễ bị động, lúng túng trong công tác vận động quần chúng đấu tranh cũng như việc giải quyết các tình huống xảy ra trên địa bàn. Chính vì vậy mà việc giải quyết vấn đề này là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của cả hệ thống chính trị và vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong tham gia đấu tranh làm thất bại các thủ đoạn phá hoại thành quả cách mạng, phá hoại sự nghiệp đổi mới của các thế lực thù địch. Quá trình đó, cần tập trung giải quyết tốt một số nhiệm vụ chủ yếu đó là:
Thứ nhất, Cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng bộ máy chính quyền, các tổ chức quần chúng vững mạnh, nhất là bộ máy chính quyền cấp xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động tuyên truyền cho cán bộ làm công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti của cán bộ người dân tộc thiểu số. Cùng với đó, phải định kỳ rà soát, xác định địa bàn trọng điểm của công tác vận động quần chúng, nắm chắc phong tục, tập quán của đồng bào cũng như các đối tượng quần chúng để chủ động xây dựng kế hoạch hành động một cách hợp lý, mang lại hiệu quả thiết thực.
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, mỗi cán bộ mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ các địa bàn chiến lược, trọng điểm nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải thường xuyên liên hệ mật thiết với đồng bào, kiên trì vận động và hướng dẫn họ chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của đồng bào có đạo trong khuôn khổ pháp luật. Đội ngũ cán bộ các cấp phải thật sự gần gũi với nhân dân, với đồng bào. Phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, giản dị, không tham lam, vụ lợi, không tham ô, lãng phí, tiêu cực mới mang lại hiệu quả cao trong trong công tác tuyên truyền, thuyết phục để quần chúng đồng bào tin và tự giác chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cũng như củng cố vững chắc mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền và phát động quần chúng nhận diện, đấu tranh phòng,chống hoạt động truyền đạo trái phép của các thế lực thù địch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tình hình mới.
Trong cuộc đấu tranh này, phải nhất quán quan điểm lấy phòng ngừa là chính, đồng thời, phải kết hợp giữa đấu tranh trực diện với đấu tranh giáo dục, thuyết phục. Đây vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, vừa mang tính cấp bách của các cấp, các ngành, đoàn thể địa phương. Qua đó làm cho quần chúng giác ngộ, nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về lịch sử truyền thống đấu tranh của các dân tộc, tinh thần đoàn kết thống nhất của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Làm cho quần chúng nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng thấy rõ luận điệu mị dân, tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo quần chúng của các thế lực thù địch, từ đó tự giác đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Điểm cốt lõi trong hoạt động tuyên truyền là phải làm cho đồng bào cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng thấy rõ bản chất của những người truyền đạo trái phép là những kẻ “đội lốt tôn giáo”, “cơ hội chính trị”, bọn “việt gian”, “việt cách” được các tổ chức chính trị phản động trong và ngoài nước hỗ trợ, tổ chức huấn luyện, đào tạo trở thành những kẻ chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích nhân dân. Hoạt động của họ không chỉ vi phạm pháp luật Nhà nước ta mà còn trái với phong tục, tập quán, tư tưởng văn hoá của dân tộc.
Thứ ba, bên cạnh những nhiệm vụ trên, Đảng và chính quyền các địa phương phải có các biện pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chât, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhân dân các địa phương vùng sâu, vùng xa. Phải kết hợp giải quyết dứt điểm, hợp lý các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, nhất là khiếu kiện về đất đai trong đồng bào người dân tộc thiểu số.
Tiến hành truyền đạo trái phép để chống cách mạng nước ta của các thế lực thù địch là một “chiêu trò” mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhưng vô cùng thâm độc. Nó gây ra những hệ lụy to lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, và tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân cũng như sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội đất nước. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu đặt ra phải thường xuyên nêu cao tình thần cảnh giác cách mạng, phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi lực lượng, mọi tổ chức tích cực, chủ động tham gia nhận diện và đấu tranh với những âm mưu và hành động phá hoại cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trên lĩnh vực này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
          1. Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 14-10-2006 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới
          2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Kết luận số 94-CT/TƯ ngày 30-12-2002 của Ban Bí thư.
5. Nghị quyết số 28, Hội nghị Trung ương 8, khóa XI

2 nhận xét:

  1. Nhất trí với tư tưởng bài viết. Mong có nhiều chính kiến sâu sắc nữa về vấn đề này để "bọn xấu" hết đường lừa phỉnh đồng bào ta.

    Trả lờiXóa
  2. Nhất trí với tư tưởng bài viết. Mong có nhiều chính kiến sâu sắc nữa về vấn đề này để "bọn xấu" hết đường lừa phỉnh đồng bào ta.

    Trả lờiXóa