Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

SÁU LÝ DO ĐỂ KHẲNG ĐỊNH DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC HẲN VỀ BẢN CHẤT SO VỚI DÂN CHỦ TƯ SẢN.



Gần đến ngày bầu cử Quốc hội, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều quan điểm cho rằng: Dân chủ XHCN ở Việt Nam là dân chủ hình thức, chỉ có dân chủ tư sản mới thực sự dân chủ. Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, tôi khẳng định, đó là quan điểm sai trái, thiển cận và phản động. Dù nhìn nhận ở góc độ nào thì dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ khác hẳn về bản chất và đối lập về nguyên tắc với dân chủ tư sản.Vì sao? Theo tôi trên 6 lý do sau:
Thứ nhất, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giành được chính quyền và ngày càng phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới;
Thứ hai, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
Thứ ba, dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đa số, của người lao động, vì đa số và người lao động, không phải của thiểu số bóc lột, đặc quyền, đặc lợi;
Thứ tư, dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, mà ở đó, nhân dân lao động làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm;
Thứ năm, dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hệ thống tổ chức thể hiện quyền lực chính trị - xã hội của nhân dân, tập trung và thông qua nhà nước;
Thứ sáu, không ngừng mở rộng dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, pháp luật là quy luật cơ bản của sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là bản chất tốt đẹp của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần” hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử như V.I.Lênin từng khẳng định.  
Thực tiễn đã chứng minh rằng: Nền dân chủ tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nó vẫn là nền dân chủ của thiểu số, của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động. Trong những thập kỷ qua, nếu như chủ nghĩa tư bản có sự tiến bộ nào đó về mặt xã hội, thì đó cũng là kết quả của quá trình đấu tranh bền bỉ, liên tục của giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản và sự tác động, ảnh hưởng bởi những giá trị nhân đạo, nhân văn, dân chủ, những giá trị vì con người của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới.


1 nhận xét: