Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP


Những ngày gần đây, các phần tử thù địch, bọn cơ hội chính trị càng điên cuồng chống phá cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 với những thủ đoạn mới, rêu rao rằng: “Ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử - đó là cơ chế  “Đảng cử - dân bầu”,  là “dân chủ trình diễn”…; phải sửa đổi hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do… còn nếu với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định này thì đối với nhiều đại biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức bầu cử tốn tiền thuế của dân…”.
Bầu cử là việc công dân của một quốc gia lựa chọn những người đại diện để trao quyền cho họ thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Mỗi quốc gia có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau, không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác được bởi vì hệ thống chính trị nói chung, hệ thống bầu cử nói riêng trên thế giới hiện rất đa dạng, cho nên tùy thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế của quốc gia - dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như thế nào. Về kỹ thuật cũng có nhiều mô hình khác nhau: mô hình bầu cử ở các quốc gia theo chế độ đa đảng (lấy việc bầu cho đại diện của mỗi đảng làm tiêu chí) khác với các quốc gia bầu cử theo tỷ lệ cử tri và theo địa bàn hành chính; mô hình bầu cử trực tiếp khác với mô hình bầu cử gián tiếp - thông qua đại cử tri… Song về tổng quan luật bầu cử một số nước trên thế giới hiện nay là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Ở Việt Nam, Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những quy định của pháp luật bầu cử ở Việt Nam thể hiện một cách nhất quán nhận thức về các nguyên tắc bầu cử để đảm bảo ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 đã nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực Nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.
Vấn đề họ đưa ra cho rằng ở Việt Nam “Đảng cử, dân bầu”,  bầu cử ở Việt Nam chỉ là “dân chủ hình thức, dân chủ trình diễn”, “hầu hết đại biểu dân cử đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì sao là có dân chủ được?”. Đây là một kiểu lập luận mù quáng. Xin hỏi các nhà “dân chủ Việt” trên thế giới này có quốc gia nào không có vận động bầu cử của các đảng phái chính trị, không có “đảng cử, dân bầu”, không có “trình diễn dân chủ”. Trong các nước tư bản, các đảng phái chính trị đóng vai trò rất lớn trong việc giới thiệu ứng cử viên. Việc giới thiệu này đã trở thành một trong những chức năng chính trị lớn nhất của các đảng phái chính trị. Chính vì vậy, bầu cử là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa các đảng phái. Ở Cộng hòa liên bang Đức, việc giới thiệu ứng cử viên đại biểu Nghị viện là độc quyền của các đảng phái chính trị. Những đảng có từ 5 ghế trở lên trong Nghị viện mới có quyền giới thiệu ứng cử viên nghị sĩ khóa tiếp theo. Những đảng mới được thành lập, muốn được giới thiệu phải đệ trình cơ quan phụ trách bầu cử cấp liên bang những chứng từ có liên quan đến hoạt động của đảng mình như: điều lệ, cương lĩnh, số lượng đảng viên và các cơ quan cấu thành. Ở Mỹ, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thực hiện quyền đề cử của mình bằng cách tiến hành các cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng của mình và đưa các ứng cử viên nhiều triển vọng nhất ra tranh cử Tổng thống. Ngoài việc giới thiệu ứng cử viên do các đảng phái tiến hành, các ứng cử viên tự do cũng có quyền tự ứng cử, các ứng cử viên tự do muốn được ghi tên vào danh sách ứng cử viên chính thức đòi hỏi phải được một số lượng cử tri nhất định ủng hộ và đề cử, đồng thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm. Nếu ứng cử viên không đạt được một tỷ lệ phiếu bầu thích hợp thì khoản tiền này phải sung công quỹ.
Trở lại vấn đề xuyên tạc cuộc bầu cử ở Việt Nam hiện nay, họ cố tình phớt lờ những quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta đã ghi nhận quyền này tại Điều 18 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”, và tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp năm 1959 (tại Điều 23), Hiến pháp năm 1980 (tại Điều 57), Hiến pháp năm 1992 (tại Điều 54), Hiến pháp năm 2013 (tại Điều 27). Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”. Luật Bầu cử số 85/2015/QH13 ở Việt Nam. Điều 2: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật này. Tại Khoản 5 Điều 4 Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2015 quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp”. Như vậy, Việt Nam không hề có hạn chế quyền ứng cử tự do của công dân nếu họ xét thấy mình đủ đức, đủ tài ra gánh vác công việc chung của đất nước và được nhân dân tín nhiệm.
Ấy vậy mà có người lại cố tình hiểu sai hoặc lờ tịt vấn đề chính và có những hành động nhắm mắt nói liều, la lối, kêu gọi Việt Nam nhất thiết phải thay đổi mô hình dân chủ theo phương Tây. Quả thật đây là một cách lập luận điển hình cho tư duy dân chủ, nhân quyền nhập ngoại. Họ không thể đánh lừa được nhân dân Việt Nam với chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi người dân có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta phải tỉnh táo phân biệt những thông tin đúng, chính thống để giữ vững niềm tin, hành động đúng đắn, tránh rơi vào luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.


11 nhận xét:

  1. những luận điệu xuyên tạc, nói xấu đảng, hạ uy tín lãnh đạo, kích động chia rẽ nội bộ đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân với đảng ... là những luận điệu luôn được những kẻ phản động, đội nốt dân chủ, bọn bán nước hại dân sống dựa vào nguồn viện trợ của các tổ chức nước ngoài vẫn thường xuyên rêu rao trên các trang mạng xã hội, trên các báo đài tự do dân chủ. Họ có biết đâu dân mình bây giờ văn minh hơn nhiều so với mười năm về trước, họ biết ai là người đem đến cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc như ngày hôm nay, chế độ nào đã từng gắn bó với nhân dân, dẫn dắt nhân dân đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do sau hàng thế kỷ phải làm nô lệ "... cha chốn ra Hòn gai cuốc mỏ, con vào miền đất đỏ làm phu. Bán thân đổi mấy đồng xu, thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng". Có được cuộc sống đổi thay ngày hôm nay dân tộc ta đã phải đổi biết bao xương máu của biết bao thế hệ đã hy sinh anh dũng, không tiếc máu xương, nằm lại chiến trường mãi mãi ở tuổi 20, để cho đất nước hồi sinh và phát triển. Dân ta đang hiểu và tin yêu Đảng hơn vì những việc làm của các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng; Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải....còn rất nhiều nhà lãnh đạo khác trên các lĩnh vực, họ ngày đêm cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Tóm lại, họ cứ rêu rao thế thôi, chẳng làm gì được đâu; vì có ở đâu trên thế giới này quốc gia lấy dân làm gốc, chính quyền từ nhân dân bầu ra, quân đội từ nhân dân mà ra; tòa án cũng là tòa án nhân dân, công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân...cái gì mà chẳng của dân; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. vậy thì làm sao phải suy nghĩ với mấy trò bôi nhọ, nói xấu, kích động luyên thuyên kia được.

    Trả lờiXóa
  2. quá đúng, không phải bàn gì thêm.

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy, trước tình hình phức tạp cho cuộc bầu cử sắp tới, các đối tượng phản động trong và ngoài nước đang tích cực lợi dụng để chống phá Việt Nam. Đó là những tên phản động lưu vong, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hay một số văn nghệ sỹ cực đoan, quá khích. Chúng ta cần nhận biết rõ những đối tượng này, để không tin không nghe theo những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc sự thật của chúng, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển triển của đất nước. Chúng ta hãy đoàn kết, chung sức, chung lòng bảo vệ tổ quốc bằng những hành động thiết thực, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hãy thể hiện tinh thần yêu nước đúng cách, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

    Trả lờiXóa
  4. Hay. Như thế là rõ ràng bộ mặt bọn phản động rùi.

    Trả lờiXóa
  5. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta là không thể chia rẽ được đâu lũ phản quốc. Toàn Đảng, toàn dân ta vững tin vào kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết rất hay, có giá trị. "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ".
    Đoàn kết, Đoàn kết, Đại Đoàn kết vì một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. tôi nhất trí với Thesuvathoicuoc là trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta phải tỉnh táo phân biệt những thông tin đúng, chính thống để giữ vững niềm tin, hành động đúng đắn, tránh rơi vào luận điệu xuyên tạc của kẻ thù

    Trả lờiXóa
  9. Theo tôi mỗi người dân cần có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa