Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN LÀ BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG TRONG BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN



 Xây dựng thế trận lòng dân lµ vÊn ®Ò ®ßi hái tÊt yÕu kh¸ch quan trong t×nh h×nh hiÖn nay
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Trong các thời đại, dân tộc ta thường xuyên phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh. Tuy vậy, chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục kẻ thù, thời đại nào cũng viết lên những trang sử vàng son chói lọi được dệt lên bởi sức mạnh của lòng dân “sức dân mạnh như nước”, "chở thuyền và lật thuyền cũng là dân". Bất kỳ triều đại nào, thời đại nào, giai đoạn nào không dựa và sức dân thì đề thất bại. Hồ Quý Ly tuy vẫn biết "lòng dân là một sức mạnh cực lớn", nhưng do chính sách chứa đựng nhiều yếu tố xa dân, nên khi đất nước bị xâm lược, dù có hệ thống thành trì vững chắc, quân sĩ đông, nhưng rốt cuộc phải cam chịu thất bại… Bài học xương máu đó để rồi cha «ng đã nêu lên tư tưởng “chúng trí thành thành”, coi đó là bức thành vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng này đã trở thành luận điểm cơ bản có tính chất kinh điển trong kho tàng lý luận quân sự Việt Nam. “Khoan thư sức dân” để có “lòng dân”, tạo lên ‘đồng lòng” luôn được coi là “thượng sách giữ nước”. "dựng nước phải đi đôi với giữ nước"; hết sức chăm lo “quốc phú, binh cường”, tạo được cái thế “yên ngoài, ổn trong”, nhằm ngăn ngừa chiến tranh để xây dựng đất nước, "ngụ binh ư nông"; "tận dân vi binh", "cử quốc nghênh địch". Để chiến thắng kẻ địch đông và mạnh, không chỉ riêng  quân đội đánh giặc, mà toàn dân phải tham gia bằng mọi phương thức; không chỉ đánh giặc trên lĩnh vực quân sự mà trên tất cả các mặt trận: kinh tế, chính trị, ngoại giao…; không chỉ thắng chúng riêng bằng con người, mà phải bằng cả hình sông, thế núi; bằng tất cả sức mạnh của đất nước, của dân tộc.
Bằng những luận cứ khoa học và cách mạng, Chủ nghĩa Mác - Lê nin lần đầu tiên đã phát hiện và khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân quyết định sự phát triển của xã hội, chính nhân dân lao động là người làm nên lịch sử. Đây là một chuyển biến cách mạng trong nhân thức về lịch  sử, là một trong những cơ sở lý luận  do chính Đảng của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần cúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội. Bởi vì, quần chúng nhân dân là lực lượng sản suất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là dông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Mặt khác, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức... của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hoá tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hoá tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
Kế thừa tư tưởng của ông cha ta và lý luận chủ nghĩa mác - Lenin về vai trò của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn nêu cao tư tưởng cách mạng là của dân do dân và vì dân. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến ‘lòng dân”, “sức dân’, “đại đoàn kết dân tộc” và theo Người, “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”….để tạo sự đoàn kết toàn dân, muôn người như một “chỉ một ý chí”, ‘thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm lô nệ” thì phải có chính sách hợp lòng dân, vì con người, vì nhân dân, trong thời bình cũng như trong thời chiến. Người nhấn mạnh: sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó chúng cũng bị thất bại”. 
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn phát huy cao độ sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của cả dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại, ghi vào sử sách nước nhà những mốc son chói lọi. Trong các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là các Văn kiện từ Đại hội lần thứ VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định quan điểm “lấy dân làm gốc”. Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII một lần nữa Đảng ta khẳng định: cần thể chế hóa và thực hiện phương châm: “Dân biết, dân ban, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngày nay, trong giai đoạn đất nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mớí, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có những thuận lợi mới, thời cơ mới, song vẫn còn nhiều trở lực và thách thức; Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương quan trọng về đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Chúng ta tiếp tục thực hiện phương hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tử chủ, tự cường và ngày càng hiện đại, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới là: Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hôị và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Nền quốc phòng của chúng ta là nền quốc phòng toàn dân, đặc điểm căn bản của nó là dựa trên cơ sở sức mạnh của nhân dân. Xây dựng thế trận lòng dân phải thực sự quan tâm đúng mức trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân trên quy mô cả nước cũng như từng đơn vị, từng địa phương, từng khu vực phòng thủ. Xây dựng các khu vực phòng thủ phải thực sự coi trọng xây dựng cơ sở chính trị - xã hội trong nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới đất nước, vào thắng lợi của chủ nghĩa xẫ hội, đồng thời phải luôn cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đọan chống phá của kẻ thù
Thế kỷ XX, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, “Thế trận lòng dân” đã phát huy đến cao độ, trở thành biểu tượng của nhân dân thế giới trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ quyền tự quyết dân tộc và nhân phẩm của con người. 
Tuy vậy, những thập kỷ gần đây, nhất là sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã gây lên cơn trấn động tư tưởng mạnh mẽ. bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đảy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” khiến nhiều người hoang mang, dao động, nghi ngờ về sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, Trước bối cảnh đó, những khó khăn trong nước đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, đã có không ít người, kể cả cán bộ, đảng viên dao động tư tưởng, tán dương ca ngợi chủ nghĩa tư bản, hoang mang trức sức mạnh của các loại vũ khí hiện đại….Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các thế lực thù địch ngoài nước và trong nước đang tập trung công phá giành dật trái tim và khối óc của nhân dân - lực lượng làm lên sự nghiệp cảu cách mạng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, xây dựng thế trận lòng dân đang là vấn đề ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng và cảu chế độ ta hiện nay.

8 nhận xét:

  1. nhất trí với quan điểm của tác giả.

    Trả lờiXóa
  2. nhất trí với quan điểm của tác giả.

    Trả lờiXóa
  3. Hồ Nguyên Trừng đã thốt lên rằng "thần không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo". chính vì vậy trong mọi điều kiện và mọi thời đại đều phải chăm lo đến quyền lợi, xây dựng lòng dân vững chắc. đặc biệt trong giai đoạn hiện nay phải không ngừng tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân.

    Trả lờiXóa
  4. Hồ Nguyên Trừng đã thốt lên rằng "thần không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo". chính vì vậy trong mọi điều kiện và mọi thời đại đều phải chăm lo đến quyền lợi, xây dựng lòng dân vững chắc. đặc biệt trong giai đoạn hiện nay phải không ngừng tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Hồ Nguyên Trừng đã thốt lên rằng "thần không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo". chính vì vậy trong mọi điều kiện và mọi thời đại đều phải chăm lo đến quyền lợi, xây dựng lòng dân vững chắc. đặc biệt trong giai đoạn hiện nay phải không ngừng tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân.

    Trả lờiXóa
  7. Thế trận lòng dân Cự Nẫm
    (Cảm nghĩ về một xã anh dũng, kiên cường chống Pháp 1946 -1948: Xã Cự Nẫm huyện Bố trạch – Quảng bình)

    Oai hùng tiếng trống ngũ liên
    Thanh la, tiếng mõ, kinh hồn khiếp Ta
    Lọt vào địa võng thiên la
    Hào sâu, tường đắp, tre làng bủa vây
    Liên thôn, nối xóm chông cài
    Chòi cao, vọng gác bố bày khắp nơi
    Tiêu lệnh đã sắp đặt rồi
    Cẩn mật canh gác: “con ruồi khó qua”
    *
    Nghĩ sâu, nhận thấy giống sao
    Thế trận “Gia trang Chúc” nào nữa đây*
    ***
    Có người hỏi: làm sao được vậy?
    Bởi là do dẫn dắt của Đảng ta
    Từ tỉnh xuống huyện đến xã nhà
    Tuyên truyền dân: muôn người như một
    Không gì bằng: Tự do Độc lập
    Ta chung tay giữ lấy quê nhà
    Cả Cự Nẫm chỉ hát một bài ca:
    “Thà chết, quyết không chịu làm nô lệ!”
    Lòng yêu nước tự ngàn xưa, thức dậy
    Được thổi bùng lên thành ngọn lửa hồng
    Đập tan hết: lũ thực dân, phản động
    Xứng đáng danh là con Lạc cháu Hồng
    *
    Những trí tuệ sắc bén được kết tinh**
    Kẻ thù nghe Cự Nẫm: lại giật mình
    “Làng chiến đấu” được công nhận điển hình
    Ngọn cờ đầu của trường kỳ Kháng chiến
    ***
    Những bài ca đã đi vào bất hủ
    Luôn nhắc tên đến xã Anh hùng
    Cự Nẫm của khúc ruột miền Trung
    “Bình Trị Thiên khói lửa” rất hào hùng
    Vang vọng xa suốt chiều dài Đất nước

    Chú thích: *Chúc gia trang là một làng gồm 3 thôn trong truyện thủy hử của văn học TQ
    Tổ chức phòng chống tấn công của Lương sơn bạc rất hiệu quả
    **Huyện ủy Bố trạch đã chỉ đạo: áp dụng phương kế phòng thủ từ sử sách vào thực tế
    31/10/2011
    Lưu sinh Nguyễn Chí Đức

    Trả lờiXóa