Nơi chia sẻ và nói lên những quan điểm theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Lên án những tư tưởng thù địch chống phá cách mạng và sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam XHCN.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022
Giải pháp đấu tranh với vấn đề lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Giải pháp đấu tranh với vấn đề lợi dụng tôn giáo
chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay
SÁNG TẠO KHÔNG NGỪNG ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
SÁNG TẠO
KHÔNG NGỪNG ĐỂ THÚC ĐẨY
SỰ PHÁT
TRIỂN ĐẤT NƯỚC
PHẠM THỊ ĐOAN TRANG LÀ MỘT CÁ NHÂN VI PHẠM PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐÃ BỊ ĐƯA RA XÉT XỬ
Giải pháp đấu tranh với vấn đề lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Giải pháp đấu tranh với vấn đề lợi dụng tôn giáo
chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay
SÁNG TẠO KHÔNG NGỪNG ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
SÁNG TẠO
KHÔNG NGỪNG ĐỂ THÚC ĐẨY
SỰ PHÁT
TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Luận
điệu suy diễn, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga - Ukraine
Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần nêu
quan điểm chính thức về xung đột Nga - Ukraine, đó là Việt Nam kêu gọi các bên
liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua
tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế,
ấy thế nhưng, trên Internet, mạng xã hội, một số người lại đang cố tình đưa ra
những luận điệu sai trái, suy diễn xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh
dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Ngày
2/3, tại phiên họp khẩn cấp lần thứ XI, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã
thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Sau khi nghị quyết trên
được thông qua và thông tin các nước thành viên LHQ thể hiện quan điểm, trên
một số diễn đàn Internet, mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước đã đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn rằng quan điểm của Việt Nam
là “mơ hồ, không rõ ràng”, Việt Nam đã không đi theo số đông, cố tình tìm cách
lựa chọn quan điểm trung lập đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Từ
việc nêu những câu hỏi mang tính suy diễn chủ quan, nhiều bài viết đưa ra luận
điệu quy chụp, cho rằng các quốc gia chọn giữ thái độ trung lập là những quốc
gia “phần lớn đổ lỗi cho phương Tây đã kích động các điều kiện dẫn đến cuộc
xung đột này”. Có trang mạng dùng thủ đoạn đưa ra thăm dò rồi cho những thành
phần trong nhóm click vào lựa chọn theo chủ ý của người đặt bình chọn, từ đó
lấy cớ vu cáo “người dân ủng hộ đa số” còn quan điểm của Nhà nước “chỉ là thiểu
số”! Cá biệt, có luận điệu xuyên tạc rằng, phải chăng Việt Nam đang ngấm ngầm
ủng hộ cho cuộc chiến tranh, quay lưng với hoà bình? Trong khi đó, trên một số
trang báo nước ngoài xuất hiện các luận điệu mang tính chỉ trích, phê phán việc
thông tin cuộc xung đột trên báo chí trong nước, từ đó tìm cách hướng lái nhằm
cuốn người đọc theo chủ đích, ý đồ của họ. Thậm chí, một số bài viết còn đưa ra
những luận điệu theo kiểu lập lờ đánh lận con đen, đưa ra những câu hỏi, nghi
vấn mang tính quy chụp, bôi nhọ quan điểm, uy tín Việt Nam trong quan hệ đối
ngoại. Nhiều bài viết bằng lối phân tích tỏ ra có trình độ, hiểu biết kiểu
“chuyên gia” song thực chất nhận thức rất lệch lạc, lộ rõ ý đồ, động cơ chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đối
với vấn đề xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính
thức của mình. Ngày 1/3, phát biểu khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn
cấp lần thứ XI thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng
phái Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của chính
dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, cuộc
chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi
thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị áp đặt và sử dụng vũ lực
để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với
những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Với trải nghiệm của chính mình,
Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ
sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời
sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác”.
Đại
sứ nêu rõ, trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Mọi tranh chấp quốc tế
cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng
chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các
quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này. Trên cơ sở
đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh: “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm
leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh,
nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các
bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những
khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới
nói chung”.
Ngày
3/3, tại họp báo thường kỳ, trả lời báo chí về việc bỏ phiếu của Việt Nam,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Quan
điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại về
tình hình Ukraine”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng
tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động
sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại
đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh để đạt được các giải pháp lâu dài có
tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên trên cơ sở phù hợp với Hiến
chương LHQ và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Như
vậy, xuyên suốt trong các tuyên bố, phát ngôn, quan điểm nhất quán của Việt Nam
là kêu gọi chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm
giải pháp lâu dài cho các bất đồng. Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra
cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào của Việt
Nam đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột
giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không “thiên vị” hay đứng về bất kỳ một
bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine. Những luận điệu cho rằng Việt
Nam đứng bên này để chống bên kia, “cổ suý chiến tranh” là hoàn toàn sai trái,
bịa đặt.
Hiến
pháp năm 2013 và Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011) của Việt Nam đã nêu rõ chính sách đối ngoại của
Việt Nam là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại;
bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên
tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Về chính sách quốc phòng, Việt
Nam đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam giữ vững nguyên tắc 4 không: Không tham gia
liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho
nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước
khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để giành độc lập dân tộc và tự do, bảo vệ
nền hòa bình của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu.
Bằng các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất qua nhiều thế hệ, dân tộc Việt
Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền
được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, quyền được tự quyết vận mệnh của
mình. Bởi vậy, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một môi
trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế giới
ngày càng tốt đẹp.
Đối với Việt Nam, cả Nga và
Ukraine đều là đối tác quan trọng. Do đó, Việt Nam kêu gọi Nga và Ukraine giảm
căng thẳng, ngừng bắn, bảo đảm an ninh an toàn, nhu cầu thiết yếu của người
dân, bảo đảm an ninh an toàn cho cộng đồng người nước ngoài đang sống tại
Ukraine, trong đó có người Việt Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không
thay đổi, đó là Việt Nam không đứng về bên này chống bên kia hay ngược lại mà
luôn đứng về lẽ phải, về công lý, luật pháp quốc tế.
Như vậy, những luận điệu sai
trái, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine
trên Internet, mạng xã hội của một số cá nhân, tổ chức thực chất là nhằm bôi
nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách đối
ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Văn Mạn
PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG ĐẤT NƯỚC RƠI VÀO THẾ YẾU, LẠC HẦU ĐỀU DO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
PHÊ PHÁN
QUAN ĐIỂM CHO RẰNG ĐẤT NƯỚC RƠI VÀO THẾ YẾU, LẠC HẦU ĐỀU DO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG
Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng “bốn không” trong quan hệ quốc tế
Việt Nam kiên định
chính sách quốc phòng “bốn không”
trong quan hệ quốc tế
Thủ đoạn bôi nhọ chính sách bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine!
Thủ đoạn bôi nhọ chính sách bảo hộ công dân
Việt Nam tại Ukraine!
Tuy
nhiên, các thế lực thù địch và những thành phần tự xưng đấu tranh cho dân chủ,
nhân quyền luôn rêu rao các quan điểm sai lệch về chính sách bảo hộ công dân
Việt Nam ở nước ngoài nhằm gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của
công dân trong và ngoài nước đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Luận điệu này thể
hiện trên một số điểm sau:
Thứ nhất, phủ nhận vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại
Nga và Ukraine trong hỗ trợ người dân sơ tán khỏi vùng chiến sự. Truyền thông
hải ngoại như đài RFA, BBC tiếng Việt, VOA, facebook của tổ chức khủng bố Việt
Tân… đã vẽ ra bức tranh quy kết chính quyền Việt Nam “đứng ngoài lề, dửng dưng
với những người dân đang kẹt lại tại khu vực xung đột Nga – Ukraine”. RFA ngày
11/3/2022 đăng tải bài viết về thực trạng người dân Việt Nam tại Ukraine và vu
cáo “Không thấy vai trò của toà đại sứ Việt tại các quốc gia đó ở đâu! Lại cái
cảnh “dân giúp dân” như tại Việt Nam thời COVID-19 hoành hành!”. Qua đó, nội
dung bài viết phủ nhận những nỗ lực của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Nga
và Ukraine trong việc đưa ra các phương án bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ
những người dân và cho rằng, khi chiến sự nổ ra đã không quan tâm sơ tán người
dân. Đây là luận điệu nguy hiểm, đánh vào tâm lý những người dân đang kẹt lại
các điểm nóng và gây hoang mang cho người dân trong nước về tình hình cộng đồng
người Việt tại Ukraine.
Thứ hai, làm giảm niềm tin của người dân
trong nước đối với hoạt động quản lý của cơ quan chức năng liên quan đến hỗ trợ
người dân tại các quốc gia đang xung đột, chiến tranh. Sau khi vụ án liên quan
đến hành vi nhận hối lộ của một số cá nhân tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao được
cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, các thế lực thù địch, giới dân chủ
tự xưng đã khoét sâu vào những sai phạm này để quy chụp, bôi nhọ. Nhiều bài
viết các đối tượng vu cáo chính quyền Việt Nam bao che, dung túng sai phạm, đồng
thời rêu rao, kích động người dân không tin tưởng vào những hoạt động hỗ trợ
của chính quyền đối với kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Họ nhắc lại những chiến
dịch sơ tán người dân tại Bắc Phi, Trung Đông giai đoạn 2011-2014, đưa các
clip, hình ảnh, bài viết sai lệch về việc người Việt “phải tự mình xoay xở” với
hoàn cảnh khó khăn, từ đó suy diễn, vu cáo cơ quan ngoại giao của Việt Nam
không thực hiện chính sách bảo hộ công dân Việt ở nước ngoài.
Thứ ba, bôi lem hình ảnh, uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế, mục đích để thế giới nhìn nhận Việt Nam là quốc gia
thiếu trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề nóng trên thế giới. Việt Nam đã
tham gia ký kết các Công ước về ngoại giao theo luật pháp quốc tế nên các cơ
quan ngoại giao Việt Nam có cơ sở để lên tiếng yêu cầu các quốc gia đang có
xung đột, chiến tranh phải có trách nhiệm đối với cộng đồng người Việt Nam.
Thực tế, các cơ quan đại diện ngoại giao luôn đi đầu trong nắm diễn biến tình
hình và thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản, tính mạng cho công dân theo
chính sách bảo hộ của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế có
những góc nhìn thiếu khách quan, trung thực trong đánh giá hoạt động của cơ
quan ngoại giao của Việt Nam. Một số tổ chức thiếu thiện chí đưa ra thông tin,
hình ảnh sai lệch nhằm bôi lem, hạ uy tín Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế,
các hội thảo đa phương, thậm chí lên án Việt Nam tại các phiên điều trần của
nghị viện Mỹ, EU… Một số cơ quan truyền thông phương Tây tô vẽ góc nhìn lệch
lạc, trái với bản chất, tạo ra dư luận xấu về hình ảnh của Việt Nam, mục đích
làm cho quốc tế nhìn nhận Việt Nam là quốc gia thiếu tin cậy, thiếu trách
nhiệm, thậm chí hướng lái thành “đứng ngoài cuộc” trong tham gia giải quyết các
điểm nóng, xung đột trên thế giới.
Thực
tế, những hoạt động tích cực của các cơ quan chức năng Việt Nam thể hiện xuyên
suốt, từ chủ trương, chính sách đến hành động bảo hộ công dân Việt Nam tại nước
ngoài. Điều đó được biểu hiện ở các nội dung:
Một là, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định
công dân Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế, cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế-xã hội và hội nhập sâu rộng với thế giới. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
khẳng định chính sách nhất quán “nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân”.
Nhằm cụ thể hóa tinh thần này của Đại hội XIII, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31
nhấn mạnh cần “triển khai toàn diện, mạnh mẽ, kịp thời, hiệu quả công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người Việt Nam ở nước ngoài”; “chăm lo, hỗ trợ đồng bào ta, nhất là ở
những địa bàn khó khăn”. Đối với các điểm nóng, xung đột trên thế giới như tại
Ukraine hiện nay, Chính phủ đã gửi Công điện 201 ngày 26/2/2022 về việc “Bảo hộ
công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại
Ukraine”, yêu cầu các bộ, ngành, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ukraine và
các nước lân cận Ba Lan, Nga, Rumania, Hungaria, Slovakia phối hợp chặt chẽ
trong việc triển khai các phương án bảo hộ công dân, đảm bảo an ninh, an toàn,
các điều kiện cần thiết để sơ tán công dân Việt Nam khỏi vùng chiến sự, đến các
nước lân cận và về nước nếu có nguyện vọng.
Hai là, dưới góc độ luật pháp, Việt Nam cam kết thực hiện chính sách bảo hộ
công dân tại nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật
pháp quốc tế. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài
được Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bảo hộ” (Khoản 3, Điều 17). Luật Quốc tịch
Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng
của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết,
phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực
hiện sự bảo hộ đó” (Điều 6, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung
năm 2014). Việt Nam cũng đã chủ động sửa đổi Luật Cơ quan đại diện nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhằm phù
hợp với Công ước quốc tế như Nghị định thư bổ sung Công ước Geneva về bảo hộ
nạn nhân trong các cuộc xung đột quốc tế; Công ước Viên về quan hệ ngoại giao
năm 1961.
Ba là, xuất phát từ thực tế thực hiện
chính sách bảo hộ công dân Việt Nam ở các nước trên thế giới luôn được Chính
phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và xác định đó không chỉ là lợi ích của mỗi cá
nhân mà còn thể hiện trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam đối với công dân khi
công tác, học tập làm ăn ở nước ngoài theo tinh thần “không ai bị bỏ lại đằng
sau”. Ngày 6/3/2022, trong cuộc làm việc với Bộ Ngoại giao liên quan đến sơ tán
công dân Việt từ Ukraine khỏi vùng chiến sự, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã
nhấn mạnh: Công tác bảo hộ công dân cần được đặc biệt quan tâm; quá trình tổ
chức cần thực hiện những chuyến bay miễn phí đưa trường hợp khó khăn về nước,
đồng thời phải thực hiện nhất quán “ưu tiên phụ nữ, trẻ em, người già”. Đó là
minh chứng cho những lời hứa thực hiện bảo hộ công dân Việt tại nước ngoài nhằm
thực hiện cam kết của Chính phủ với người dân trước những diễn biến phức tạp
tại Ukraine.
Mặt
khác, trong những năm qua, Việt Nam đã từng tổ chức nhiều phương án, biện pháp
thiết thực như lập cầu hàng không sơ tán người lao động ở Libya năm 2011 và
2014; đưa hành khách ra khỏi châu Âu do núi lửa phun trào năm 2010; giải cứu
hành khách bị kẹt tại Thái Lan do khủng hoảng chính trị năm 2008; vận chuyển
công dân Việt Nam trở về từ Malaysia, Trung Đông các năm 2005-2007… Năm 2021,
Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên
quan tổ chức gần 600 chuyến bay đưa hơn 130.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và
vùng lãnh thổ về Việt Nam.
Thực
tế đó thể hiện rõ chủ trương, chính sách và hành động thiết thực của Việt Nam
trong công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài; là bằng chứng sinh động phủ nhận
những luận điệu sai trái, vu cáo của các thế lực xấu./.
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022
Việt Nam không “thiên vị” hay đứng về bất cứ một bên nào xoay quanh xung đột giữ Nga-Ukraine
Trên trang
blog Tiếng Dân, đối tượng Trần Văn tung tin, tán phát các bài viết xuyên tạc,
cho rằng Việt Nam “tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít, cổ vũ cho phân biệt chủng
tộc” trong cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine…Đây là thông tin, bài viết sai trái,
vu cáo, bịa đặt sai sự thật.
Tại phiên họp
đặc biệt do Liên Hiệp quốc tổ chức về tình hình Ukraine,
Việt Nam lên tiếng kêu gọi các bên đối thoại và bảo vệ người dân. Phát biểu tại
cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại
Liên Hiệp quốc - chia sẻ từ lịch sử phải trải qua chiến tranh đau thương dai dẳng
của chính mình, Việt Nam thấy rằng chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ
các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt
và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Lập trường nhất
quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa
bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp quốc, đặc biệt
là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia,
không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Về tình
hình Ukraine, Việt Nam bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế,
chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp
lâu dài cho các bất đồng. Việt Nam luôn hoan nghênh các cuộc đối thoại giữa
Ukraine và Nga và mong muốn các bên liên quan tiếp tục duy trì đối thoại, hướng
tới giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên
Hiệp quốc.
Thái Bình
Tỉnh táo nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Trong cuộc đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch thì việc nhận diện các loại quan
điểm sai trái, thù địch đặc biệt quan trọng. Hiện nay cơ bản nổi lên các loại
quan điểm sai trái, thù địch đó là: (1) Loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của
Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng; (2) Loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng,
xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; (3) Loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; (4)
Loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng; (5) Loại lợi dụng những
sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng; (6) Loại ca ngợi với
những giá trị khác nhau của chủ nghĩa tư bản…
Từ những nhận
diện trên, có thể thấy, các quan điểm sai trái, thù địch rất tinh vi, đa dạng,
phong phú. Các loại ý kiến này có liên hệ với nhau và cùng mục tiêu chung là chống
phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Muốn đấu tranh chống lại các quan điểm
sai trái, thù địch này một cách hiệu quả cần kiên trì, bình tĩnh và phải thực
hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Với từng loại quan điểm sai trái, thù địch chúng
ta phải có đối sách riêng, phù hợp. Trong cuộc đấu tranh này, dù thuộc loại
quan điểm sai trái, thù địch nào trong 6 nhóm biểu hiện trên cũng cần quán triệt
tốt một số nguyên tắc cơ bản:
Một là, đứng vững trên lập trường của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các quan điểm
sai trái, thù địch.
Hai là, phân biệt rõ quan điểm thù địch,
quan điểm sai trái và xem xét xem chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có các
phương pháp đấu tranh, phê phán cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Đối với các quan điểm
thù địch, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện, triệt
để trên nhiều phương diện lý luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, thực tiễn. Phân
biệt những quan điểm sai trái do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ với những
quan điểm sai trái do cố ý, cố tình để có phương thức đấu tranh phù hợp.
Ba là, vận dụng uyển chuyển nguyên tắc
khách quan trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Bốn là, quán triệt nguyên tắc dân chủ
trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Lập Trường
Phạm Thị Đoan Trang là một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam đã bị đưa ra xét xử
Trên trang blog VOA Tiếng việt
tán phát bài “Phạm Đoan Trang sẽ được Đệ nhất Phu nhân Mỹ vinh danh Phụ nữ can
đảm Quốc tế 2022”. Đây là bài viết thiếu khách quan và không phù hợp cần phải
viết đúng thực tế đang diễn ra, bởi Phạm Thị Đoan Trang, một cá nhân vi phạm
pháp luật Việt Nam đã bị đưa ra xét xử và đang thi hành án phạt tù.
Ngày
14-12-2021, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị
Đoan Trang (SN 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) về tội “Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”theo quy định tại Điều
88, khoản 1 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Nhà nước Việt
Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người,
trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.
Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên
quan, được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
của Việt Nam và được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt
Nam trong thời gian qua.
Phạm Thị Đoan
Trang bị bắt giữ và xét xử do có những hành động vi phạm pháp luật nhiều lần,
nghiêm trọng, liên hệ với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn
phẩm trái phép có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho
xã hội./.
Nhìn
Thẳng
Gạc Ma- Không bao giờ bị lãng quên
Cách đây đúng 34
năm, vào rạng sáng ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến
công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn
thuộc chủ quyền của Việt Nam. 6 chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo
100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực
thi nhiệm vụ tại đây. Bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh
lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngoan cường và dũng cảm chiến
đấu để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền.
Mặc dù vậy, do
chiếm ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công của
hải quân Trung Quốc đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam bị
cháy, bị chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân
Trung Quốc bắt đưa đi và nhiều người bị thương.
Đã hơn 3 thập
niên trôi qua, nhưng không phải ai cũng nhận diện được đầy đủ và chuẩn xác về sự
kiện đầy bi thương này. Song, cho dù tiếp cận từ góc độ nào đi chăng nữa thì
cũng cần phải khẳng định: Thứ nhất, những hành động gây chiến của quân Trung Quốc
tại vùng biển quần đảo Trường Sa là hành động bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm một cách trắng trợn luật pháp và thông
lệ quốc tế. Cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam
của hải quân Trung Quốc (tháng 3-1988) là sự tiếp nối của cuộc chiến tranh xâm
lược (1979) và hoạt động xâm lấn biên giới (kéo dài đến 1989) của Trung Quốc đối
với Việt Nam lúc bấy giờ. Thứ hai, cuộc chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt
Nam bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 là một cuộc chiến bắt buộc để bảo vệ chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong cuộc chiến
này, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hết sức kiềm chế, nhưng mọi sự
kiềm chế đều có giới hạn. Một khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, đồng đội bị
tàn sát, bắn giết... họ buộc phải cầm súng và khi đã cầm súng thì chiến đấu quả
cảm đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo-bộ phân thiêng liêng của
lãnh thổ Việt Nam.
Hành động chiến
đấu quả cảm, sự hy sinh của những người lính biển đã tạc nên dáng đứng Việt Nam
giữa biển khơi lộng gió, là lời hô đanh thép của những người lính Trường Sa xin
hứa với đất mẹ, xin nhắn nhủ các thế hệ mai sau là quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ
quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ và lãnh hải
thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta./.
Vững tâm
Đoan Trang và lộ trình trở thành kẻ phản bội
Phạm Thị Đoan Trang không còn là cái tên xa lạ với nhiều người. Được biết đến là một người có tư tưởng, hành vi chống đối quyết liệt, Phạm Thị Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”… Theo hồ sơ vụ án, Phạm Thị Đoan Trang từng tốt nghiệp trường Hà Nội - Amsterdam và Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Sau khi ra trường, Trang làm phóng viên cho báo điện tử Vnexpress trong 2 năm, sau đó làm nhân viên Công ty quảng cáo HAKI, nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC, cộng tác viên báo Vietnamnet và có gần 3 năm làm phóng viên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh. Năm 2013, do xuất cảnh đi nước ngoài không xin phép nên Trang đã bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc thôi việc.
Trong chuyến xuất cảnh trái phép này, Trang đã bị một số đối
tượng chống đối chính quyền dẫn dắt, móc nối, lôi kéo. Trở về nước, Trang trực
tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, đồng thời, đứng
sau lôi kéo lập nhóm “Du ca Sài Gòn”, “Tuổi trẻ làm đẹp quê hương”, tụ tập, khuếch
trương lực lượng chống đối trong nước, tập hợp lực lượng chống đối trong giới
văn nghệ sĩ, trí thức trẻ. Đoan Trang cũng lập và điều hành các trang mạng “Luật
khoa tạp chí”, “Phamdoantrang.com”, “The Vietnamese”, viết, tán phát nhiều bài
viết, cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền
tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ.
Cũng theo hồ sơ vụ án, Phạm Thị Đoan Trang là thành viên cốt
cán của Tổ chức VOICE và được số đối tượng cầm đầu tổ chức này giao phụ trách
nhân sự, trực tiếp tuyển lựa, duyệt người trước khi đưa ra nước ngoài để huấn
luyện, đào tạo cách thức hoạt động chống phá chính quyền. Trang cũng là một
trong những người sáng lập và duy trì hoạt động của Nhà xuất bản Tự do - một tổ
chức dân sự trá hình, hoạt động “chui”, chuyên xuất bản, in ấn và phát hành các
ấn phẩm có nội dung tiêu cực, xuyên tạc, kích động bạo lực, chống phá Đảng, Nhà
nước.
Theo cáo trạng, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Phạm Thị
Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu, bài viết có nội
dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể, Trang có hành vi
tàng trữ các tài liệu như: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt
Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam";
"Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc
thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam"... Đây là những
tài liệu có nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt
gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối,
chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, Trang xác nhận mình
là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm
tác giả viết báo cáo này bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải
trên trang điện tử do mình lập ra. Nhiều lần trả lời phỏng vấn đài nước ngoài
như BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA), Trang đã có phát ngôn tuyên
truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
Cáo trạng khẳng định, Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách
nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các
tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Căn cứ vào những
tài liệu, chứng cứ, HĐXX nhận định, hành vi tuyên truyền xuyên tạc đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân của Phạm Thị Đoan
Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN
và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự
vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất
định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong
thời gian dài.
Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không
khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh. HĐXX đã
tuyên phạt Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 88, BLHS năm 1999.
Bản thân Phạm Thị Đoan Trang là người có nhận thức, hiểu biết,
từng công tác tại một số cơ quan báo chí nhưng lại vi phạm pháp luật thời gian
dài, có tư tưởng chống đối sâu sắc, hoạt động chống phá chính quyền nhân dân
quyết liệt. Việc Phạm Thị Đoan Trang chịu án phạt tù là lẽ hiển nhiên. Ấy thế
nhưng, một số cá nhân, tổ chức lại đăng tải những thông tin, luận điệu xuyên tạc,
bôi nhọ, vu cáo Việt Nam.
Gạc Ma: Tổ quốc là vĩnh cửu
14/03/2022 06:00 GMT+7Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc... Câu nói của anh hùng liệt sĩ - thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma 34 năm trước là một tuyên ngôn bất tử về Trường Sa.
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 64 chiến
sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên “Vòng tròn bất tử” vì Tổ quốc.
34 năm trôi qua, chúng ta nhắc lại sự kiện này để thêm một lần tưởng nhớ,
ghi ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc và tái khẳng định chủ quyền quốc gia
dân tộc đối với quần đảo Hoàng sa, Trường Sa.
64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã gác lại bao hoài bão, dâng hiến
tuổi thanh xuân của mình để xác lập chủ quyền biển đảo. “Không được lùi bước.
Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân
chủng”. Câu nói của anh hùng liệt sĩ - thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy
trưởng đảo Gạc Ma 34 năm trước không chỉ thể
hiện khí phách anh hùng của những người lính giữa biển khơi, mà còn là tư thế
của những người làm chủ thực sự chủ quyền biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào.
Đó như là một tuyên ngôn bất tử về Trường Sa. Với họ, Tổ quốc luôn là vĩnh
cửu và không có sự hy sinh nào cao cả hơn, thiêng liêng hơn bằng sự hy sinh vì
Tổ quốc. Sự hy sinh của họ, dân tộc Việt Nam luôn khắc ghi.
Họ là
một phần của lịch sử
34 năm qua, sóng biển có thể xóa nhòa dấu vết nhưng không bao giờ xóa nhòa
được ký ức bi tráng của người dân đất Việt về những con người quả cảm, không
tiếc máu xương để gìn giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Máu của các anh đã hòa lẫn vào biển xanh, xương của các anh đã hòa tan vào
đáy đại dương. Sự hy sinh của những người anh hùng được dựng thành tượng đài
bất tử về tình yêu Tổ quốc.
34 năm qua, Biển Đông vẫn chưa ngơi bão tố.
Thời gian có lùi xa bao nhiêu, lịch sử có biến đổi thăng trầm như thế nào thì
cuộc chiến đấu tự vệ và bảo vệ quần đảo Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt
Nam vẫn luôn luôn thức tỉnh khối óc và lay động trái tim mỗi người Việt về
nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Bảo tàng ngầm hình tròn quanh hồ nước với 64 bông hoa muống biển bao quanh
lá cờ Tổ quốc, biểu tượng cho 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Đây là nơi trưng
bày các bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và đảo Gạc Ma nói riêng. Quảng trường Hòa bình hướng ra Biển Đông với
khu “mộ gió” của 64 liệt sĩ Gạc Ma với đầy đủ họ, tên, địa chỉ là tình cảm của
nhân dân trong đất liền luôn hướng ra những người lính đảo.
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã dần trở thành địa chỉ quen thuộc của đồng
bào, chiến sĩ cả nước, của thân nhân các cựu chiến binh Gạc Ma và đồng đội mỗi
khi đến ngày 27/7 và ngày 14/3 suốt 5 năm qua.
Rất nhiều năm, cứ đến dịp 14/3, Ban liên lạc cựu chiến binh Gạc Ma - HQ 604
gặp gỡ nhau để tổ chức lễ tri ân, tưởng nhớ 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày
14/3/1988. Những người lính già lặng lẽ, trang nghiêm, đẫm lệ thắp nến, thả đèn
hoa đăng và những vòng hoa trên biển tri ân đồng đội.
Tổ quốc không quên các anh, lịch sử sẽ khắc ghi tên các anh và đồng đội
luôn tưởng nhớ các anh - những người anh hùng nắm tay nhau làm nên vòng tròn
bất tử giữa biển khơi.
Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma là “địa chỉ đỏ” để góp phần nhắc nhở,
giáo dục các thế hệ mai sau về một sự kiện đau thương và anh dũng với những
người đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Ký ức
bi tráng không thể xoá nhoà
Trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa, chúng ta có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý.
Bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường
Sa, Hoàng Sa đã được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế và nhiều nhà khoa học
khẳng định. Đó là, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã
chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này, ít nhất là
từ thế kỷ 17, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào.
Văn kiện Đại hội 13 của Đảng nêu rõ quan điểm nhất quán, trong đó có các
nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên: Giữ vững môi trường hòa bình, kiên quyết,
kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
vùng trời, vùng biển của Tổ quốc; Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các
lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo...
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta luôn cần quán
triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ quyền biển đảo là chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc
gia thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái “bất biến”. Cái “vạn biến” là cách
ứng xử linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Trong bối cảnh Biển Đông thường có “sóng” từ bên ngoài đe dọa chủ quyền
quốc gia, chúng ta luôn phải kiên định đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng
giải pháp hòa bình, bằng sức mạnh tổng hợp: đấu tranh chính trị, đấu tranh
ngoại giao, chứng cứ lịch sử và pháp lý. Đối mặt với các hành động khiêu khích,
gây hấn, chúng ta kiên trì, tránh xung đột. Nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm,
chúng ta sẵn sàng đáp trả bằng quyền tự vệ chính đáng.
34 năm đã lùi xa, nhắc lại Gạc Ma để thế hệ trẻ đang thụ hưởng nền hòa bình
luôn biết tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân đã xác lập chủ quyền và thực
thi chủ quyền, đã chiến đấu và hy sinh vì chủ quyền biển đảo, để sống có trách
nhiệm hơn và yêu Tổ quốc mình hơn.
Quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine và việc bảo hộ, bảo vệ công dân Việt Nam ở Ukraine là không thể phủ nhận
Những ngày qua, lợi dụng tình hình Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc quan điểm, thái độ của Việt Nam đối với sự kiện này; phủ nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong bảo hộ, bảo vệ công dân Việt Nam ở Ukraine. Trong bài viết “Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm gì để giúp cho người Việt ở Ukraine”, với cái nhìn phiến diện, thái độ thiếu thiện chí, Phạm Minh Vũ cho rằng Việt Nam “ủng hộ Nga, cổ súy chiến tranh”, “thờ ơ, bỏ mặc người dân ở Ukraine”… Rõ ràng đây là những quan điểm sai trái của phần tử phản động, cần phải nhận diện và đấu tranh bác bỏ. Bởi vì:
Thứ
nhất, Việt Nam đã bày tỏ quan điểm rõ ràng đối với cuộc xung đột giữa Nga và
Ukraine.
Từ khi chiến
sự giữa Nga và Ukraine nổ ra, Việt Nam đã nhiều lần nêu lên quan điểm chính
thức về vấn đề này. Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Hoàng
Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nêu rõ: Việt Nam đã
nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng pháp luật quốc tế và Hiến
chương LHQ. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa
bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ,
bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực.
Cùng với đó,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định “Quan
điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại về
tình hình Ukraine” và nhấn mạnh “Chúng tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần
kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong
và tổn thất đối với dân thường, nối lại đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh
để đạt được các giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các
bên có liên quan trên cơ sở phù hợp với Hiến chương LHQ và nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế”.
Hơn bất cứ
quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam đã chịu nhiều gian khổ, đau thương trong
chiến tranh. Vì vậy Việt Nam luôn đề cao những giá trị tự do, độc lập, hòa
bình. Quan điểm của Việt Nam là các bên giảm căng thẳng, ngừng bắn, bảo đảm an
ninh, an toàn, nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm an ninh an toàn cho
cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine. Việt Nam luôn khẳng định lập
trường không thay đổi, đó là Việt Nam không đứng về bên này chống bên kia hay
ngược lại, mà luôn đứng về lẽ phải, về công lý và luật pháp quốc tế. Nên việc
cho rằng Việt Nam không có quan điểm rõ ràng, đứng về bên này để chống bên kia,
“cổ súy chiến tranh” là những luận điệu sai trái, hòng bôi nhọ, hạ thấp danh
dự, uy tín của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Việt
Nam.
Thứ
hai, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động tích cực, chủ động để bảo hộ, bảo
vệ người Việt ở Ukraine.
Từ khi
chiến sự giữa Nga và Ukraine nổ ra Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam
luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời, dành ưu tiên cao nhất cho công tác
bảo hộ công dân, bảo vệ công dân và pháp nhân Việt Nam. Chúng ta đã tích cực hỗ
trợ bà con người Việt đang sinh sống ở Ukraine, nhanh chóng ra khỏi vùng bom
đạn, trở về nước hoặc tạm ổn định cuộc sống ở những nước thứ ba với những việc
làm cụ thể, thiết thực: Ngày 24/2, Thường trực Ban Bí thư có văn bản chỉ đạo,
trong đó có yêu cầu về việc bảo hộ công dân Việt Nam ở Ukraine. Thực hiện ý
kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt giải
quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine do Phó Thủ tướng Thường
trực Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng.
Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Công điện về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam
cùng một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine; chỉ đạo bảo đảm an
ninh và an toàn cao nhất về tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng
cho công dân và pháp nhân Việt Nam ở Ukraine; đồng thời xây dựng phương án sơ
tán công dân và thành viên cơ quan đại diện khi cần thiết, triển khai hỗ trợ về
nơi ở, lương thực, thực phẩm thiết yếu và các điều kiện cần thiết khác.
Ngày 3/3,
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện cho Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn
Hồng Thạch để kiểm tra công tác bảo hộ công dân theo chủ trương của Đảng, Nhà
nước.
Với sự nỗ
lực, tích cực của Tổ công tác bảo hộ công dân cùng các đơn vị liên quan của Bộ
Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với cơ quan
đại diện Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận, đến trưa 3/3 hầu hết bà con
ở Kiev, Odessa và Kharkov được sơ tán khỏi vùng chiến sự đến các nước lân cận
như Ba Lan, Romania, Slovakia, Hungary, Séc. Đến ngày 12/3, các cơ quan đại
diện Việt Nam đã đón hơn 4.500 người sơ tán từ Ukraine sang các nước lân cận.
Cùng với đó,
Chính phủ và các doanh nghiệp (Sun Group và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam)
đã phối hợp tổ chức các chuyến bay đưa người Việt rời khỏi Ukraine về nước.
Tính đến 13/3, đã có 4 chuyển bay đưa gần 1.200 công dân Việt Nam và thành viên
gia đình từ vùng chiến sự Ukraine về nước an toàn. Công dân Việt Nam và thành
viên gia đình tại Ukraine có nhu cầu hồi hương sẽ được vận chuyển về Việt Nam
miễn phí, không phải trả bất cứ chi phí nào. Chứng kiến những hoạt động đó,
nhiều người dân bày tỏ sự cảm ơn đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã quan
tâm đến kiều bào xa quê hương và đã dành riêng những chuyến bay cứu trợ để đưa
bà con về nước.
Phạm Thị Đoan Trang là ai?
Ngày 12/3/2022, trang blog VOA Tiếng Việt phát tán bài: “Phạm Đoan Trang sẽ được Đệ Nhất Phu nhân Mỹ vinh danh Phụ nữ can đảm Quốc tế 2022”, nội dung cổ súy cho các hoạt động chống phá của đối tượng Phạm Đoan Trang; vu cáo các cơ quan chức năng Việt Nam “sách nhiễu, giám sát, đe dọa, tra tấn nhiều lần và xét xử” đối tượng này, yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang. Vậy Phạm Đoan Trang là ai và đã vi phạm luật pháp Việt Nam như thế nào?
Ngày 14/12/2021, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị
Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Phạm
Thị Đoan Trang (SN 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) từng
làm phóng viên của một số tờ báo, kênh truyền hình. Năm 2013, Trang xuất cảnh,
sau đó bị các đối tượng phản động lôi kéo vào đường dây chống phá Đảng, Nhà
nước. Sau
khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được
sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới
phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính
trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm
đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật
thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình
thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt
Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của
Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay
đổi chính sách nhân quyền…
Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống
đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản
biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của
đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để
xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm
chống Đảng, Nhà nước. Trang cùng Trịnh Hội – đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái
gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp các
nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ thống
luật pháp Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm
tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng
vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên
truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn "kỹ năng", cách thức đối phó với
cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn
hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ
ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở
Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật
khu”... kích động lật đổ chế độ. Với những hành vi vi phạm pháp luật
của mình, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo
Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù về
tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Có thể khẳng định ở Việt Nam, Đảng và Nhà
nước luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do
ngôn luận của công dân. Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn
khổ pháp luật. các quốc gia đều xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do
ngôn luận, đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt
đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên
tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp. Đối tượng Phạm Thị Đoan Trang đã
lợi dụng quyền tự do, ngôn luận để thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật. Do vậy, quá trình điều tra, xét xử là đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật. Đây cũng là lời cảnh tỉnh chung cho những kẻ
đã và đang có ý định lợi dụng quyền tự do, ngôn luận để vi phạm
pháp luật Việt Nam.
KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM
Trong những ngày qua, khi chính trường thế giới liên tục dậy sóng trước những căng thẳng leo thang xoay quanh quan hệ giữa Nga và Ukraine. Lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội, bất mãn chống đối lại “thừa nước đục thả câu”, đưa ra những luận điệu xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam. Trên các trang mạng, diễn đàn, tài khoản mạng xã hội chúng liên tục đăng tải tin, bài có nội dung phê phán, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam trong quan điểm, cách nhìn nhận, ứng xử trước các vấn đề liên quan đến xung đột giữa Nga và Ukraine… từ đó hướng dư luận trong và ngoài nước hiểu sai lệch về Việt Nam.
Lợi dụng vấn đề Việt Nam bỏ phiếu
trắng thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine, các bài viết phản
động đưa ra những nhận định xiên xẹo, xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt
Nam. Chúng cho rằng, “Việt Nam thuộc phe thiểu số, không dám công bố chi tiết
cuộc bỏ phiếu”. Khi cùng bỏ phiếu trắng như Trung Quốc, chúng đưa ra luận điệu,
“Việt Nam rơi tõm vào sự lệ thuộc, vào vết xe đổ của Trung Quốc”. Chúng còn đưa
ra những bình luận nhằm chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín, vai trò của Bộ Ngoại
giao Việt Nam.
Có thể khẳng định những luận điệu
này là “lệch lạc”, “sai trái”, “thù địch”, nhằm công kích vào quan điểm, đường
lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam
nói chung cũng như quan điểm và ứng xử đối với tình hình tại Ukraine nhằm hạ
thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, uy tín và tầm ảnh hưởng của
Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước tiên, phải khẳng định rằng
Việt Nam là quốc gia yêu chuộng và luôn đề cao hòa bình, hòa hợp dân tộc. Bởi chính
Việt Nam hiểu giá trị của hòa bình, khi trải qua bao thăng trầm của lịch sử,
qua ngàn năm dựng nước và giữ nước, với muôn vàn đau thương, mất mát và hy
sinh. Hơn ai hết toàn thể Nhân dân Việt Nam ý thức rõ được giá trị của nền hòa
bình, độc lập, tự do. Chính vì thế, Việt Nam không muốn chiến tranh và cũng
không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, như đã và đang
xảy ra tại Ukraine. Đúng như phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái
Đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp quốc tại phiên họp đặc biệt của Đại hội
đồng Liên Hiệp quốc ngày 01/3 khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về
giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp công việc
nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại,
chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng
vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không
“thiên vị” hay đứng về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và
Ukraine.
Như vậy, tinh thần hòa bình, hữu
nghị, trọng công lý và chính nghĩa trong chính sách ngoại giao của Việt Nam nói
chung, đối với xung đột giữa Nga và Ukraine thời gian qua nói riêng vừa thể
hiện sự cứng rắn, vừa mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển, đảm bảo lợi ích tối
thượng của quốc gia, dân tộc, góp phần khẳng định và nâng tầm Việt Nam trên
trường quốc tế. Đồng thời đây cũng là minh chứng đanh thép để đập tan những âm
mưu, ý đồ, chiêu trò, luận điệu xuyên tạc về chính sách ngoại giao của Việt Nam
trong thời qua của các thế lực thù địch./
Giữ vững ngọn lửa yêu nước
Ngày 14.3.1988, nhằm ngày 27 tháng giêng âm lịch, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm đảo đá chìm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Nhiều người trong số họ đã nằm lại mãi mãi nơi đáy biển sâu.
Phải
đến những năm 2010, 2011 thì những thước phim thực tả về sự kiện Gạc Ma, Trường
Sa mới được lan truyền trên mạng Internet. Nhiều người dân Việt Nam mới có thể
"chứng kiến", cảm nhận được một phần nào sự thật về cuộc chiến khốc
liệt, không cân sức này. Không người con dân Việt nào có thể cầm được nước mắt
mỗi lần xem thước phim với hình ảnh những người lính Hải quân Việt Nam dầm mình
trong nước biển đến thắt lưng, tay nắm tay nhau, kiên cường chiến đấu và anh
dũng hy sinh nhằm quyết giữ biển đảo quê hương.
Do
đó bản thân chúng ta cần sự bình tĩnh nhìn nhận “sự kiện lịch sử” này một cách
khách quan, khoa học và cầu thị; đừng vội kết luận hay đổ lỗi, đừng vội đòi hỏi
hay ngồi chờ, hãy tự mình tìm lấy câu trả lời từ nguồn thông tin chính thống,
đa dạng ấy, từ những nhân chứng sống, những người trong cuộc. Không nên chỉ chú tâm vào 28 phút giao tranh sáng
14/3 và chiến công oanh liệt và bi tráng của 64 chiến sĩ hải quân nhân dân
Việt Nam ở Gạc Ma, nhưng không thấy được thắng lợi toàn cục trong chiến dịch bảo
vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988 trong điều kiện vô cùng khó khăn, ngặt nghèo và
nguy hiểm. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận các vấn đề lịch
sử bằng tư duy khoa học, khách quan, cầu thị và thiện chí, dùng đối thoại thẳng
thắn và kịp thời để hóa giải các tin đồn thất thiệt. Đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động tưởng niệm,
tri ân thân nhân các gia đình liệt sĩ hay thăm viếng khu tưởng niệm Chiến sĩ
Gạc Ma ở Cam Ranh, Khánh Hòa, cũng nhằm thắp lên ngọn lửa thiện nguyện, để giữ
ấm lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Giúp giáo dục ý thức tự hào
lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
của những thế hệ cha ông.