Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC VỀ QUỐC PHÒNG - AN NINH NGÀY NAY

Nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch xác định lĩnh vực quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang là một trong những mục tiêu trọng yếu phải tập trung phá hoại, làm suy yếu. Tham vọng ngông cuồng và ảo tưởng của họ là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang. “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất phương hướng chính trị, không thực hiện đúng chức năng,... luôn là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch. Vì thế, chúng tập trung phá hoại bằng nhiều thủ đoạn hết sức đa dạng, tinh vi và thâm độc, trong đó, thông tin xuyên tạc về lĩnh vực quốc phòng - an ninh, mà trọng điểm là Quân đội và Công an đang được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để thực hiện mưu đồ trên.
Những thông tin và luận điệu xuyên tạc liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh mà các thế lục thù địch tung ra hoàn toàn là những thông tin vu khống, bịa đặt, không đúng sự thật về tình hình quốc phòng - an ninh của đất nước. Đó là những thông tin không có căn cứ khoa học, thực tiễn, hoặc là những thông tin, luận điệu dựa trên những sự kiện quốc phòng - an ninh có thật, đã và đang diễn ra nhưng được lập luận theo lối xảo trá, “đánh lận con đen”, thêu dệt, thổi phồng một cách vụng về, nhằm xuyên tạc bản chất, hướng người nghe, người đọc đến những suy diễn tiêu cực, kích động người tiếp nhận thông tin tiến hành các hoạt động biểu tình, chống phá gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Nội dung thông tin và luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh hiện nay hết sức đa dạng, với nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng không khó nhận diện. Chủ yếu vẫn là: đòi “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an, phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang và sự nghiệp quốc phòng, an ninh; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng về công tác quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là “thế trận lòng dân”; xuyên tạc mục đích của các hợp đồng mua bán vũ khí, trang bị cho Quân đội và Công an, quy kết rằng: Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh để chống lại một nước thứ ba, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực; xuyên tạc mục đích các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta tới các nước và nguyên thủ các nước tới thăm Việt Nam, nhất là chuyến thăm tới các nước lớn; xuyên tạc, bóp méo tình hình khiếu kiện, mất ổn định và cách giải quyết của lãnh đạo, chính quyền ở một số địa phương; xuyên tạc lịch sử và thực trạng tình hình biên giới, hiện trạng trên biển. Thậm chí, chúng còn dàn dựng những tình huống va chạm với cảnh sát giao thông để quay phim, chụp ảnh rồi tuyên truyền xuyên tạc bản chất sự việc. Chúng đặc biệt chú ý đến trạng thái tâm lý của quân và dân ta, của dư luận xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội và Công an; đặt lợi ích kinh tế đối lập với lợi ích quốc phòng - an ninh; đối lập giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm phủ định vai trò của quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, v.v.
Không khó để nhận thấy lực lượng tiến hành các hoạt động thông tin và đưa ra những luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh gồm cả những đối tượng phản động trong nước và ngoài nước, những kẻ cơ hội chính trị, thành phần bất mãn với chế độ, những kẻ ham lợi ích vật chất, bị thế lực thù địch móc nối, mua chuộc, dụ dỗ. Bên cạnh đó, cũng có một số người do kém hiểu biết, bị thiếu thông tin chính thống hoặc người có hiểu biết nhưng bàng quan và thiếu ý thức chính trị đã có những hành động, phát ngôn không đúng, vô tình tiếp tay tuyên truyền cho các thế lực thù địch, phản động.
Để thực hiện các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thống, hiện nay chúng triệt để lợi dụng in-tơ-nét với các trang mạng của một số đài nước ngoài phát tiếng Việt, đặc biệt là Facebook và Blog (với khả năng siêu kết nối, Facebook đang là lựa chọn số một cho hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc của chúng). Đối tượng chúng hướng đến để tuyên truyền những thông tin, luận điệu xuyên tạc là các tầng lớp nhân dân, nhưng trọng tâm, trọng điểm là giới trẻ (thanh niên, học sinh, sinh viên) nhằm tạo lập lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước ta.
Các hoạt động thông tin và luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh được tiến hành ở mọi thời điểm, nhưng cường độ cao và quyết liệt nhất vẫn là vào các ngày lễ lớn của dân tộc, khi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại quốc phòng - an ninh, hoặc khi tình hình an ninh, chính trị - xã hội, tình hình biên giới, biển, đảo có những diễn biến phức tạp, nhạy cảm.

Mục đích của những thông tin và luận điệu xuyên tạc đó là làm xấu hình ảnh của Quân đội và Công an trước nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo, cách thức giải quyết sự việc liên quan đến quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, truyền bá tư tưởng, đạo đức, lối sống phương Tây vào Quân đội, Công an, làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ, lơi lỏng nhiệm vụ, rơi vào lối sống thực dụng, từng bước tác động nhằm làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và truyền thống tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Cùng với các hoạt động khác, mục tiêu cuối cùng của chúng là phủ định sự lãnh đạo của Đảng ta đối với Quân đội và Công an, vô hiệu hóa Quân đội, Công an khi đất nước có biến động.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

VẠCH TRẦN NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHỦ NHẬN MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Qua 30 năm đổi mới (1986 – 2016), đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là sự cạnh tranh về chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo ngày càng quyết liệt giữa các nước diễn ra ở nhiều khu vực, trong đó có Biển Đông; sự chống phá quyết liệt bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong nước, những hạn chế, khuyết điểm vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết; những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làm cho kinh tế phát triển thiếu ổn định, chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, thậm chí một số cán bộ, đảng viên non kém về bản lĩnh chính trị và sự nhạy cảm về chính trị muốn phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ cho rằng “chủ nghĩa xã hội là con đường mù mờ, không có tương lai”, “đi vào ngõ cụt”, “đã bị lịch sử phủ định”; “ngày xưa trong thời kỳ phong kiến đã có chủ nghĩa xã hội đâu mà vẫn giữ được độc lập dân tộc”, “lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là do ý chí chủ quan của Đảng”; “chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng được, miễn là dân giàu, nước mạnh”. Những quan điểm trên đây không thể đứng vững được trước sự phê phán của lý luận và thực tế lịch sử.
Trong thời kỳ trước đây, các triều đại phong kiến tiến bộ ở nước ta đại diện cho dân tộc đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước. Khi đó chưa có chủ nghĩa xã hội. Trên thế giới, lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội được đề cập đến khi chủ nghĩa Mác ra đời, và thực tiễn chứng minh khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công. Do đó, nếu đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ phong kiến là phi lịch sử và không thể dựa vào đó để phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta. Những quan điểm phủ nhận trên đã có cái nhìn sai lệch về chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa, nó cường điệu những thành tựu của chủ nghĩa tư bản mà không thấy hoặc coi nhẹ những khuyết tật, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Hiện tại, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển, nhất là về kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ. Tuy vậy, về bản chất, chủ nghĩa tư bản dù có những điều chỉnh thích nghi thì vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công.
Những người phủ nhận mục tiêu của cách mạng Việt Nam còn có cái nhìn định kiến với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây ở một số nước. Họ đồng nhất chủ nghĩa xã hội hiện nay với những khuyết tật trong mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết trước đây, không thấy những thành tựu trong đổi mới, cải cách đang diễn ra ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cu Ba. Cần phải hiểu rõ rằng: sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung, mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội – mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp. Chủ nghĩa xã hội với những phẩm giá tốt đẹp vẫn là lý tưởng mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới; những giá trị cao cả của nó vẫn tồn tại trong đời sống nhân loại. Điều này được minh chứng rõ ở phong trào xã hội “cánh tả”, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang từng bước phục hồi.

Thời gian gần đây xuất hiện trên internet và một số ấn phẩm in, tán phát những quan điểm sai trái, như đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Họ nói “Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị, đang kìm hãm tự do, dân chủ, chia rẽ dân tộc”; họ yêu cầu “Việt Nam ngày nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ” . Thực chất, họ muốn chúng ta phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; Đảng phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, từ bỏ hệ tư tưởng Mác – Lênin, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa để chuyển sang dân chủ tư sản, tức là từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là những quan điểm sai trái, thù địch, cản trở sự phát triển của đất nước ta./.

THẾ NÀO LÀ “TRÔNG GIẢ TẠO” TRỊNH BÁ PHƯƠNG

Chẳng là, vào sáng 28/1 (tức mùng 1 Tết Đinh Dậu), sau khi chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bách bộ, đi xe buýt chúc tết người dân Thủ đô.
Trong tiết trời ấm áp của ngày đầu xuân mới, Tổng Bí thư và đoàn lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã lên xe buýt tuyến Hồ Gươm tham quan trung tâm Hà Nội; thư thái đi bộ quanh bờ Hồ, ân cần thăm hỏi, chúc Tết khi gặp người dân và du khách tham quan tại đây. Sau đó, Tổng bí thư và các lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ; di tích lịch sử văn hóa Đình Nam Hương, tưởng nhớ công ơn các vị tiên hiền, tiên liệt, các vị liệt tổ, liệt tông đã dày công xây dựng và bảo vệ non sông đất nước; gặp một gia đình du xuân bên hồ Hoàn Kiếm, Tổng bí thư chúc Tết, bế cháu bé và lì xì cho em bé Hà Nội bước sang tuổi mới.
Đó là những hình ảnh rất đẹp trong ngày đầu năm mới, cho thấy sự thân thiện, gần  gũi của người đứng đầu Đảng với người dân. Vậy nhưng, ngày 31/1/2017, Trịnh Bá Phương, con trai của trùm zân oan Cấn Thị Thêu (đang thụ án 20 tháng tù giam về tội gây rối trật tự công cộng), trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ - VOA tiếng Việt đã nói rằng đó là những hình ảnh “trông giả tạo”.
Trịnh Bá Phương nói: “Đây là một vở diễn để gần dân. Ông Trọng bế những đứa trẻ như thế, nhưng thực tế là trong những ngày giáp Tết, có nhiều đứa trẻ phải xa mẹ của nó như trường hợp của hai đứa con của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những con nhỏ của chị Nga. Cả chị Thúy Nga và chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì đang ở trong tù. Nhà nước cộng sản họ bắt bỏ tù những người mẹ để họ cách ly những đứa con ra khỏi mẹ là những tội ác”.
Còn zân chủ Lã Việt Dũng (một gã không ít lần chơi gái bị đánh te tua) lại cố tình xuyên tạc: “Công an dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản đã bắt người ta ngay trước Tết, không cho những đứa trẻ đấy được ăn Tết, mà ông Trọng lại thể hiện hình ảnh là ông ta rất là yêu nhi đồng”.
Chẳng biết, hình ảnh Tổng Bí thư đi thăm người dân ở Hà Nội là “giả tạo” hay những lời nói từ miệng của Trịnh Bá Phương và Lã Việt Dũng là giả tạo? Mẹ con Trịnh Bá Phương đã không ít lần cố tình ăn chặn tiền của zân oan, zân chủ để làm giàu cho mình thế nhưng giờ lại mở miệng nói những lời lẽ kiểu giả nhân giả nghĩa. Vì sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga bị bắt là câu chuyện đã quá rõ. Họ bị bắt vì vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rất rõ, đó là hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga không thuộc trường hợp này nên việc họ bị bắt có gì sai?
Ngày đầu năm mới, hình ảnh người đứng đầu của Đảng đi thăm hỏi, chúc tết người dân, các cụ già, em bé, thắp hương thành kính trước anh linh của tiên tổ, các vị liệt tổ, liệt tông là một hình ảnh rất đẹp và gần gũi. Càng gần gũi hơn, khi Tổng Bí thư đi xe buýt để được chiêm nghiệm, hưởng cảm giác của những người dân bình thường. Đó là điều đáng ủng hộ đấy chứ.

Lãnh đạo gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thương dân đó là điều rất đáng trân trọng. Hiểu dân, lắng nghe nhân dân chỉ được bắt nguồn từ sự gần gũi và thân thiện này. Hãy đừng chửi đổng, sủa bậy thưa các vị zân chủ cuội Trịnh Bá Phương và Lã Việt Dũng.

SỰ PHI LÝ TRONG NHỮNG LUẬN ĐIỆU PHỦ NHẬN KẾT QUẢ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC TA

Qua ba mươi năm đổi mới (1986 - 2016) - Một chặng đường lịch sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhìn tổng thể, không những nhân dân ta mà cả bạn bè quốc tế cũng đã thừa nhận rằng, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong những thành tựu này, điều dễ nhận thấy nhất và cũng là thành tựu lớn nhất là tăng trưởng kinh tế. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Đời sống của nhân dân ngày một cải thiện. Sự thật này là hiển nhiên, thế nhưng không hiểu vì sao vẫn còn có những thông tin lạc lõng trên mạng xã hội “dự đoán”, “nhận định” rằng, “nền kinh tế Việt Nam sắp sụp đổ”, “kinh tế Việt Nam xám xịt”, “sớm muộn thì Việt Nam cũng sẽ phải rời bỏ con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”...
Trước hết cần phải khẳng định rằng, những “dự đoán”, “nhận định” của một số người nói trên không có gì là mới mẻ vì cách đây 5 năm họ cũng đã đưa ra điều này. Thực tế nền kinh tế của Việt Nam 5 năm qua đã chứng minh hùng hồn rằng những “dự đoán”, “nhận định” của họ là không chính xác. Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê đã khẳng định: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm 2015 cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét".
Nếu so sánh cả giai đoạn từ năm 1996 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đã đạt khoảng 7%/năm. Đây là tỷ lệ tăng cao bậc nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam từ nước có mức thu nhập thấp khoảng 98 USD/người năm 1990 (bằng 1/4 chuẩn nước thu nhập thấp) đã tăng lên 400 USD/người năm 2000 và năm 2010 đã đạt 1.200 USD/người (vượt chuẩn nước thu nhập thấp khoảng 1.000 USD/người) và năm 2015 đã đạt GDP bình quân khoảng 2.200 USD/người...
Không chỉ các báo cáo của Việt Nam mà báo cáo của nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam 30 năm qua trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là thành tựu của mấy năm gần đây. Tờ Financial Times của Anh mới đây nhận định: Mặc cho “màn đêm u ám” bủa vây các nền kinh tế mới nổi, Việt Nam vẫn là một trường hợp ngoại lệ khi tiếp tục nằm ở “phía bên kia” của bức tranh. Số liệu của bộ phận nghiên cứu Capital Economics cho thấy, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng với Việt Nam, chỉ có 4 quốc gia châu Âu được hưởng lợi tăng trưởng xuất khẩu nhờ giá dầu giảm, bao gồm: Ru-ma-ni, Cộng hòa Séc, Hung-ga-ry và Ba Lan. Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế Ru-ma-ni, Cộng hòa Séc và Hung-ga-ry không có sự tăng trưởng đáng kể nào về tổng sản phẩm (GDP) từ năm 2008-2014 thì kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tới 40% trong suốt giai đoạn...
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế mới nổi trên thế giới đạt tốc độ tăng trưởng khả quan năm 2015, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn ì ạch… Hãng này cho rằng, trong khi tình hình giá cả hàng hóa nhìn chung sụt giảm khiến hàng loạt nền kinh tế mới nổi hàng đầu lâm vào tình cảnh điêu đứng, một số nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ và Việt Nam gây bất ngờ khi đạt tốc độ tăng trưởng tích cực. Theo thống kê của Bloomberg, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới.
Theo CNBC, một báo cáo của Moody’s Investors Service cũng nhận định, trong khi các nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Bra-xin, Nam Phi đang ở trong tình trạng nguy hiểm, Ấn Độ và Việt Nam lại là một câu chuyện khác. Báo cáo cho rằng, hai quốc gia này vẫn là điểm sáng nhất trong khu vực và được xem là điểm đến tốt nhất cho các nhà đầu tư. Ngoài Ấn Độ, chuyên gia A-lếch Uôn-phơ (Alex Wolf) của tập đoàn đầu tư Standard Life còn đặt hy vọng vào Việt Nam. Ông A-lếch Uôn-phơ cho biết, Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu thực sự về khả năng phục hồi. Hơn nữa, thị phần xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đang trên đà gia tăng.
Theo số liệu của FDI Markets-bộ phận nghiên cứu về đầu tư nước ngoài của Financial Times, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng mặc cho các thị trường mới nổi khác chứng kiến sự sụt giảm mạnh.
Khối Nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố Triển vọng kinh tế Việt Nam 2016. Đánh giá chung của ngân hàng này là năm 2015 GDP Việt Nam tăng nhanh nhất trong vòng 8 năm qua, trong khi lạm phát đã tăng chậm lại chỉ còn 0,6%. Các dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân.
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) về “Triển vọng kinh tế toàn cầu” cũng đưa ra bình luận, Hiệp định TPP vừa mới hoàn tất dự kiến cũng sẽ góp phần làm bùng nổ thương mại. Và nếu đưa Việt Nam vào hệ quy chiếu này, Việt Nam đang có những thời cơ rất lớn.
Trong Báo cáo về ngành phát triển ứng dụng di động Việt Nam, Viện Chính sách tiến bộ-PPI (Mỹ) vừa xếp hạng Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về phát triển ứng dụng di động; đánh giá cao tiềm năng và chính sách hỗ trợ công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng di động. PPI cho rằng, ngành phát triển ứng dụng di động ở Việt Nam đang thu hút gần 29.000 lao động chất lượng cao, góp phần tích cực phát triển kinh tế tri thức.
Gần đây, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện một số bài phân tích về nợ công và bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) của Việt Nam. Đại đa số các bài viết đều có thiện ý tốt, tiếc rằng cũng có bài đưa các số liệu chưa chính xác và kèm theo đó là các bình luận thiếu căn cứ như: “Việt Nam sắp vỡ nợ”, “nợ công của Việt Nam cao nhất thế giới”… Sự thật không phải là như vậy. Như vậy, nợ công của chúng ta đang ở mức mà Quốc hội cho phép và không phải là “cao nhất thế giới”. Để giảm gánh nặng nợ công, giảm bội chi NSNN, Chính phủ dự kiến mức bội chi NSNN bình quân của giai đoạn 2016-2020 tính theo Luật NSNN hiện hành khoảng 4,9% GDP; đồng thời đặt mục tiêu dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Để đạt được định hướng về dư nợ công và bội chi NSNN nêu trên, Chính phủ đã yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó quan trọng nhất là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển ở mức cao hơn giai đoạn 2011-2015, tạo điều kiện tăng thu NSNN, giảm áp lực chi NSNN về an sinh xã hội. Đồng thời, thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ công; điều chỉnh chính sách thu; cơ cấu lại chi ngân sách. Trong đó: Đẩy mạnh huy động các khoản vay trung, dài hạn, triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; ưu tiên bố trí chi trả nợ. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ, giảm dần hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ; rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay về cho vay lại, để giảm thiểu phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ. Tăng cường phát triển thị trường vốn trong nước cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hóa kỳ hạn phát hành, trong đó tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên…
Với những người dân ở Việt Nam, nếu ai đã từng chứng kiến cuộc sống trước thời điểm Đổi mới đất nước thì đều cảm nhận được sự thay đổi diệu kỳ. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, Việt Nam đã dư thừa lương thực. Cảnh đường làng ngập ngụa bởi bùn đất ngày nào đã không còn nữa bởi hầu hết các con đường làng bây giờ đã được bổ bê tông, được trải nhựa. Chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tại các đô thị, những khu nhà “ổ chuột” hiện đã không còn nữa, thay vào đó là những khu đô thị hiện đại, khu chung cư cao cấp. Những con đường cao tốc ngày một vươn dài... Nhiều công trình mới to đẹp, hiện đại đã mọc lên ngày càng nhiều, tô điểm cho đất nước.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể và những vấn đề sâu xa trong nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn khá nhiều những hạn chế, bất ổn. Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận ra vấn đề này và đã "bắt mạch, kê đơn" những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã chứng tỏ hiển nhiên thành tựu đổi mới của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế. Với những bình luận, nhận định áp đặt chủ quan, thiếu căn cứ và mang nặng tư tưởng thù địch của một số người về thực trạng nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị dư luận và người dân Việt Nam bác bỏ.


Cảnh giác trước hành vi kẻ thù sử dụng internet

Ngày nay, internet và điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, thật giả lẫn lộn, từ đó lôi kéo, hướng dư luận theo quan điểm sai trái… vậy nên người dân cần tỉnh táo không để bị mắc lừa bởi những thông tin bịa đặt đó.
Phương thức mà các đối tượng chống phá trên mạng internet trong thời gian gần đây là xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo một số địa phương... Bằng các bài viết xuyên tạc, đả kích, âm mưu của chúng nhằm phá hoại nội bộ hòng gây chia rẽ trong lãnh đạo cấp cao, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi và làm suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Đảng, Nhà nước và chế độ với ngôn từ giật gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem.
Thống kê của cơ quan chức năng: trong năm 2016 đã phát hiện gần 800 tài khoản facebook, gần 300 kênh Youtube của các đối tượng chống đối trong và ngoài nước thường xuyên đăng tải thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Như vụ Nguyễn Chí Khương (23 tuổi, trú tại Bến Tre) quay và đăng tải lên Facebook đoạn clip bịa đặt “đoàn xe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm Bến Tre”. Trong khi hôm đó (27-10-2016), đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đang điều hành phiên họp Quốc hội tại Hà Nội. Hay rõ hơn là vụ đối tượng Nguyễn Danh Dũng (29 tuổi, trú tại TP Thanh Hóa), là chủ tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube “ThienAn TV”, đăng tải video có tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tán phát trên mạng Internet. Tương tự như vậy, gần đây là thông tin bịa đặt liên quan vấn đề nhân sự ở Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng…

Thiết nghĩ, ai cũng có quyền tự do thông tin và tiếp cận thông tin, nhưng không phải muốn nói gì, viết gì để đưa lên mạng cũng được, quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới. Trước những thông tin đó, mỗi người hãy tự biết cách bảo vệ mình. cần tỉnh táo nhận diện để không bị rơi vào sự hỗn độn thông tin, không bị kẻ xấu hướng lái, lôi kéo, biến mình thành nhà con rối của chúng.

Cảnh giác với “dân chủ” mạng

Tự do internet không có nghĩa tuyệt đối. Không phải ai thích viết gì, nói gì, muốn xâm phạm cá nhân, tổ chức nào trên internet cũng được. Ngày nay, với sự bùng nổ internet, các quốc gia căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể để đề ra các quy định quản lý phù hợp. Điểm mấu chốt là dù quản lý theo phương thức nào thì cũng nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cá nhân, tổ chức, tránh các hành vi lạm dụng phạm pháp.
Tại những nước phát triển như Hàn Quốc, người dùng phải cung cấp tên thật trên tất cả các nội dung bình luận, entry trên mạng. Đây là quy định chặt chẽ hơn so với nhiều nước khi phần lớn không bắt buộc phải nêu rõ tên thật khi chat, bình luận. Tại Singapore, nhằm thắt chặt an ninh, tất cả các máy tính được sử dụng bởi công chức Singapore sẽ bị cắt mạng internet từ tháng 5-2017. Còn tại Anh, tháng 8-2011, Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố trước phiên họp của Quốc hội: “Chính phủ sẽ trừng trị nghiêm khắc những phần tử sử dụng các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội để âm mưu gây bạo loạn và bất ổn xã hội”.
Tại “thiên đường tự do” Mỹ thì sao? Điều 2385, Chương 115, Bộ luật Hình sự Mỹ ghi: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”. Và thực tế, chính ở Mỹ mới là nơi có nhiều trường hợp bị xử lý vì người sử dụng mạng internet có hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác. Đầu tháng 9 vừa qua, báo chí tại Mỹ thông tin, tờ The Huffington Post đã đuổi việc một phóng viên vì người này đã viết bài bịa đặt về tình hình sức khỏe của ứng viên nữ Tổng thống Mỹ - bà Hillary Clinton.
Tháng 12-2016, nhằm ngăn chặn thông tin bịa đặt, cực đoan, Chính phủ CHLB Đức đưa ra yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ mạng xã hội thành lập văn phòng phản ứng ngay trong vòng 24h khi có phản ánh về phát ngôn cực đoan hoặc thông tin bịa đặt, và sẽ phạt các công ty này nếu không chấp hành, mức phạt là 500.000 Euro cho mỗi lần không thực hiện.
Rõ ràng, với hành động lợi dụng internet để xúc phạm người khác, nguy hại hơn là xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước thì không có quốc gia nào dung túng. Việt Nam đưa ra các quy định pháp luật để quản lý mạng internet là phù hợp luật pháp quốc tế và thực tiễn chung của các quốc gia trên thế giới.

Điều 25, Bộ luật dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Đồng thời, Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ các điều luật về “tội vu khống”, “tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”... để xử lý các hành vi phạm tội.
Ai cũng có quyền tiếp cận thông tin, nhưng mỗi người hãy tự biết cách bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại. Quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới, cần tỉnh táo nhận diện để không bị rơi vào sự hỗn độn thông tin, không bị kẻ xấu hướng lái, lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ mạng”, trở thành con rối của kẻ địch, sử dụng mạng internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia, dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ.

Cần đặc biệt cảnh giác với các thông tin bịa đặt, độc hại trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động hòng chia rẽ nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân và phải nghiêm trị hành vi sử dụng mạng internet phá hoại nội bộ, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

4 ĐIỀU ĐỦ ĐỂ LẬT TẨY MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ ĐEN TỐI CỦA LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM Ở GIÁO XỨ PHÚ YÊN

Nhìn lại sự việc ngày 26/9, với khoảng 600 hộ dân là giáo dân giáo xứ Phú Yên huyện Quỳnh lưu, và một số giáo dân thuộc các giáo phận khác của tỉnh Nghệ An đã được linh mục Anton Đặng Hữu Nam tổ chức thành đoàn vào toàn án nhân dân Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Fomosa do công ty này xả thải, gây ô nhiễm nặng nề môi trường biển và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bà con sống ven biển các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Nhìn bề ngoài tưởng như bình thường, nhưng thực chất chứa đựng bên trong đó là mưu đồ chính trị đen tối của những kẻ lòng lang, dạ sói, giả nhân, giả nghĩa, núp bóng tôn giáo, mạo danh chúa để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, mối quan hệ dân - Đảng, kích động bà con giáo dân chống phá chính quyền hòng gây bất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước mà đứng đầu trong vụ kiện này mà kẻ đứng đầu là linh mục Đặng Hữu Nam.
Để thấy rằng việc kết luận Linh mục Đặng Hữu Nam và một số linh mục khác thuộc giáo phận Vinh đích thị có mưu đồ chính trị đen tối là không hề “oan uổng” chỉ cần phân tích 4 ĐIỀU sau đây chúng ta sẽ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của hắn.
Thứ nhất, Fomosa bị kiện ngay cả khi họ đã chấp nhận đền bù theo yêu cầu của người dân cũng như của chính phủ Việt Nam.
Trước khi bà con vào Kỳ Anh nộp đơn kiện, Fomosa đã đồng ý đền bù thiệt hại đã gây ra cho biển Việt Nam và đền bù thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng từ sự việc này như: bà con ngư dân, diêm dân, những gia đình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ biển… Nếu như Fomosa không chấp nhận đền bù thì bà con giáo dân đi kiện là việc quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế và trước công luận Fomosa đã thừa nhận những việc làm sai trái của mình và chấp nhận đền bù thiệt hại gây ra cho biển và cho những gia đình bị thiệt hại từ sự việc này trong đó chắc chắn có bà con giáo dân giáo xứ Phú Yên. Đồng thời sẽ cùng với chính quyền các tỉnh Miền Trung khắc phục hậu quả đã gây ra cho biển miền Trung. Như vậy, Fomosa có đáng để cho bà con giáo dân đi kiện? Người dân Việt Nam có câu: “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Vậy mà… người chạy lại vẫn bị kiện, như thế có phải là bất thường? Sự bất thường đó sẽ không xảy ra nếu như không có sự xúi dục của Đặng Hữu Nam và một số chủ chăn thuộc các giáo xứ khác của giáo phận Vinh.
Thứ hai, Fomosa bị kiện ngay cả khi người dân còn chưa biết mình được đền bù như thế nào.
Tiền đền bù đã được Fomosa chuyển vào tài khoản của Chính phủ, Chính phủ và chính quyền các tỉnh có biển bị thiệt hại đã và đang rốt ráo xây dựng các phương án đền bù, nhanh chóng chuyển tiền cho những người dân bị ảnh hưởng từ sự việc này để người dân sớm ổn định cuộc sống. Việc kiện Fomosa sẽ là bình thường nếu như tiền đền bù cho người dân bị ảnh hưởng không thỏa đáng. Nhưng đằng này, trong khi tiền còn chưa đến tay người dân, người dân còn chưa biết mình được bao nhiêu, có thỏa đáng hay không mà đã đâm đơn kiện. Như vậy, việc làm này đã trở nên bất thường, tất nhiên cái bất thường ấy sẽ không xảy ra nếu không có bàn tay của những kẻ nhân danh chúa để thực mưu đồ chính trị như Đặng Hữu Nam. Bởi trên thực tế, chính hắn ta chứ không ai khác lôi kéo, tổ chức cho bà con giáo dân đi kiện.
Thứ ba, nếu là người giúp đỡ bà con giáo dân sao hắn lại phải cảm ơn bà con theo mình vào Kỳ Anh để kiện?
Tại Toàn án Nhân dân thị xã Kỳ Anh, kết thúc ngày nộp đơn thứ nhất, hắn đã khảng khái nói cảm ơn bà con giáo dân cùng hắn đi kiện và rằng sẽ không tổ chức cho bà con đi kiện nữa nếu bà con đi không trật tự. Như vậy là cái bộ mặt của một tên giả nhân giả nghĩa đã lòi ra. Thì ra chính hắn, chứ không ai khác tổ chức cho bà con đi kiện. Bên ngoài thì hắn nói với bà con giáo dân vụ kiện này là để đòi Fomsa đền bù thiệt hại cho bà con giáo dân Phú Yên và các vùng lân cận bị ảnh hưởng từ việc xả thải này. Nhưng thực tế cho thấy hoàn toàn không phải như vậy, mà thực chất núp đằng sau đó là âm mưu đồ chống phá chính quyền, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Nếu không phải là hắn tổ chức, nếu không phải vì âm mưu chính trị đen tối thì sao hắn phải nói lời cảm ơn bà con giáo dân đã theo hắn vào Kỳ Anh đi kiện? Đáng nhẽ ra người phải nói lời cảm ơn ở đây là bà con giáo dân chứ.
Thứ tư, Thiệt hại của bà con giáo dân Phú Yên có nghiêm trọng như bà con Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để người dân phải vác đơn đi kiện hay không?
Trong sự kiện Fomosa xả thải ra môi trường gây ra hậu quả nặng nề cho biển miền Trung và người dân sống ven biển trong đó có bà con sống ven biển Nghệ An, nhưng thiệt hại do Fomosa gây ra tập trung vào các tỉnh Từ Hà Hĩnh đến Quảng Trị, đây là những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Nhìn trên bản đồ chúng ta thấy, giáo xứ Phú Yên huyện Quỳnh Lưu nằm phía Đông Bắc Nghệ An, gần với Thanh Hóa. Chất thải do Fomosa thải ra theo phân tích của các nhà khoa học là chỉ trôi vào khu vực phía Nam Vũng Áng do dòng hải hưu đẩy đi. Do đó, thiệt hại gây ra cho bà con Phú Yên thực tế là rất ít. Vậy sự việc đã đủ nghiêm trọng để bà con giáo dân đi kiện? Trong khi những nơi bị thiệt hại nặng nề hơn thì không, họ vẫn tin tưởng vào chính phủ và đang chờ các phương án đền bù. Như vậy việc đi kiện của bà con Phú Yên có hơp tình, hợp lý? Xin thưa: không! Và hẳn hiên, sự không hợp tình, hợp lý ấy sẽ không xảy ra nếu không có bàn nay của những con quỷ đội lốt cha đạo để thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối của mình.
Vậy vì sao các vị chủ chăn, những con quỷ đội lốt cha đạo kia phải tổ chức cho con chiên kiện Fomosa vào lúc này? Câu trả lời đơn giản là: nếu không làm lúc này, thì sau khi nhận đền bù thỏa đáng bà con giáo dân sẽ không theo các vị đi ki kiện nữa, các vị sẽ không có cớ, không có cơ hội để lôi kéo bà con đi kiện nữa và khi đó các vị sẽ không còn công cụ trong tay để thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối của mình.

Đến đây là bà con giáo dân Phú Yên cũng như những người bị thiệt hại do vụ sả thải gây ra hẳn là đã hiểu bản chất của vụ kiện do Đặng Hữu Nam phát động và tổ chức. Và đến đây chúng ta đã thấy rõ bộ mặt thật của Đặng Hữu Nam - một linh mục đội lốt tôn giáo bất nhân, bất nghĩa, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con giáo dân để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình. Thiết nghĩ, những việc làm như vậy sẽ không đem lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc, cho bà con giáo dân và bản thân Đặng Hữu Nam, nếu những việc làm nay không dừng lại, thì sớm muộn việc Đặng Hữu Nam và những kẻ ngu muội cũng sẽ bị pháp luật trừng trị chỉ còn là vấn đề thời gian nữa và thôi.

Không cho phép xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta


Dường như đã thành quy luật, cứ đến những ngày kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị-xã hội quan trọng, như: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám, Đại hội Đảng, các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, bầu cử Quốc hội…, các thế lực thù địch, những kẻ tự xưng là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam” hoặc là “người yêu nước”, lại đưa lên các trang mạng, blog... những nội dung mang quan điểm sai trái, độc hại.
Thủ đoạn chủ yếu của họ thường là dựa vào vài ba vụ việc, sự kiện cụ thể nào đó để xuyên tạc, bóp méo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, kích động người dân bất mãn với chế độ xã hội. Thời gian gần đây, khi chúng ta đã và đang triển khai nhiều hoạt động đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống, nhất là trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”... thì các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch cho rằng đó chẳng qua chỉ là những cuộc “đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp (lại) nhóm lợi ích cũ” hoặc chỉ là để “trả thù, triệt hạ tay chân” của người này, người khác. 
Có thể khẳng định, tất cả những luận điệu xuyên tạc, bóp méo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” trên các mạng xã hội trong và ngoài nước thời gian qua đều nhằm hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động tâm trạng bất mãn của người dân trước thực trạng xã hội còn có những vấn đề chưa được giải quyết, hòng chuyển hóa xã hội ta sang một hình thức “dân chủ, nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng”. Có thể nói, khác với các đại hội trước, Đại hội Đảng lần thứ XII đã xem cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhiệm kỳ mới. Đại hội đã có một báo cáo riêng về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI:  "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", đồng thời Đại hội XII của Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện nghị quyết nói trên.
Đánh giá thực trạng xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII viết: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng. Đại hội Đảng lần thứ XII cho rằng “Bốn nguy cơ” mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) nêu lên, trong đó có tham nhũng, lãng phí, “diễn biến hòa bình” vẫn tồn tại, có mặt còn diễn biến phức tạp hơn trước với tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Đại hội XII chỉ ra rằng tham nhũng, lãng phí với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, “không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội, gây bức xúc trong dư luận, mà còn đe dọa sự tồn vong của chế độ”.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã chủ trương tiến hành kiểm tra, thanh tra nhiều lĩnh vực, những dự án có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật, xem xét những cán bộ có dấu hiệu suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm Điều lệ và các quy định của Đảng. Đặc biệt đưa ra xét xử một số vụ án lớn về kinh tế được dư luận hoan nghênh:
Tại TP Hồ Chí Minh (ngày 19-7-2016), Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử 36 bị cáo trong vụ án làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam do Phạm Công Danh chủ mưu. Ngày 9-9-2016, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Phạm Công Danh chịu mức án 30 năm tù, thu hồi nhiều khoản tiền vật chứng của vụ án để bảo đảm khắc phục hậu quả, trong đó Nhà nước có thể truy thu hàng nghìn tỷ đồng.
Về phí giao thông, theo phản ảnh của người dân và phản ánh của báo chí, trên nhiều trục đường cao tốc thực hiện theo hình thức BOT, nhà đầu tư thu phí không hợp lý, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tổng kết và đánh giá lại 5 năm thực hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông (tiến hành kiểm toán, quyết toán chặt chẽ các dự án BOT để xác định mức phí và thời hạn thu phí…); nhà đầu tư phải minh bạch về chi phí, thu phí trước công luận. Trước mắt, Chính phủ quyết định chưa tăng phí, đồng thời giảm giá phí trên một số tuyến đường... Những quyết định này đã được người dân và doanh nghiệp đồng tình, đánh giá cao.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan chức năng đã kiểm tra một số dự án, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện Dự án Núi Pháo tại Thái Nguyên; Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện Dự án Mobifone (mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) đang thua lỗ lớn... có dấu hiệu mờ ám làm thất thoát ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng)… Việc làm này của Chính phủ được dư luận đánh giá cao.
Về việc thực hiện công tác quản lý cán bộ, đảng viên, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao, như vụ kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho thấy cuộc đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống gắn liền với “lợi ích nhóm” nhằm làm trong sạch Đảng đã được khởi động một cách quyết đoán. Trong đó, lần đầu tiên có sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư.
Không phủ nhận rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... hiện nay đang diễn ra rất quyết liệt, khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã hình thành từ lâu. Chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” đương nhiên là phải nhìn lại quá trình; phải xem xét những vụ việc diễn ra trong thời gian trước; phải kiểm tra, đưa ra ánh sáng, xem xét từ sự kiện, vụ việc… có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp lý đến chuyển sang các cơ quan tư pháp, xem xét về mặt hình sự… là điều tất nhiên.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có nguồn gốc sâu xa, diễn ra từ nhiều nhiệm kỳ trước. Lẽ tất nhiên sự suy thoái về đạo đức, lối sống trước hết thuộc trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, sự suy thoái còn liên quan đến môi trường kinh tế thị trường, đến thể chế một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền... Vấn đề kiểm soát quyền lực như đồng chí Tổng Bí thư đã nói, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cơ chế kiểm soát quyền lực không chỉ tùy thuộc vào quyết định của Đảng mà còn tùy thuộc vào thể chế của Nhà nước, của Quốc hội, của Chính phủ. Đây là một nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành một cách thận trọng, bài bản... Với sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng ta có quyền tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”... do Đảng ta khởi xướng. Chúng ta không cho phép bất cứ ai được xuyên tạc về những kết quả đã đạt được bằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh này.


KHÔNG CÓ CHUYỆN QUÂN ĐỘI “TRUNG LẬP” HAY “ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ”

Trong những năm qua, thế lực thù địch, phản động tìm cách đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Một trong những nội dung các thế lực này tập trung chống phá là lĩnh vực chính trị tư tưởng, trong đó có đòi hỏi phi lý về “phi chính trị hóa” quân đội.
VỚI LUẬN ĐIỂM: Quân đội phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức chính trị nào… Trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội Internet, cái gọi là “các nhà đấu tranh cho dân chủ” đã “lớn tiếng” phê phán quy định “lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” trong Hiến pháp. Khi nghe những lập luận này, những người nhẹ dạ, cả tin dễ bị mắc lừa mà không biết rằng, đây là thủ đoạn nhằm chuyển lập trường chính trị của lực lượng vũ trang cách mạng sang lập trường của bọn cơ hội chính trị, của giai cấp tư sản!
Họ ra sức bôi nhọ, nói xấu, đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Đồng thời, họ dựng chuyện, bóp méo các sự kiện lịch sử có quân đội tham gia, thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị quân đội, công an và một bộ phận quân nhân, chiến sĩ công an trong quá trình làm nhiệm vụ… Mục tiêu của chúng là thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ quân đội, làm cho quân đội ta xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đây là những thủ đoạn rất tinh vi và thâm độc, nhưng không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn và chỉ có thể đánh lừa được những người nhẹ dạ, cả tin.
Trong thực tiễn:
Một là, cần khẳng định rằng, trên thế giới không có một quân đội của một quốc gia nào “trung lập về chính trị” hay “đứng ngoài chính trị” vì quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của chính quyền.
Cách đây hơn 200 năm, Clausewitz nhà lý luận quân sự nổi tiếng của nước Phổ đã nói rằng: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị”, trong khi quân đội ra đời để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Luận điểm này được thừa nhận rộng rãi trong cả khoa học quân sự tư sản lẫn khoa học quân sự vô sản.

Chính V.I. Lê-nin cũng đánh giá cao luận điểm này. Vì vậy, khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị” thì tất yếu phải thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị”, hoặc “trung lập về chính trị”, bởi bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, phản ảnh lập trường chính trị của các bên tham chiến và quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó của cuộc chiến tranh.
Lịch sử đã chứng kiến hàng nghìn vụ đảo chính trên thế giới từ xưa đến nay và có những giai đoạn, đảo chính quân sự xảy ra như cơm bữa ở châu Phi. Chỉ tính riêng ở Thái Lan, trong hơn 70 năm qua, quân đội đã thực hiện 19 lần đảo chính và âm mưu đảo chính.
Trong khoảng hơn một thập kỷ, từ cuối những năm của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 (1990 - 2003), quân đội Mỹ và đồng minh đã tiến hành bốn cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại các nước độc lập có chủ quyền, bất chấp dư luận, luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc (chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991; chiến tranh Nam Tư 1999; chiến tranh Afghanistan 2001 và chiến tranh Iraq 2003). Gần đây là việc quân đội Mỹ và NATO tiến hành các cuộc chiến tranh hoặc can thiệp quân sự ở Trung Đông - Bắc Phi nhằm lật đổ các chế độ “cứng đầu” và thiết lập chế độ mới theo Mỹ và phương Tây. Vậy sao lại cho rằng quân đội “trung lập về chính trị” hoặc “không can thiệp về chính trị”!
Hai là, quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Quân đội là một thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Quân đội mang bản chất của giai cấp tổ chức xây dựng, giáo dục, rèn luyện và sử dụng nó. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội là phục vụ cho mục tiêu, lý tưởng của giai cấp đã tổ chức ra nó. V.I. Lê-nin đã khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản…”.
Thực tiễn trên thế giới cho thấy, quân đội của bất kỳ quốc gia nào cũng là một lực lượng chính trị quan trọng mà bất cứ nhà nước nào, giai cấp cầm quyền nào cũng phải nắm lấy để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của mình.
Việc hô hào quân đội chỉ phục tùng nhà nước, không phục tùng Đảng Cộng sản thực chất là tuyên truyền cho sự chuyển hóa lập trường chính trị của giai cấp công nhân sang lập trường chính trị của giai cấp tư sản, lôi kéo quân đội tham gia vào chính trị của giai cấp tư sản.
Ba là, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, được Đảng ta và Bác Hồ kính yêu sáng lập và rèn luyện để giành và giữ chính quyền cách mạng, nên quân đội ta là một lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Quân đội ta là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự thống nhất về mục tiêu chiến đấu của Quân đội với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Cho dù các thế lực thù địch có hiểm độc đến đâu, song chúng cũng không thể đạt được mục đích chuyển hóa hòng làm cho quân đội ta “đứng ngoài chính trị” hoặc “trung lập về chính trị”.

HỌ CHỈ “THẤY CÂY MÀ KHÔNG THẤY RỪNG”

Trước thông tin về những hạn chế, yếu kém của kinh tế nước ta năm 2016, một số người cố tình quy kết nguyên nhân thuộc về đường lối kinh tế của Đảng đã sai lầm. Đây là sự suy diễn phiến diện, thiếu thiện chí, với mưu đồ xấu.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, cùng với khẳng định những thành tựu, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIV và Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém của kinh tế nước ta thời gian qua, cùng nguyên nhân và những chủ trương, biện pháp khắc phục.
Những chủ trương, biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đề ra là sự tiếp nối đường lối kinh tế đã được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986. Chính phủ đang triển khai một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện, nhằm xây dựng một chính quyền liêm chính, hành động và kiến tạo; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích công dân khởi nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; đồng thời, đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch, cùng các biện pháp cần thiết khác để đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, v.v. Đó là những chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thế nhưng, bất chấp thực tiễn khách quan và sự nỗ lực vượt khó của toàn Đảng, toàn dân ta, một số người vốn không thiện chí với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những bình luận về nền kinh tế Việt Nam chỉ toàn những gam mầu tối sẫm, hòng tạo ra sự hoang mang, dao động trong xã hội. Trước những thông tin về nợ công tăng nhanh, xuất khẩu và tăng trưởng năm 2016 không đạt chỉ tiêu đề ra, cùng những biện pháp thúc đẩy thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, như: Vinamilk, Sabeco, Habeco…; hoặc chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (nhượng quyền khai thác một số đoạn đường cao tốc, bến cảng, nhà ga sân bay,…) nhằm thực hiện một trong ba đột phá chiến lược đã được Đại hội XI của Đảng đề ra, họ vội khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam đang đi vào “ngõ cụt”. Họ cố tình suy diễn những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế thời gian qua là hệ quả của việc duy trì đường lối kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; rằng Đảng “hãy thôi định hướng xã hội chủ nghĩa” thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng lần nữa!
Có thể khẳng định ngay rằng, đó chỉ là những nhận định phiến diện, một chiều của một số người thiếu thiện chí. Những đánh giá về các hạn chế, yếu kém nói trên, mà Quốc hội và Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) nêu ra, phản ánh bản lĩnh của Đảng và Nhà nước ta dám nhìn thẳng vào sự thật để tìm đúng “bệnh” của nền kinh tế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó có cả khách quan và chủ quan, nhưng không phải là đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng đã sai lầm. Đánh giá về nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém nói trên, cả trong Văn kiện Đại hội XII cũng như trong Nghị quyết 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), ngày 01-11-2016 đều khẳng định: “chủ yếu là do nhận thức, nhất là nhận thức về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đầy đủ; thể chế hóa và tổ chức thực hiện còn chậm, thiếu hệ thống và đồng bộ”1.
Chúng ta đều biết, đường lối kinh tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới là hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, v.v. Đường lối đó được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện ở các kỳ Đại hội tiếp theo. Thực hiện đường lối đổi mới đó về kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, phải dựa vào viện trợ để đứng vững, nay chúng ta đã đứng vào nhóm nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực và nhiều mặt hàng nông sản khác; đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt 2.300 USD/người/năm vào cuối năm 2016 (năm 2015 là 2.109 USD), tăng hơn 20 lần so với trước đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đổi thay nhanh chóng, tạo diện mạo mới cho đất nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 82,6% trong tổng GDP vào năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% vào năm 1993 xuống dưới 4,5% vào cuối năm 2015.
Đối với năm 2016, mặc dù nước ta phải đối mặt với những khó khăn do tác động từ sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới; lại bị ảnh hưởng nặng từ thiên tai, biến đổi khí hậu và sự cố môi trường biển ở 04 tỉnh miền Trung, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế nước ta vẫn có nhiều điểm sáng. Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tháng 11-2016 cho biết: đến cuối năm 2016, chúng ta có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mặc dù mức tăng trưởng đạt thấp hơn so với kế hoạch (khoảng 6,3% - 6,5% so với kế hoạch là 6,7%), nhưng vẫn là mức cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát (khoảng 5%), tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước2. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán diễn biến tích cực; dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước đến nay (hơn 40 tỷ USD). Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt, tăng 9 bậc (từ 91 lên 82) so với năm trước, theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), tạo thuận lợi để sản xuất, kinh doanh phát triển. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh; đạt 101.683 doanh nghiệp sau 11 tháng, tăng 17,1% về số doanh nghiệp, 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Báo cáo mới nhất của Nikkei Market cho biết, chỉ số PMI năm 2016 - một chỉ số tổng hợp về tình trạng sản xuất - của Việt Nam liên tục tăng; tháng 9 đạt 52,9 điểm, tháng 11 đạt 54 điểm3. Đây là tháng thứ 12 Việt Nam có chỉ số PMI vượt 50 điểm. Trong khi đó, PMI của Thái Lan liên tục giảm từ 49,8 điểm (tháng 8) xuống còn 48,2 điểm (tháng 11); của Malaysia giảm nhẹ từ 47,2 điểm (tháng 10) xuống còn 47,1 điểm (tháng 11). Thu hút vốn FDI cũng tăng mạnh, đạt tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm qua 11 tháng của năm 2016 là 18,103 tỷ USD; trong đó đã giải ngân 14,3 tỷ, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2015, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được củng cố. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến hết tháng 11 đạt 9 triệu lượt, vượt qua mục tiêu cả năm 2016 là 8,5 triệu lượt; đem lại tổng doanh thu từ khách du lịch tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù xuất khẩu không đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực là tín hiệu đáng mừng. Lần đầu tiên, giá trị xuất khẩu của ngành khai khoáng (than, dầu thô, khoáng sản) không còn là đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế. Thay vào đó, là các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước liên tục tăng trưởng dương cả năm (tăng 4,9%), sau khi tăng trưởng âm liên tục trong năm trước, cũng cho thấy kinh tế trong nước phục hồi tốt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh do cầu của thế giới hạn chế, nhưng nhiều mặt hàng hoa quả, rau sạch đã vào được thị trường của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật, Úc. Nhờ đó, lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu rau, quả (đạt 2,5 - 2,6 tỷ USD) vượt qua xuất khẩu gạo, tạo ra động lực mới cho phát triển của nông nghiệp thời gian tới. Đó là xu thế tiến bộ, phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế mà chúng ta đề ra trong nhiều năm nay, nhất là trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 mà Đại hội XI thông qua.
Về vấn đề nợ công, đúng là tăng cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Đáng chú ý là cơ cấu nợ công có sự chuyển biến tích cực (tăng nợ trong nước, giảm nợ nước ngoài) và đang được Quốc hội kiểm soát chặt chẽ; Chính phủ cũng đang có nhiều giải pháp kéo giảm nợ công, phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP không quá 3,5% trong năm 2017. Những động thái đẩy mạnh thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước, cũng như xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mà Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt, không phải là việc làm “bị động” như một số người xuyên tạc, mà vẫn nằm trong chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, được xác định từ nhiều Đại hội trước của Đảng. Theo đó, việc sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành trong nhiều năm, nhất là từ năm 2001 đến nay. Chủ trương chung là Nhà nước chỉ giữ các doanh nghiệp 100% vốn ngân sách và cổ phần chi phối trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước còn lại phải cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo cơ chế thị trường. Qua đó, thực hiện xã hội hóa và phân bổ lại theo cơ chế thị trường các nguồn lực của Nhà nước về nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố về độc quyền tự nhiên và lợi thế khác để tạo điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thực tế trên cho thấy, kinh tế Việt Nam không phải chỉ là những gam mầu tối. Ngay Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam được WB công bố đầu tháng 12 cũng nhận xét: dù môi trường toàn cầu chưa khởi sắc, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định. Báo cáo Cập nhật triển vọng kinh tế châu Á 2016 của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra nhận định: nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức. Dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho rằng: tăng trưởng trong trung hạn là tích cực. Đó là những đánh giá trách nhiệm, khách quan, khác xa những bình luận phiến diện theo kiểu “thấy cây mà không thấy rừng” của một số người thiếu thiện chí. Những bình luận, suy diễn kiểu đó cần phải phê phán.

HÃY NHÌN NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CHO ĐÚNG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Nhân bài viết của ông Nguyễn Đình Cống “ Làm sao để thoát nghèo” đăng trên trang “cơ quan ngôn luận thông tấn xã vỉa hè”, xin nói để ông biết:
Sau ba mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng  như, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đời sống của nhân dân được nâng cao, tự do hạnh phúc được bảo đảm.
Cụ thể, nếu thu nhập bình quân đầu người năm 1980 là 80 USD thì đến năm 2015 đạt 2.109 USD, con số này cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân của nước Cộng hòa dân chủ Congo là 411,9 USD. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao đạt bình quân 17,6%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm (2011 – 2015) đạt trên 5,9%, năng suất lao động tăng 4,2% cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010. GDP năm 2015 đạt 193, 4 tỷ USD, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần hoàn thiện. Lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng, đạt 51,6 % năm 2015 và tạo được 7,8 triệu việc làm giai đoạn 2010 – 2015. Tỷ lệ xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được thế giới đánh giá cao và là tấm gương cho các nước noi theo, cụ thể hộ nghèo giảm bình quân 2% từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015 và tuổi thọ bình quân đạt 73,3 tuổi. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Văn hóa xã hội từng bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân được nâng lên, tính đến năm 2015 có 1.566 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 17,6 % tổng số xã. Dân chủ XHCN được phát huy, đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Đất nước hòa bình ổn định và toàn vẹn lãnh thổ, mọi thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng lên cao.
Nguyên nhân của những thành tựu nói trên, trước hết phải kể đến tính tích cực, sáng tạo của toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân luôn được coi trọng, lợi ích của nhân dân luôn được đảm bảo, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyền làm chủ của nhân dân luôn được phát huy. Sau đó là quá trình đổi mới luôn xác định lộ trình hình thức bước đi thích hợp, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Điều đó cho thấy, trong quá trình đổi mới, mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân, giữa cá nhân với dân tộc luôn có sự thống nhất với nhau. Trong mối quan hệ đó Đảng luôn là đại biểu lợi ích của quần chúng nhân dân, thường xuyên chăm lo đến lợi ích của nhân dân.

                Những thành tựu trên, mọi người dân sống ở bất cức nước nào trên thế giới đều biết đến, vậy thử hỏi tác giả Nguyễn Đình Cống hiện Ngài đang sống ở thế giới nào mà còn viết ở Việt Nam, thật là những luận điểm chỉ có thề là trên vỉa hè, bịa đặt.

Giải thưởng nhân quyền hay là cho đánh bóng tên tuổi cho những kẻ chống phá?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhdn6szEpsN-5f8XoLzcNSxneHaeXSabIZXVo-ZO8FJ73ONW8dEzOcYfkJhuIpjPzzANBiEeFlgKujh8VJqaUAWvKiZreT0ZP_Vww0a7SFeVIopNDXBEfqKpNT1WPHqEfHzHTStQVAPzi8/s400/14b674a5-51a0-4e3f-9673-69a05d4eb5e3.jpeg
Võ An Đôn, Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh

Vừa qua, tại Mỹ tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” đã trao “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016” cho Võ An Đôn, Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh và “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Việc trao “giải thưởng nhân quyền” năm nay của “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” tiếp tục làm dấy lên nghi ngại về bản chất, ý đồ thực sự của giải thưởng này khi tổ chức trao giải và những cá nhân, tổ chức nhận giải đều có quá nhiều vấn đề tai tiếng? Vậy thực hư câu chuyện như thế nào?

Vài nét về “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam

“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” - VHRN thực chất là một tổ chức phản động trong số người Việt Nam ở nước ngoài, được thành lập tháng 11/1997 tại bang California, Mỹ do Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên, Ngô Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lâm Thu Vân, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Quốc Khải, Đoàn Việt Trung... cầm đầu. Mục tiêu của VHRN được đề ra sau khi thành lập là nhằm “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam...”. Sau khi công bố thành lập, để khuếch trương thanh thế, số cầm đầu đã lập riêng một trang web trên mạng Internet và liên kết với “đài phát thanh” của các nhóm phản động người Việt khác trên đất Mỹ tiến hành mở “chiến dịch” tán phát tài liệu phản động vu cáo, xuyên tạc nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam về “dân chủ, nhân quyền”.

Đến nay, số đối tượng cầm đầu VHRN đã móc nối gây dựng quan hệ với hàng chục nhóm, tổ chức phản động lưu vong người Việt ở hải ngoại, như: “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”, “Diễn đàn dân chủ”, “nhóm Thông luận” (của Nguyễn Gia Kiểng, tại Pháp), “Đàn chim Việt”, “Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Liên minh Việt Nam tự do” (tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố “Việt Tân”), “Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ”... nhằm phối hợp chống phá Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, VHRN còn móc nối quan hệ với một số tổ chức nhân quyền quốc tế - gần đây đã có những hoạt động vu cáo, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam về “dân chủ, nhân quyền” - như: tổ chức “Ân xá quốc tế” (AI), “Quan sát nhân quyền” (HRW), “Nhà báo không biên giới” (RSF), “Ủy ban bảo vệ ký giả” (CPJ)...

Như vậy, thực chất “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam là một tổ chức phản động được lập ra với mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”.

Vài nét về các cá nhân, tổ chức được nhận “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016”

Theo thông báo của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, những cá nhân, tổ chức được nhận giải thưởng năm nay là luật sư Võ An Đôn, hai nhà hoạt động là Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh và “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Có lẽ không cần phải nói nhiều đến những cái tên này, dư luận trong nước đã hiểu quá rõ về họ.

Võ An Đôn, một người từng công tác tại Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, sau đó ra mở văn phòng luật sư riêng tại thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa. Khoảng 1 - 2 năm gần đây, nhờ cách tranh luận “hùng hồn” trên các diễn đàn, Võ An Đôn đã dần thu hút được sự chú ý của giới “zân chủ” trong nước. Với tuyên bố đưa các sự việc ra ánh sáng công lý, bảo vệ miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn để người dân khỏi bị “chết oan và tù oan”, luật sư Đôn dần được nhắc đến với cái tên "luật sư của người nghèo". 

Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Khi tên tuổi của mình được tung hô khoa trương quá mức, dường như người ta quên mất mình là ai. Võ An Đôn càng ngày càng coi thường pháp luật và bắt đầu tích cực hơn trong những hoạt động “zân chủ”. Sự “nổi tiếng” của luật sư Võ An Đôn thực sự bắt đầu khi anh mở miệng tuyên bố rằng "Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý hết". Kể từ đó, được sự câu móc của đám “zân chủ” cuội, Võ An Đôn hăng say tham gia hoạt động “zân chủ” và chiến tích đầu tiên là tham gia “Phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14” do Nguyễn Quang A tổ chức. Kết quả cũng như số phận của các “zân chủ” khác, Võ An Đôn bị loại ngay từ vòng gửi xe khi không thể vượt qua được cuộc lấy phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú. Chẳng biết có phải vì quá uất ức trước việc cử tri nơi cư trú không ủng hộ hay không mà ngay sau đó Võ An Đôn ngay lập tức lao vào kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14. Với một con người như vậy, nhận giải nhân quyền có xứng?

Còn Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh thì sao? Hiện tại, Cấn Thị Thêu đang chấp hành bản án 20 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Với người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông có lẽ không ai là không biết đến người đàn bà “mặt dày lưỡi cong” Cấn Thị Thêu. Từ năm 2008 đến nay, Cấn Thị Thêu luôn cầm đầu một số công dân phường Dương Nội (luôn có từ 50 đến 200 người), nhiều lần kéo đến trụ sở các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội đưa đơn khiếu kiện, gây rối trật tự công cộng. Mặc dù nội dung khiếu kiện của Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội đã hết thẩm quyền được giải quyết, được Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố  trả lời kết luận về việc chấm dứt giải quyết kiến nghị, khiếu nại của Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội, nhưng Cấn Thị Thêu vẫn kích động một số người dân thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.

Trước đó, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu cũng đã bị bắt tạm giam và xử tù 15 tháng tù về tội danh chống người thi hành công vụ. Còn Trần Ngọc Anh thì cũng chẳng khá hơn Cấn Thị Thêu, đây cũng là người chuyên hành nghề “chăn dắt dân oan”, kích động người dân khiếu kiện lì, vượt cấp, kéo dài, gây rối an ninh, trật tự và là cánh tay hỗ trợ đắc lực của Cấn Thị Thêu. Cũng chẳng thua kém gì người “đồng nghiệp” Cấn Thị Thêu, bà Trần Ngọc Anh cũng đã từng phải chấp hành bản án 15 tháng vì tội “gây rối trật tự”.

“Mạng lưới blogger Việt Nam” là tập hợp của một nhóm người gồm những “zân chủ viên” như Phạm Thanh Nghiên, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hoàng Vi… lập ra. Đây thực chất là một hội nhóm bất hợp pháp ở trong nước được lập ra với mục đích cổ súy cho quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Một trong những “chiến tích” của “Mạng lưới blogger Việt Nam” khiến nhiều người phải nhớ tới là chiến dịch “Tuyên bố 258” vào năm 2013. Những người cầm đầu của “Mạng lưới blogger Việt Nam” đã lặn lội sang tận Âu châu, vào các Đại sứ quán của các nước Mỹ, châu Âu tại Hà Nội để trao bản “Tuyên bố 258”, thực chất là kêu gọi quốc tế áp lực với Việt Nam để bỏ điều 258 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, “Mạng lưới blogger Việt Nam” cũng đã hô hào phát động các chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” năm 2014 , “We are one” năm 2015 với ý đồ tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Lời kết

Như vậy, việc một tổ chức phản động như “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” tổ chức trao “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016” cho những cá nhân, tổ chức thường xuyên có hoạt động chống phá, vu cáo Việt Nam về dân chủ, nhân quyền như Võ An Đôn, Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh và “Mạng lưới blogger Việt Nam” rõ ràng không phải vì một mục đích “nhân quyền” thực sự. Người ta vẫn thường nói rằng, các tổ chức phản động vẫn thường tìm cách tung hô, ca ngợi, thậm chí “phong thánh” cho nhau để đánh bóng tên tuổi. Trong trường hợp này, việc trao “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016” của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” là một hành động như vậy.