Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

 

ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XẤU, ĐỘC

TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN

          Sự phát triển không ngừng của các phương tiện thông tin hiện nay đã làm thay đổi từ nhận thức, tư duy, hoạt động của từng người đến toàn xã hội. Từ các phương tiện này, nhiều thông tin và tư liệu bổ ích đã được cung cấp kịp thời tới các cá nhân và tập thể; ký kết các văn bản hợp tác và trao đổi hàng hóa giữa các đối tác, các tổ chức trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, đây còn là phương tiện giao lưu, vui chơi và giải trí của nhiều lứa tuổi, từ cụ già đến các cháu nhỏ...

Thế nhưng trên thực tế, sự phát triển mạnh mẽ, tính đa dạng, hiệu quả và thiết thực, cũng như sự thuận lợi của các phương tiện thông tin cũng được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị coi trọng sử dụng để đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo và kích động, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta.

Do đó, việc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông tin là rất cần thiết. Đây được coi là một mặt trận đấu tranh rất quan trọng, nhằm giữ vững nền hòa bình, độc lập dân tộc, cũng như bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông tin cần huy động sức mạnh của toàn dân, cần tiến hành thường xuyên và liên tục; ở nhiều cấp và nhiều ngành, từ Trung ương đến cơ sở, cho đến từng người dân. Đồng thời, cuộc đấu tranh này cũng phải được tiến hành toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, nhất là quốc phòng, an ninh và đối ngoại; cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Để tăng cường sức mạnh và đấu tranh có hiệu quả với ý đồ tận dụng các phương tiện thông tin, thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch địch. Trước hết, các cấp cần coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ lý luận và chuyên môn kỹ thuật cao; đủ năng lực quản lý và đấu tranh trên các phương tiện thông tin.

Bên cạnh đó, ta cần xây dựng nhiều chương trình vui chơi bổ ích, mang tính giáo dục cao, thiết thực với nhiều lứa tuổi trên mạng Internet và điện thoại di động, định hướng để các tầng lớp nhân dân sử dụng có hiệu quả. Các ngành phải chủ động giải quyết các tranh chấp bất đồng, những tồn tại yếu kém, cần thiết có thể công khai cho nhân dân và bạn bè quốc tế được biết; không để kẻ xấu, các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, vu cáo; tạo sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế trong suốt quá trình đấu tranh.

Cùng với đó cần kịp thời phát hiện, có định hướng tư tưởng, xác định rõ chủ trương và phương hướng phòng, chống; động viên sức mạnh toàn dân đấu tranh làm thất bại mọi ý đồ và những luận điểm tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn biến động chính trị ở một số nước trong thời gian qua cho thấy kẻ thù hoặc các lực lượng đối địch, thường khoét sâu những sai lầm thiếu sót trong quản lý và điều hành đất nước của cá nhân hoặc giai cấp lãnh đạo. Từ đó, họ đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc và vu cáo trên các phương tiện thông tin, trọng điểm là vấn đề tham nhũng, tiêu cực, gian lận trong bầu cử, tự do, dân chủ và nhân quyền... kích động quần chúng nổi dậy chống đối, tiến tới lật đổ chế độ.

Đây là vấn đề chúng ta cần đi sâu nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, làm rõ bản chất, chỉ rõ đối tượng để chủ động xây dựng kế hoạch và tìm ra giải pháp phòng, chống, ngăn chặn; quyết không cho các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Đó là yếu tố quan trọng để ta giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, xây dựng và phát triển đất nước, tạo sức mạnh đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới./.

 

 

1.HÃY CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG “XÉT LẠI” LỊCH SỬ

Trong không khí đổi mới trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học lịch sử, những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đang cố tình lợi dụng việc phát hiện ra những tư liệu mới để có hành động “xét lại”/xuyên tạc” lịch sử dân tộc; thực chất chính là quá trình “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Các nhà nghiên cứu ca ngợi nền dân chủ, tự do ngôn luận và học thuật dưới chế độ Việt Nam cộng hòa nhưng họ lại cố tình quyên đi sự thật là cả chế độ Việt Nam cộng hòa với “Nền Đệ nhất cộng hòa”, tiếp đến là “Nền Đệ nhị cộng hòa” đều biểu hiện thực chất của sự độc tài, gia đình trị chứ không có “dân chủ” hay “tự do tư tưởng, học thuật”. Ngô Đình Diệm không phải là vị tổng thống yêu nước như nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã công bố một số tư liệu chứng minh. Nếu là người yêu nước, thì tại sao Ngô Đình Diệm lại tuyên bố: Biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17; Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” và đàn áp Phật giáo đều do bàn tay của anh em Ngô Đình Diệm tiến hành. Do vậy, cuộc đảo chính lật đổ sự thống trị của anh em Ngô Đình Diệm vào ngày 01/11/1963 là một tất yếu lịch sử.

“Nền Đệ nhị cộng hòa” với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng đề nghị Chính phủ Mỹ ném bom Miền Bắc Việt Nam, hủy diệt văn hóa Việt Nam, đưa “Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.Trong thời gian cầm quyền, ông Thiệu tiến hành quản lý miền Nam Việt Nam bằng sự độc tài. Sau này, ngay chính đại tướng Cao Văn Viên –Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam cộng hòa đã trả lời phỏng vấn năm 2008 rằng: Tổng thống Thiệu thiết lập sự thống trị bằng bàn tay sắt có đeo găng tay nhung. Do đó, có ai thừa nhận Nguyễn Văn Thiệu là người tôn trọng và thực hiện dân chủ?

Thực tế lịch sử đã rõ ràng như vậy, mà một số nhà nghiên cứu sao cố tình lảng tránh, “xét lại” lịch sử?

 

 

2.ĐỖ HỮU HẰNG CỐ TÌNH XUYÊN TẠC THỰC CHẤT VẤN ĐỀ “ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

(DVD)

Đỗ Hữu Hằng là ai?

Đỗ Hữu Hằng sinh năm 1976 tại Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; đăng ký hộ khẩu thường trú tại số 05 đường Trần Thị Soạn, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong những ngày qua Đỗ Hữu Hằng sử dụng fabook tung bài viết và video mang tên Lê Xuân Nghĩa, nội dung của bài viết xuyên tạc con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bênh vực chế độ Việt Nam cộng hòa.

Thực chất những sai lầm, sự xuyên tạc của Đỗ Hữu Hằng

Khi xuyên tạc độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ở Việt Nam, Đỗ Hữu Hằng cố tình xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.

Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, đó là con đường phát triển của nước ta, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra từ năm 1930 trong Chính cương, Sách lược vắn tắt và trong Luận cương chính trị của Đảng; đó là sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của Đảng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.

Sự lựa chọn con đường phát triển này thuộc về loại hình “phát triển rút ngắn” đã được C.Mác và Ph. Ăngghen dự báo và được V.I.Lênin phát triển.

Lý luận và thực tiễn lịch sử đã cho thấy, loại hình “phát triển rút ngắn” đó áp dụng trong những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử -cụ thể của từng nước vẫn nằm trong lôgich khách quan của sự vận động lịch sử thế giới, lôgich của sự phát triển lịch sử tự nhiên.

Đối với Việt Nam, lựa chọn chủ nghĩa xã hội là lựa chọn một mục tiêu phát triển xã hội, là lựa chọn một con đường để thực hiện lý tưởng, khát vọng giải phóng giai cấp cấp công nhân, dân tộc ra khỏi ách bóc lột, áp bức và nô dịch của chủ nghĩa tư bản, để đảm bảo độc lập, tự do và hạnh phúc cho tất cả mọi người lao động. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm đầy đủ, thực chất và vững chắc  cho độc lập dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc chống thực dân, đế quốc và phong kiến vì mục tiêu trực tiếp độc lập dân tộc và dân chủ, tất yếu phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Do đó, ở một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo để sau thắng lợi của cuộc cách mạng đó sẽ hướng sự phát triển xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trái lại, cuộc cách mạng này phải do giai cấp công nhân lãnh đạo, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lê nin và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã vạch ra con đường phát triển đó cho cách mạng Việt Nam.

Lựa chọn chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đối với Việt Nam là lựa chọn một cách thức phát triển của xã hội không những phù hợp với yêu cầu của thời đại mà còn phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam.

Con đường và cách thức phát triển đó, mục tiêu và lý tưởng đó, trong hơn 8 thập kỷ qua từ khi Đảng ta ra đời vẫn luôn là sự lựa chọn được khẳng định, được thực hiện kiên trì và nhất quán của Đảng ta và dân tộc ta, lẽ nào Đỗ Hữu Hằng cố tình không hiểu?

Tiếp đó, trong những bài viết của mình Đỗ Hữu Hằng phê phán Đảng ta, Nhân dân ta gọi chế độ Việt Nam cộng hòa là “Ngụy quyền”, “Ngụy quân” là sai(?).Lẽ nào Đỗ Hữu Hằng cố tình lãng quên những tội ác mà Mỹ - Ngụy đã gây ra cho dân tộc ta, đất nước ta? Hậu quả của chiến tranh chống đế quốc Mỹ với hơn 1,5 triệu liệt sĩ nằm lại trên các chiến trường và hang triệu thương binh, cùng với hệ quả chất độc da cam đối với đất đai và con người đến hàng trăm năm cũng không khắc phục hết. Với những tội ác đó, chúng ta gọi chế độ Việt Nam cộng hòa là “Ngụy quân”, “Ngụy quyền” liệu có nhẹ?

Hãy bình tĩnh, sang suốt, đừng xuyên tạc lịch sử, hãy thực hiện đúng trách nhiệm là một công dân Đỗ Hữu Hằng!   

 

NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch hiện nay đối diện nhiều khó khăn, phức tạp do việc các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng công nghệ số để xuyên tạc, hướng lái, lan toả thông tin xấu độc với các thủ đoạn nguy hiểm.

Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí điện tử ở nước ngoài. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ uy tín lãnh tụ, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ; triệt để khai thác các sự kiện chính trị, ngoại giao, những vấn đề nhân sự, nội bộ với các thông tin chưa được kiểm chứng để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn. Internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Tình trạng các hội, nhóm chia sẻ những thông tin tiêu cực, thông tin sai trái, tin không rõ nguồn, chưa được kiểm chứng… xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội nói chung.

Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo". Thông qua các hội, nhóm, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền thông tin, hình ảnh thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, có tư tưởng kỳ thị, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Thông qua các nền tảng không gian mạng trong thời đại số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài, hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra những nội dung thật giả lẫn lộn, sai lệch để đưa lên mạng xã hội. Chúng lập ra những trang/tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng trống thông tin mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời gian kiểm duyệt thông tin; ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm… Những thủ đoạn lợi dụng nền tảng số nêu trên của các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn đã dẫn dụ và lừa dối được một bộ phận người dân, nhất là những người có tâm lý hiếu kỳ, tò mò muốn dò tìm các thông tin không chính thống. Những cái “bẫy thông tin” mà các đối tượng thù địch, phản động, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người nước ngoài không phân biệt được thật giả và bị những dòng thông tin sai lệch này dẫn dắt.

Thực tế, những quan điểm thù địch, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN hướng tới mục tiêu làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm làm chệch hướng. Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Cần nâng cao bản lĩnh, năng lực dự báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp của các “binh chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng./.

 

 

CẦN LÊN ÁN HÀNH ĐỘNG TRỤC LỢI TỪ NGƯỜI ĐÃ MẤT

Một content được xem là khá phổ biến với những You Tuber, Tiktoker chuyên “hóng hớt” là làm về đám tang của người đã khuất, đặc biệt là người nổi tiếng. Có thể thấy dễ dàng trong đám tang của cố nghệ sĩ Chí Tài, nghệ sĩ cải lương Vũ Linh ngoại trừ những giọt nước mắt thì thứ mà netizen thấy nhiều nhất là hình ảnh biển người chen lấn, tay cầm điện thoại, máy quay đưa cao, xô đẩy lẫn nhau để livestrem cho thiên hạ.

Hầu như với gia đình của bất kỳ nghệ sĩ nổi tiếng nào, ngoài việc phải đối mặt với nỗi đau mất người thân, lo tổ chức tang lễ thì một vấn đề nhức đầu hơn khi người thân mất là họ phải đối phó với các YouTuber, TitToker “vô ý thức”. Chen lấn, xô xát lẫn nhau để cho ra những khung hình “đẹp nhất” về đám tang của người khác chưa đủ, những người này còn gọi tên, xin chữ ký nghệ sĩ đến viếng, bàn tán, chỉ trỏ xem người này có khóc, nhan sắc người kia ở ngoài đời có đẹp không..

Để có được luợt view cao, chỗ quay hình đẹp, nhiều YouTuber, Tiktoker không ngại có mặt từ sớm, chọn một chỗ thích hợp thậm chí đến khi mạng sương đêm đã đọng lại mà họ còn chưa chịu về. Quay thôi còn chưa đủ, các YouTuber, Tiktoker này còn không quên kêu gọi like và đăng ký kênh để có động lực chen lấn, cho ra đời những clip “chất lượng”

Dẫu rằng có thể YouTuber, Tiktoker là nghề chính để họ mưu sinh, kiếm sống nhưng thành kính phân ưu tại đám tang là hành động để bày tỏ sự tôn trọng với những người đã khuất và cũng là thể hiện sự văn minh của bản thân. Đừng chỉ vì một vài like, lượt xem mà đánh mất đạo đức của chính mình, đừng để cộng đồng mạng đánh giá bạn là người thiếu ý thức. 

Việc sử dụng mạng xã hội kiếm tiền là chuyện của mọi người không ai ngăn cản nhưng không nên bất chấp mọi hành vi đạo đức để kiếm tiền, nhất là hành vi trục lợi từ nỗi đau của người khác, điều đó không chỉ vô liêm sỉ mà còn là việc thất đức. Việc thiếu tôn trọng người đã khuất chỉ vì đạt mục đích có lợi cho mình là hành vi đáng lên án. Đã đến lúc dư luận cần không dễ dãi phải lên án với hành động vô tâm, trục lợi trên nỗi đau của người khác, phản ứng với hành vi kiếm tiền vô văn hóa của các youtuber. Cần có văn hóa sử dụng mạng xã hội, tránh xa những kênh youtuber, tiktoker vô cảm mà mục đích của những kênh này chỉ là để kiếm tiền.

 

 

 

KHÔNG CÓ CHUYỆN “ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN, XÉT LẠI LỊCH SỬ”

 

Trong những ngày gần đây, tại các buổi Seminar học thuật tại một số Câu lạc bộ Cà phê số, một số học giả, nhà nghiên cứu đã cổ vũ cho cái mà họ gọi là Phong trào đổi mới tư duy nhận thức lịch sử, với việc xem xét lại lịch sử khi họ cho rằng: cuộc kháng chiến của dân tộc ta “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” thực chất là “Miền Bắc xâm lược miền Nam” và cần phải trả lại tên cho chính thể Việt Nam Cộng hòa, chứ không gọi là Ngụy quân, Ngụy quyền. Đây chính là các hoạt động “đổi trắng, thay đen, xét lại lịch sử”, biểu hiện của “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Thực tế lịch sử với các tài liệu tin cậy của giới nghiên cứu Việt Nam cũng như các nhà nghiên cứu quốc tế đã cho thấy: Sau Hiệp định Giơ – ne- vơ, hai miền Nam – Bắc của nước Việt Nam bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 và có thời gian 2 năm để tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc, nhưng Chính quyền Ngô Đình Diệm đã “bội ước”, vi phạm Hiệp định, thành lập Chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Đế quốc Mỹ giúp sức. Do đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam gọi Chính quyền Việt Nam cộng hòa là “Ngụy quyền”, “Ngụy quân” với nghĩa đó là chính quyền không chính danh, không hợp pháp, không do Nhân dân bầu cử. Chính quyền của Ngô Đình Diệm thực chất là chính quyền tay sai của Đế quốc Mỹ, thực hiện quản lý quốc gia theo kiểu độc tài, gia đình trị. Nếu nói Ngô Đình Diệm là nhà chí sĩ yêu nước thì lấy gì biện minh cho Luật 10/59 ban hành, với hành động “lê máy chém” khắp miền Nam, khủng bố, giam cầm, tàn sát những người cộng sản; cùng với sự đàn áp Phật giáo, khiến cho phong trào biểu tình của Phật giáo diễn ra khắp các thành phố lớn như: Huế, Sài Gòn; khiến hòa thượng Thích Quảng Đức phải tự thiêu để phản đối dẫn đến tâm lý bất mãn của dân chúng lên cao, khiến Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng”, “bật đèn xanh” cho nhóm tướng lĩnh Ngụy quân tiến hành đảo chính giết chết an hem Diệm – Nhu.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, luôn được nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ, tạo nên sức mạnh vô địch. Thượng sĩ Donald Duncan là một người có tư tưởng chống cộng cứng rắn trước khi đến nước ta, nhưng khi rời khỏi Việt Nam con người đó đã thay đổi. Những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam mà Duncan cảm nhận được đã thôi thúc xuất bản một bản cáo trạng về cuộc chiến tranh đăng Tạp chí Ramparts (tháng 02-1965). Trong đó, có đoạn: “Tôi đã phải chấp nhận rằng… đại đa số người dân là những người ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính quyền Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: “Chúng tôi ở Việt Nam bởi vì chúng tôi thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam”, là một lời dối trá”. Không thể nêu hết những lời tự bạch, thú nhận sự thật tương tự như Duncan. Nhưng qua đó, cũng khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta. Chính vì thế được sự đồng tình ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới - một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt trội so với Mỹ để giành chiến thắng. Và tất nhiên, điều rất rõ ràng là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ là phi nghĩa. Do đó, nó bị chính nhân dân và quân nhân Mỹ phản đối; tinh thần của sĩ quan và binh sĩ Mỹ hoảng loạn.

Dưới sự lãnh đạo sang suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ- Ngụy hơn 20 năm; Chính quyền Việt Nam cộng hòa với hơn 1 triệu quân Mỹ - Ngụy và chư hầu đã tan rã; đại thắng Mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối; đó là một chân lý lịch sử. Vậy mà, một số người cố tình là ngơ, cùng với hành động xét lại lịch sử, nhằm thay đổi suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam; nhưng họ đã nhầm; giới trẻ Việt Nam đủ tỉnh táo và đầy bản lĩnh chính trị trước những luận điệu đổi trắng thay đen, xuyên tạc, xét lại lịch sử./.

 

 

 

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

 

Khi cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”.  trên mạng xã hội xuất hiện không ít các luận điệu xuyên tạc, phản động cho rằng việc xuất bản này là “nhằm đánh bóng tên tuổi của Tổng Bí thư”, vì “cuốn sách không hề có ý nghĩa gì ngoài việc mang tính mị hoặc quần chúng nhân dân”; “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức”.

Chúng ta khẳng định rằng, cuốn sách về chống tham nhũng là cẩm nang quý báu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ thêm một lần khẳng định rằng:

Thứ nhất, tham nhũng gắn liền với quyền lực và là vấn nạn của mọi quốc gia; ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu đã, đang và sẽ có tham nhũng hoành hành, dù đó là thể chế chính trị nào, mà còn cho thấy phòng và chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”, nên cần phải được tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ.

Thứ hai, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”. Trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng, thì “Trung ương không bao giờ nhụt chí”, “nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.

Thứ ba, đấu tranh chống tham nhũng phải thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ. Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào.

Thứ tư, nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời, chú trọng cả phòng và chống, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, nhằm tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân.

Thứ năm, mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên vừa phải chủ động phòng và đấu tranh chống tham nhũng “vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta” như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh…

Thực tế, giá trị của Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực là không thể phủ nhận. Những giá trị cốt lõi cũng như những bài học kinh nghiệm thể hiện trong Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, mà còn cho thấy những trăn trở, tâm huyết và tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam không phải là “chưa được kiểm chứng” như các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt để bôi nhọ người lãnh đạo cao nhất của Đảng./.

 

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC, BÔI ĐEN LỊCH SỬ DÂN TỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Xuyên tạc, bôi đen lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc là một thủ đoạn quen thuộc của các phân tử cơ hội, chống phá cách mạng, trong đó có Lê Dủ Chân. Sau bài viết “Xin đừng quên Tổ quốc”, Lê Dủ Chân viết thêm bài “Đảng Cộng sản đã làm được gì cho Tổ quốc và nhân dân Việt Nam” nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Nhưng xuất phát điểm vốn đã sai lầm, nên càng cố giải thích, phân tích bao nhiêu, Lê Dủ Chân càng lún sâu vào sự vô lý, sai lầm bấy nhiêu.

Bài viết của ông ta đều vu khống, xuyên tạc, bóp méo sự thật, hoặc là những suy diễn chủ quan, nặng nề định kiến sai lầm, mà bất cứ ai, dù là những người dân bình thường nhất trên đặt nước Việt Nam khi đọc đều có thể phủ nhận. Với mỗi người dân Việt Nam, tình cảm quý trọng, tin yêu dành cho Đảng luôn sắt son, bền chặt. Thật nực cười, khi ngay những dòng đầu tiên, Lê Dủ Chân lại cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm đã cướp quyền làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam”. Thử hỏi, trước khi có Đảng, nhân dân Việt Nam được làm chủ cái gì? Và sau khi có Đảng, nhân dân Việt Nam được làm chủ cái gì? Câu trả lời ai cũng có. Trước khi có Đảng, cả dân tộc ta sống trong kiếp nô lệ ngựa trâu, chịu muôn vàn đau khổ, nhục nhằn dưới hai tầng áp bức bóc lột là phong kiến và thực dân. Từ khi có Đảng, được Đảng giác ngộ, lãnh đạo, nhân dân ta đã đứng lên đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, giành quyền làm chủ về tay mình. Nhân dân ta, từ kiếp nô lệ trở thành chủ nhân đất nước.

Tin yêu, quý trọng Đảng, nhân dân Việt Nam tự nguyện ủy thác sự lãnh đạo đất nước và xã hội cho Đảng. Điều đó được thực hiện hoàn toàn công khai, dân chủ qua bầu cử phổ thông đầu phiếu, mà mỗi dịp bầu cử đều là những ngày hội thực sự của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thật nực cười khi Lê Du Chân cho rằng, Đảng “tự cho mình quyền lãnh đạo đất nước, tự lập ra nhà nước để quản lý xã hội mà không qua ý kiến của nhân dân Việt Nam”. Ông ta không chịu thừa nhận một sự thật hiển nhiên rằng đó là lựa chọn tự nguyện, tự giác của nhân dân Việt Nam.

Lê Dủ Chân còn xuyên tạc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm gây ra cảnh đất nước chia cắt”, “khiến hàng triệu người bỏ Tổ quốc, bỏ quê hương, bỏ mồ mả, ông bà, cha mẹ, tài sản, nhà cửa ruộng vườn, bà con, dòng họ để di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 và vượt biên, vượt biển đi tìm tự do ở khắp các quốc gia khác trên thế giới từ sau ngày 30-4-1975 đến nay”. Sự thật lịch sử đã phủ nhận những luận điệu xuyên tạc đó của ông ta. Chúng ta đều biết rằng, chính đế quốc Mỹ là kẻ chia cắt đất nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam bằng tất cả quyết tâm của mình đã lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu đánh đuổi bè lũ xâm lăng, đập tan bè lũ bán nước để thống nhất đất nước, đưa non sông thu về một mối. Để thống nhất đất nước, biết bao người dân Việt Nam, trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản đã anh dũng ngã xuống.

Dù có xảo biện thế nào, Lê Dủ Chân cũng không thể lung lạc được tình cảm, niềm tin sắt son mà nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì những hận thù đã ăn sâu vào máu không thể tự bước qua, ông ta có thể không đồng lòng với con đường mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn nhưng ông ta lại xuyên tạc, bóp méo lịch sử, chà đạp lên ký ức của dân tộc, chà đạp lên niềm tin của nhân dân, thì đó là điều mà nhân dân Việt Nam không bao giờ có thể tha thứ./.


 ‘TÔI KHÔNG QUAN TÂM TỚI CHÍNH TRỊ” ??? ...

 

Có bạn bảo rằng: “Tôi không quan tâm tới CHÍNH TRỊ, tôi đứng ngoài chính trị, không tham gia chính trị”.

Thưa rằng:

- Bạn bàn về giá xăng, giá điện tăng, về giáo dục, y tế xuống cấp, về những con đường ngập nước… tức là bạn quan tâm đến chính trị!

- Bạn quan tâm đến lương, đến thuế, đến kinh tế… tức là bạn nói đến chính trị!

- Bạn ghét thằng Tàu đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, chửi mấy tên quan tham nhũng trong vụ Việt Á... tức là bạn quan tâm tới chính trị.

- Bạn đi họp tổ dân phố, treo cờ vào dịp lễ, đi bầu cử... tức là bạn tham gia chính trị

- Mọi vui buồn, than thở trong đời sống hàng ngày… đều phản ánh nền chính trị đang điều hành nó, đều có nguồn gốc là chính trị!

Hóa ra, chính trị bao quanh bạn, gần gũi bạn đến như vậy.

Hãy quan tâm và có trách nhiệm xây dựng một nền chính trị thực sự của dân, do dân, vì dân. Đó cũng chính là vì cuộc sống tự do, âm no, hạnh phúc của chính bạn.

Bertolt Brecht, nhà thơ Đức, đã nói:

“Kẻ dốt nát tệ hại nhất chính là kẻ dốt nát về chính trị.

Hắn không nghe gì cả, không thấy gì cả, không tham gia bất cứ vai trò gì trong đời sống chính trị.

Có vẻ như hắn không biết là chi phí sinh hoạt, giá cả của đậu, của bột mì, tiền thuê nhà, giá cả thuốc men...tất cả đều phụ thuộc vào các quyết định chính trị.

Hắn thậm chí còn tự hào về sự thiếu hiểu biết chính trị của mình,ưỡn ngực ra mà khoe ta đây ghét chính trị.

Đứa ngu dốt này không biết rằng chính sự thờ ơ với chính trị của hắn mà từ đó nảy sinh nạn mại dâm, trẻ em bị bỏ rơi, nạn cướp bóc, và tệ hơn tất cả là nạn quan chức tham nhũng tay sai của các tập đoàn bóc lột đa quốc gia.”

* * *

CÁI BẪY CHUỘT

Nhà nọ mua một cái bẫy chuột để diệt con chuột vẫn nấp trong nhà. Chuột biết tin, sợ quá, đi nói với gà:

- Bà chủ đặt bẫy Chuột, làm sao đây, chị Gà?

Gà nói:

- Bẫy chuột đó là chuyện của cậu, có liên quan gì đến tôi đâu, đi đi để cho ta đẻ trứng.

Chuột ra chuồng Lợn tham vấn chú Lợn, nhưng Lợn cũng nói:

- Bẫy chuột nhỏ, làm sao bẫy được Lợn? Đi đi để tao ngủ.

Chuột lại sang nói với Bò, Bò uể oải nói:

- Bẫy Chuột là việc Chuột phải lo, sao lại đi hỏi Bò?

Chuột đành lủi thủi về hang.

Tối đó, một con Rắn độc đi ngang qua, thấy có miếng thịt trong bẫy liền chui vào. Bẫy sập ngang người rắn. Bà chủ nhà nghe thấy ra xem, trời tối dẫm phải rắn, chẳng may bị rắn cắn. Bà lên cơn sốt, ông chủ liền thịt con Gà cho bà chủ bồi dưỡng. Hôm sau nọc rắn chạy vào người, bà chủ đau tức. Bạn bè và hàng xóm nghe tin đã tới hỏi thăm. Để thiết đãi họ, ông chủ đã thịt Lợn. Sau nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, bà chủ qua đời. Vì họ hàng thân thuộc đến đưa đám rất đông, ông chủ phải mổ Bò để có đủ thức ăn đãi khách.

 “DÂN CHỦ” KIỂU MỸ

Mới đây, ngày 03/3/2023, trên trang blog Đài Châu Á Tự Do (RFA), tán phát bài “Đại sứ Hoa Kỳ nói gì về nhân quyền và cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam”; trên trang  blog Việt Nam thời Báo, đối tượng Hoài Nguyễn tán phát bài “Hệ lụy của hình sự hóa những ý kiến trái chiều”, nội dung phủ nhân những giá trị tự do, dân chủ ở Việt Nam; vu cáo chính quyền “từ chối” tiếp nhận các ý kiến tham gia quản lý Nhà nước và xã hội công dân, “bắt oan” những người bất đồng chính kiến; kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp, đồng thời hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Đây là những chiêu bài hết sức quen thuộc của các đối tượng lưu vong, chống đối cách mạng nước ta.

Trước tiên, Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền. Vì vậy việc đại sứ Hoa Kỳ lên tiếng về công việc nội bộ của Việt Nam là đã vi phạm nguyên tắc ngoại giao trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, để bàn về dân chủ thì không ai có thể lên tiếng thay người dân Việt Nam hơn là chính họ. Hoa Kỳ và bè lũ tay sai với sức mạnh vượt trội về truyền thông luôn giao giảng về dân chủ trên khắp thế giới, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Để nhận thức rõ bộ mặt thật của nền dân chủ tư sản và thủ đoạn mà chúng đã làm với những người có ý kiến trái chiều, tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện về người sinh viên yêu nước Nguyễn Thái Bình của quê hương tôi:

Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14-1- 1948 tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nhà nghèo với 9 anh chị em nhưng Thái Bình rất có chí học hành, trở thành học sinh giỏi của trường tiểu học Tân Kim rồi tiểu học Cần Giuộc.

Năm 1966, Nguyễn Thái Bình thi đậu vào nhiều trường đại học và anh đã chọn vào trường Cao đẳng Nông Lâm sản. Tháng 3-1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng sang Mỹ để du học. Anh theo học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California một năm rồi chuyển đến Đại học Washington. Là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp hạng danh dự ngành ngư nghiệp và công nghiệp thực phẩm tại Đại học Washington.

Trong thời gian học tập tại Hoa Kỳ, anh đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Ngày 10-2-1972, Nguyễn Thái Bình cùng 9 sinh viên Việt kiều khác đã đột nhập và chiếm tòa lãnh sự của Việt Nam Cộng hòa tại thành phố New York, yêu cầu đòi trả tự do cho 200.000 tù nhân chính trị tại Việt Nam, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức và giải thể “chế độ dã man” và Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vô điều kiện. Anh bị cảnh sát bắt giữ vì đã đột nhập lãnh sự quán, nhưng học bổng USAID vẫn được duy trì.

Đến mùa xuân năm 1972, Nguyễn Thái Bình bị mất học bổng để tiếp tục học cao học tại Đại học Washington. Tại buổi lễ trao học vị của mình, Thái Bình đã phân phát truyền đơn phản chiến, làm gián đoạn nghi lễ.

Nguyễn Thái Bình đã viết hai lá thư ngỏ gửi cho “những người yêu hòa bình và công lý trên thế giới” và Tổng thống Richard Nixon, chỉ trích các hành động mà anh cho là tội ác chống lại nhân dân Việt Nam của Hoa Kỳ. Trên chuyến bay về nước, ngày 2-7-1972 anh bị trục xuất về Sài Gòn với âm mưu ám sát đã được vạch sẵn núp bóng bởi vụ án cướp máy bay mà anh bị kết án là “không tặc” và bị bắn chết.

          Cái chết của sinh viên Nguyễn Thái Bình năm đó chính là lời tố cáo đanh thép nhất đối với những giá trị “tự do”, “dân chủ” giả dối mà Hoa Kỳ và bè lũ tay sai luôn tuyên truyền hòng che đậy bản chất tham lam hiếu chiến của chúng. Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, bè lũ chuyên mang bom đạn đi reo rắc chết chóc khắp hành tinh, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân vô tội thì không có tư cách gì để lên tiếng về tự do, dân chủ hay nhân quyền.

 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHIA SẺ KHI THAM GIA XÂY DỰNG

VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

 

Là những công dân thời kỳ đất nước đang có những chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, quốc gia số. Chúng ta, những người vinh dự đang mang trên mình màu áo xanh anh Bộ đội Cụ Hồ” cũng không đứng ngoài xu thế ấy. Qua thực tiễn công tác, được nghe các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy và những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi về công nghệ thông tin, lý luận chính trị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trên Không gian mạng, với những kết quả và cả mặt hạn chế của việc phát huy vai trò chủ động, tích cực của cán bộ, chiến sỹ trong tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trên Không gian mạng ở đơn vị cơ sở hiện nay. Chúng ta cần cùng nhau tham khảo và chia sẻ một chút kinh nghiệm bổ ích và thiết thực sau nhé:

Một là: Thực hiện phương châm "lấy đẹp, dẹp xấu". 

Hai là: Chú ý "những điều nên tránh": (như không nên quá tả hoặc quá hữu trước một vấn đề, sự kiện, tránh hùa theo số đông trước một vấn đề chưa tỏ tường. Không tạo sơ hở cho kẻ xấu, kẻ ác lợi dụng khai thác, đào xới. Không vô tình làm người tuyên truyền, tán phát không công cho cái xấu, cái ác, phản động, lệch chuẩn. Không để nhiễm độc tiêu cực khi tiếp xúc thông tin nhiều chiều, trong đó phải rất cảnh giác trước thông tin trái chiều từ các thế lực thù địch, Phản động, các phần tử cơ hội, bất mãn về chính trị. Không đưa thông tin bí mật đời tư, nội bộ, gia đình, địa phương, đất nước để kẻ xấu khai thác, lợi dụng...).

Ba là: Nên ghi nhớ và vận dụng thật tốt 07 chữ rất cần thiết "Vững- Thực- Tiên- Sáng- Hợp- Xây-Công" trong thực tiễn tham gia xây cái tốt, phòng, chống cái xấu, cái ác, cái lệch chuẩn trên Không gian mạng:

 

+ "Vững": Là vững vàng, dựa trên nền tảng hiểu biết, trình độ, bản lĩnh, thái độ, trách nhiệm, niềm tin, ý chí, khả năng của một người và của tập thể, cộng đồng nhiều người... Biểu hiện của vững là không hoang mang, lo lắng, sợ hãi trước mọi tình huống. dù thắng, bại, được, mất, hơn thua...cũng không làm thay đổi ý chí, nỗ lực con người, không bị hiện tượng đánh lừa, luôn xem xét cẩn trọng, thấu đáo rồi mới cân nhắc đưa ra thái độ, chính kiến và hành động cần thiết. Người không vững thì có thể dễ bị người khác lừa dối, dẫn dụ, lôi kéo, kích động dẫn đến bộc lộ xúc cảm, lời nói, hành vi tiêu cực, sai lầm, dễ bị chi phối bởi trào lưu, bị cuốn theo tâm lý hiệu ứng đám đông... vô tình thúc đẩy đạt đến mục đích ý đồ xấu cho kẻ chủ mưu, giật dây đứng đằng sau hoặc trong bóng tối...

+ Thực: Chính là tình hình thực tiễn của vấn đề, sự kiện mà mình hay mọi người đang rất quan tâm. Đây là cơ sở xem xét khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển về vấn đề, sự kiện hay đối tượng nào đó. Là cơ sở đối chứng, kiểm nghiệm mọi thông tin hay dư luận nào đó có đáng tin không. Đây là "khắc tinh" của nạn tin giả, xuyên tạc, bóp méo sự thật… Đây cũng chính là nơi xuất phát làm căn cứ xác định vấn đề nào đó có đáng để ta và mọi người quan tâm bày tỏ chính kiến, trách nhiệm, hành động cụ thể, thiết thực. 

+ Tiên: Là phải đi trước, đón đầu, từ thực tiễn, xác định đối tượng, vấn đề, chủ động dự báo lượng đón được chiều hướng sắp tới và hướng, nội dung, biện pháp, phương án giải quyết tối ưu nhất. 

+ Sáng: Là sáng tạo trong cách bày tỏ nhận thức, sự quan tâm, tình cảm, thái độ, trách nhiệm trên mạng xã hội. Chính sáng tạo sẽ liên tục tạo nên những giá trị mới cho mình và cộng đồng, từ đó khẳng định dấu ấn, bản sắc tạo nên giá trị đặc trưng riêng của cá nhân, tập thể, cộng đồng... sáng tạo sẽ tạo nên làn gió mới, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. sáng tạo để thu hút, hấp dẫn, để tốt hơn, hay hơn, đẹp hơn, mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn, sâu sắc hơn, chân - thiện - mỹ hơn, hiệu quả, ưu việt hơn những gì trước đó...

+ Hợp: Là phát huy được tổng hợp những gì có thể cả về con người, tổ chức, vật chất, tài chính, tinh thần... để tạo ra lực mạnh nhất cho hoạt động hướng đích của chủ thể. Hợp cũng là sự phù hợp yêu cầu khách quan, điều kiện hoàn cảnh, tình huống, hợp đặc điểm đối tượng mà ta hướng tác động đến thông qua mạng xã hội. Hợp cũng không nằm ngoài việc phải nghiêm chỉnh tuân thủ đúng quy định của hiến pháp, pháp luật, kỷ luật, đạo đức, quy tắc xã hội... đặc biệt là luật an ninh mạng hiện hành.

+ Xây: Là xây lực lượng, thực lực, nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp, phương án, quy trình... thật chu toàn, thật mạnh, thật hay, thật đẹp. Nhưng quan trọng nhất trong đó là xây ý thức tốt, là sức tự đề kháng, tự miễn dịch trước những làn gió độc nhiều chiều... Xây cũng là mục đích trung tâm, xuyên suốt của việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trên Không gian mạng của người công dân, người quân nhân thời kỳ chuyển đổi số.

+ Công: Công là tiến công, là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt quá trình tham gia xây dựng mạng xã hội tốt đẹp, lành mạnh, đập tan mọi biểu hiện gieo rắc phản giá trị xấu độc, tiêu cực, lệch chuẩn, phá hoại, thù địch, phản động, cơ hội, xét lại, bất mãn về chính trị...Công được đặt cuối cùng nhưng là sự thể hiện hiệu quả, kết quả của toàn bộ những gì trước đó của "vững, thực, tiên, sáng, hợp, xây".

Giữa 07 chữ “Vững – thực – tiên – sáng – hợp – xây – công” có mối quan hệ khăng khít, biện chứng, gắn bó hữu cơ. Mỗi chữ đều có vị trí, vai trò riêng trong tổng thể chung, không nên tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ một từ nào.

Với những dòng chia sẻ còn vụng về, song với ý thức trách nhiệm công dân, quân nhân thời kỳ cả nước đang ra sức chuyển đổi số, được tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trên Không gian mạng với mục đích mang lại những điều thực sự tốt đẹp, lành mạnh, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để làm điều xấu, điều ác, lệch chuẩn, trái đạo đức... Chúng ta hãy cùng nhau góp ý, để hoàn thiện hơn cho nội dung quan trọng, thiết thực trên và biết vận dụng thực hiện hiệu quả vào nhiệm vụ rất quan trọng này hiện nay

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN SỰ TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

          Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những người bị giam giữ. Những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ hơn so với trước. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc tế mà không có bất cứ trở ngại gì, những hoạt động tôn giáo tập trung đông  người được Nhà nước cho phép tổ chức, có những sự kiện lên tới vài chục nghìn người, thậm chí hàng trăm nghìn người. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được phép tham gia vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, được tham gia tư vấn, phản biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng. Việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có sự tham gia, đóng góp tích cực của tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Việc in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo rất thuận lợi, việc quy định tất cả kinh sách tôn giáo in tại Nhà xuất bản Tôn giáo để thống nhất quản lý không hề gây ra trở ngại gì đối với việc in ấn tài liệu của các tôn giáo. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng cũng không gặp trở ngại gì.

          Điều đáng nói là, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm các tôn giáo được đối xử một cách bình đẳng và các tôn giáo ổn định, đoàn kết trong một đất nước có sự đa dạng tôn giáo cao, bên cạnh đó còn có sự đa dạng về tộc người với những truyền thống lịch sử và văn hóa khác biệt. Đây phải được xem là một thành tựu quan trọng của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm có tính chất đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.

          Không chỉ ban hành chủ trương, chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo.

          Hiện nay (Năm 2022), Việt Nam có 16 tôn giáo và 43 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân.Tổng số khoảng 27 triệu người chiếm gần 30% dân số cả nước. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm và ngày càng mở rộng. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm, chăm lo đối với người dân theo đạo, điều này đã thể hiện rõ trong đời sống tôn giáo của tín đồ và mọi hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam./.