Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Tự do nói chung, tự do ngôn luận nói riêng đều cần được hiểu là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước nhân quyền châu Âu năm 1953, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng nhấn mạnh tự do ngôn luận là tự do trong những giới hạn của đạo đức và pháp luật, chủ yếu là nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự (đời tư) của người khác, bảo vệ bí mật kinh doanh, chống kỳ thị, phân biệt đối xử, chống kích động bạo lực, chiến tranh, chống chỉ trích, phê phán chính quyền, đặc biệt nếu đó là những kêu gọi bạo loạn, đe dọa đến trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Bởi vậy, mỗi quốc gia có thể cân nhắc tình hình thực tế của mình để cụ thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Rõ ràng, trong bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận; đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp.

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có những quy định để hạn chế và ngăn chặn những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, xâm hại tới lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Nhận thức rõ tầm quan trọng, lợi ích cũng như những hiểm họa từ mặt trái của internet và mạng xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển internet và mạng xã hội; đồng thời bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc, chống phá chính quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó phải kể đến Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013, của Ban Bí thư khóa XI, về “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-7-2013, của Chính phủ, về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17-6-2014, của Thủ tướng Chính phủ, về “Tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới”Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-1-2018, của Bộ Chính trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng) được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg, ngày 15-8-2017, của Thủ tướng Chính phủ, đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018, đều quy định rõ những hành vi như đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân... đều bị pháp luật xử lý.

Các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ, nói xấu chính quyền, gây kích động, hoang mang trong nhân dân, đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Chẳng hạn, liên quan đến việc thông qua Luật An ninh mạng, nhiều trang điện tử và các phần tử phản động đã đưa tin bóp méo, xuyên tạc, cho rằng luật này “đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”, “vi phạm tự do ngôn luận, báo chí, internet”. Một số người không đủ thông tin, thiếu hiểu biết nên dễ dàng tin theo và có những phát ngôn chống đối, cản trở việc thi hành Luật. Các thế lực thù địch cũng nhân cơ hội này mà tuyên truyền nhằm chống phá chế độ… Khi chúng ta ngăn chặn những thông tin xuyên tạc, sai trái trên, các thế lực thù địch rêu rao rằng, đây là “một hình thức kiểm duyệt thông tin”, “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Sự thật là, việc ngăn chặn trên là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, các quốc gia trên thế giới đều phải thực hiện. Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện của Facebook, Google đề nghị ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội thì hàng nghìn video, trong đó có những video có nội dung kích động chống phá Đảng, Nhà nước đã được gỡ bỏ khỏi Youtube; hàng nghìn đường link có nội dung vi phạm pháp luật, hàng trăm tài khoản giả mạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước cũng đã được Facebook ngăn chặn…

Để đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp:

Thứ nhất, giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng và tinh thần cảnh giác trước tin đồn. Nâng cao nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và cộng đồng.

Thứ hai, thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của mạng xã hội.

Thứ ba, cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Cụ thể là, đầu tư thỏa đáng cho các cơ quan có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, có khả năng thực hiện hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật. Đồng thời, khuyến khích phát triển mạng xã hội của Việt Nam; phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài, như Facebook, Google, Twitter, Youtube để kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NHẰM HẠ THẤP UY TÍN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

 Thời gian vừa qua, lợi dụng việc một số cán bộ Quân đội sai phạm bị xử lý, nhất là sau khi UBKT Trung ương xem xét kỷ luật những cán bộ sĩ quan quân đội liên quan đến vụ Việt Á. Các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị cố tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ tìm cách hướng lái sang vấn đề “Đấu đá, thanh trừng nội bộ” nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nhưng ai cũng biết rằng, không thể đánh tráo giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội bắt nguồn từ lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, bản chất truyền thống và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta. Thực tiễn lịch sử gần 78 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội đã khẳng định được một chân lý Quân đội Nhân dân Việt Nam dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Vì độc lập của Tổ quốc, bình an, hạnh phúc của Nhân dân, đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội anh dũng hy sinh…và sự thật đó không cho phép chúng thực hiện được hành vi vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn đó.

Giữ nghiêm kỷ luật Quân đội là bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là cội nguồn sức mạnh để Quân đội ta luôn chiến thắng, trưởng thành và phát triển. Trong gần 78 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân đã không ngừng rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, đồng thời giữ vững kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, được Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng, tin tưởng. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đến các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn nhất quán thống nhất kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh với những cá nhân, tập thể, sự việc sai phạm. Đã có một số cán bộ, chiến sĩ, kể cả cán bộ cao cấp trong Quân đội bị khai trừ Đảng, tước quân tịch, lĩnh án tù. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo chỉ huy các cơ quan đơn vị trong toàn quân luôn xem xét, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng việc, đúng tội, công khai, minh bạch, không có vùng cấm, không bao che, giấu giếm… đã làm cho Đảng, Nhà nước, nhân dân hiểu hơn, đánh giá đúng hơn và thêm tin tưởng, yêu qúy, qua đó góp phần để Quân đội thêm trưởng thành, vững mạnh. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã lợi dụng sai phạm đơn lẻ, “con sâu làm rầu nồi canh” của một số cán bộ, chiến sĩ để cố tình tiến hành âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ, vu cáo nhằm hạ thấp uy tín Quân đội. Họ thổi phồng các vi phạm, bóp méo sự việc, thậm chí là bịa đặt, vu cáo một cách vô căn cứ, theo kiểu võ đoán, áp đặt, vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn.

Chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo, tin tưởng vào sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội. Những hình thức kỷ luật cũng như các bản án nghiêm khắc, nhân văn không làm Quân đội yếu đi, mà ngược lại sẽ giúp Quân đội trưởng thành, phát triển hơn. Điều quan trọng là mỗi cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị trong Quân đội phải luôn đoàn kết thống nhất, chủ động rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, chấp hành nghiêm kỷ luật Quân đội, kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, trở thành tấm gương mẫu mực để cả cộng đồng tin tưởng, yêu thương và học tập, để ngăn chặn hiệu quả sự lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống âm mưu chống phá của các thế lực thù địch phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị cố tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam.


VIỆT NAM LUÔN LUÔN KIÊN ĐỊNH CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG "BỐN KHÔNG" TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

 

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã nêu rõ, chủ trương của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Quan điểm và chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, đã xuất hiện nhiều quan điểm cho rằng, chính sách “bốn không” của Việt Nam đã không phù hợp, thực hiện chính sách “bốn không”, Việt Nam sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế. Những liên minh quân sự có thể làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng của các nước thành viên; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường; tạo thêm uy tín, vị thế và sức mạnh cho quốc gia tham gia liên minh trong những thời điểm nhất định. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ tồn tại các liên minh quân sự trên, tình hình khu vực, thế giới luôn căng thẳng, bởi các liên minh này đối đầu nhau, nhất là khi giữa họ có những mâu thuẫn về lợi ích. Họ công khai hoặc ngầm chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hoạt động khiêu khích, lôi kéo các quốc gia, khu vực đến gần hiểm họa chiến tranh. Mà Việt Nam chúng ta cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh nóng đó vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước.

          Trong chính sách quốc phòng Việt Nam, chúng ta chủ trương không liên minh quân sự bởi đó là giải pháp hiệu quả để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam không thể dựa vào bất kỳ liên minh quân sự nào, hiệp ước quân sự nào, càng không thể trông chờ, ỷ lại vào nước ngoài, mà phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, bằng đoàn kết đồng lòng của triệu triệu con người Việt Nam dù sống ở bất cứ đâu trên trái đất này. Trên thế giới chưa bao giờ có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác. Chính vì vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến, không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ giúp của nước ngoài, không tham gia liên minh quân sự với nước khác. Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của bạn bè quốc tế, đồng thời phải tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, xây dựng thực lực sức mạnh tổng hợp quốc gia, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chọn bên, không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc mình. Chính vì vậy, chúng ta không hề mâu thuẫn khi một mặt mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác chúng ta không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia. Chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam không phải bất biến, cứng nhắc mà luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Hiện tại, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để kiểm soát được tình hình an ninh, không để nảy sinh xung đột và xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, khi đất nước xảy ra nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà nước ta sẽ hoạch định những chiến lược, chính sách quốc phòng phù hợp. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 chỉ rất rõ rằng: “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.

          Hiện nay quan hệ ngoại giao nhà nước Việt Nam “phủ sóng” tới 189 trong tổng số 200 quốc gia trên toàn thế giới. Quan hệ đối ngoại quốc phòng của ta ngày càng rộng mở, chúng ta có quan hệ quốc phòng với trên 80 quốc gia thuộc cả 5 châu lục, đặc biệt chúng ta có quan hệ quốc phòng với tất cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là những quốc gia có vai trò, có ảnh hưởng chủ chốt trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là điều chưa từng có từ trước tới nay. Điều đó chứng tỏ chúng ta chẳng bị ai cô lập, trái lại, còn mở rộng không ngừng quan hệ đối ngoại. Điều đó là cơ hội thuận lợi để chúng ta ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Lịch sử dân tộc ta trải qua mấy nghìn năm, công cuộc dựng nước luôn đi đôi với giữ nước. Chính sách quốc phòng "bốn không" được đúc kết từ truyền thống giữ nước đó và ngày càng chứng minh sự đúng đắn, phù hợp với Việt Nam.

VÌ SAO MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHẢI "TỰ SOI, TỰ SỬA"?

 

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “tự soi, tự sửa” là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm “Nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến", "tự chuyển hoá” trong nội bộ” và được coi là giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. 

“Tự soi, tự sửa” gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được Đảng ta đề ra trong các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương, nhất là từ Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) năm 1992, Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khoá VIII) năm 1999, Hội nghị Trung ương 4 khoá XI, khoá XII và Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, cụ thể là Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Để tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải quán triệt rõ:

“Tự soi, tự sửa” là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên

“Tự soi, tự sửa” là mỗi cán bộ, đảng viên tự kiểm điểm, tự soi lại mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa chữa. “Tự soi, tự sửa” là việc làm của cá nhân, của chính mình. Đó là việc đấu tranh quyết liệt với cái tôi của bản thân. Soi đúng thì sẽ sáng hơn, sửa đúng thì sẽ đẹp hơn. “Tự soi, tự sửa” khó nhưng không phải không làm được. Vì sao cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa, tự rèn, tự tu dưỡng, tự điều chỉnh, tu thân, tự vượt lên chính mình? Vì đảng viên, cán bộ trong sạch, vững mạnh thì Đảng trong sạch, vững mạnh. “Tự soi, tự sửa” là để mỗi ngày làm một việc có lợi cho nước, cho dân, cho Đảng. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước, cho dân, cho Đảng không? Nếu không có lợi mà có hại cho nước, cho dân thì quyết không làm. “Tự soi, tự sửa” là để luôn luôn chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết, phải học và giúp người tiến bộ. Không nịnh hót người trên. Không xem thường người dưới.

“Tự soi, tự sửa” là để phục vụ Tổ quốc và nhân dân tốt hơn

Việc “tự soi, tự sửa” đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có tính tự giác, thật thà và trung thực, nhất là khi “tự soi, tự sửa” những hạn chế, khuyết điểm của bản thân. Các biểu hiện suy thoái, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị thuộc phạm trù ý thức, nó ẩn khuất, ngấm ngầm trong suy nghĩ, trong tư tưởng con người, nhiều khi được che đậy kín đáo, rất khó phát hiện, nếu cán bộ, đảng viên không nghiêm túc và tự giác “tự soi” mình thì việc “tự sửa” sẽ khó mang lại kết quả.

“Tự soi, tự sửa” là một giải pháp rất quan trọng, có tính quyết định để ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Bởi vì, các biểu hiện suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ yếu từ mình mà ra và tự mình là chính. Cho nên, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tự mình soi xét, khi thấy có biểu hiện suy thoái phải quyết tâm sửa chữa và tự giác khắc phục.

“Tự soi, tự sửa” là người cán bộ phải luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm trước Đảng, trước quần chúng nhân dân, nhận thức được phải trái, giữ vững lập trường chính trị, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Tu dưỡng đạo đức cách mạng toàn diện, trên mọi khía cạnh, luôn nuôi dưỡng lòng thương yêu giúp đỡ đồng chí, đồng bào, kiên quyết chống lại những việc làm có hại đến nhân dân.

Cán bộ, đảng viên phải quyết tâm thực hiện đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, quyết tâm tẩy bỏ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí, làm gương trong việc thi đua học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để luôn tiến bộ. Người cán bộ, đảng viên luôn có được tinh thần trong sạch, không tham lam địa vị, ít ham muốn về vật chất để phục vụ nhân dân một cách công tâm và minh bạch nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân, để có thể phục vụ nhân dân tốt nhất. Phục vụ nhân dân vừa phải là trách nhiệm, nghĩa vụ của người cán bộ, đảng viên đối với dân, vừa là sự đền ơn đối với nhân dân, việc gì có lợi cho dân, cán bộ, đảng viên phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh, cuối cùng là để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân tốt hơn. “Tự soi, tự sửa” sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên nhận diện rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn những biểu hiện suy thoái trong nội bộ; xác định rõ hơn trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tư cách của người cán bộ, đảng viên.

NHẬN DIỆN RÕ HƠN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hiện nay, để thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần thực hiện đồng bộ toàn diện các nội dung trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong đó, một yếu tố hết sức quan trọng không kém, đó là việc nhận thức rõ, cần nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao, cụ thể là:

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai,... nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thủ đoạn thường được chúng sử dụng là: kích động đòi đất, đòi nơi thờ tự vô lối, đòi thực hành tôn giáo trái pháp luật; kích động giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình. Chúng kích động, “hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu tình gây rối trật tự, trị an.

Thứ tư, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng.

Thứ năm, các thế lực thù địch, phản động tiến hành móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, hòng dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. Chúng không ngừng tìm kiếm những phần tử thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tán phát tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước... nhằm trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái.

Thứ sáu, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta với các chiêu bài, như “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước kia, cổ xúy chủ nghĩa ly khai. Đáng chú ý, các đối tượng này triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta.

Chỉ có khi nhận thức rõ, hiểu rõ những âm mưu thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và đê hèn đó của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước ta và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mỗi một cán bộ, đảng viên và nhân dân mới có đủ cái nhìn đa chiều, toàn diện và xác định tốt lập trường, tư tưởng, bản lĩnh chính trị và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tư tưởng đó, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo đó ra khỏi đời sống hàng ngày. Tiếp tục góp phần quan trọng xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.

NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG AN NINH, NHẬN DIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

 

Thời gian qua, lợi dụng những vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh của đất nước, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá.

Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch xác định lĩnh vực quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang là một trong những mục tiêu trọng yếu phải tập trung phá hoại, làm suy yếu. Tham vọng ngông cuồng và ảo tưởng của họ là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang. “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất phương hướng chính trị, không thực hiện đúng chức năng,... luôn là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch. Vì thế, chúng tập trung phá hoại bằng nhiều thủ đoạn hết sức đa dạng, tinh vi và thâm độc, trong đó, thông tin xuyên tạc về lĩnh vực quốc phòng - an ninh, mà trọng điểm là quân đội và công an đang được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để thực hiện mưu đồ trên.

Những thông tin và luận điệu xuyên tạc liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh mà các thế lục thù địch tung ra hoàn toàn là những thông tin vu khống, bịa đặt, không đúng sự thật về tình hình quốc phòng - an ninh của đất nước. Đó là những thông tin không có căn cứ khoa học, thực tiễn, hoặc là những thông tin, luận điệu dựa trên những sự kiện quốc phòng - an ninh có thật, đã và đang diễn ra nhưng được lập luận theo lối xảo trá, “đánh lận con đen”, thêu dệt, thổi phồng một cách vụng về, nhằm xuyên tạc bản chất, hướng người nghe, người đọc đến những suy diễn tiêu cực, kích động người tiếp nhận thông tin tiến hành các hoạt động biểu tình, chống phá gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Quán triệt quan điểm của Đảng: “…kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...”; đồng thời, để hiện thực hóa phương châm: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái…”, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước những thông tin và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Điều này có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch về lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Có nhận thức đúng tính chất nguy hại của sự việc mới có ý thức cảnh giác, đề phòng. Do đó, công tác giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân về lĩnh vực quốc phòng - an ninh phải coi trọng điểm này, phải làm cho nhân dân thấy rõ đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin bịa đặt, nhằm dụng ý xấu để cảnh giác. Việc làm này phải được tiến hành một cách kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, liên tục, chú trọng những vùng có lịch sử chính trị - xã hội phức tạp, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo sinh sống; địa bàn có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh.

Hai là, cung cấp thông tin chính thống về lĩnh vực quốc phòng - an ninh đến quần chúng nhân dân một cách kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực. Quốc phòng - an ninh là lĩnh vực đặc thù, có liên quan trực tiếp đến sự an nguy của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại của in-tơ-nét, một sự kiện xảy ra chỉ trong thời gian rất ngắn đã lan khắp toàn cầu. Vì vậy, càng chủ động giữ vững trận địa thông tin, cung cấp thông tin chính thống, kịp thời và minh bạch, càng ngăn chặn được các luồng thông tin thất thiệt, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự việc, hoặc suy diễn tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, bán tín bán nghi trong xã hội. Tất nhiên, trừ các thông tin bí mật quân sự, bí mật quốc gia, các thông tin khác, nhất là về các sự kiện lớn, đột xuất, phức tạp, nhạy cảm, có thể gây bất ổn xã hội, thì luôn cần có thông tin chính thống, kịp thời từ cơ quan chức năng, từ người có thẩm quyền phát ngôn cho báo chí, đó chính là sự định hướng dư luận hiệu quả nhất.

Ba là, xây dựng lực lượng đấu tranh phản bác những thông tin bịa đặt, xuyên tạc về quốc phòng - an ninh. Trong đó, tập trung vào đội ngũ nhà báo, nhà nghiên cứu, thông tin viên, tuyên truyền viên trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Đây là lực lượng đưa đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách về quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng nhanh và hiệu quả nhất, là những người trực tiếp góp phần đập tan thông tin và luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Do vậy, cần xây dựng lực lượng này có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao, có khả năng diễn đạt, luận chiến thuyết phục, có nhiệt huyết, dũng khí, quyết tâm đấu tranh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; chú trọng nâng tầm lý luận sắc sảo, kinh nghiệm cho họ, bảo đảm để lực lượng này là nòng cốt, xung kích trong đấu tranh, phản bác những thông tin bịa đặt, xuyên tạc về quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng.

Nhận diện, đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng. Trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có vai trò rất quan trọng. Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của lực lượng này làm nòng cốt cho toàn dân là nhân tố trực tiếp trong đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỂM XUYÊN TẠC, BÓP MÉO SỰ THẬT, GÂY CHIA RẼ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA

 

Cùng nhìn lại quá khứ, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi (30-4-1975), tháng 5-1975, quân Khmer Đỏ tấn công vào Tây Ninh và đảo Phú Quốc, hành quyết hàng trăm người ở đảo Thổ Chu, đe dọa nghiêm trọng an ninh chủ quyền của Việt Nam. Năm 1978, lực lượng Pôn Pốt thực hiện nhiều cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, khu vực Tây Nguyên và gây ra nhiều vụ thảm sát đối với dân thường Việt Nam. Để giải quyết những bất đồng và mâu thuẫn giữa hai nước, tháng 6-1975 nhận lời mời của Chính phủ Việt Nam, Pôn Pốt dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Campuchia Dân chủ sang thăm Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc hội đàm giữa Pôn Pốt với Chính phủ Việt Nam thất bại do thái độ thiếu thiện chí của Pôn Pốt, hai bên đã không tìm ra được biện pháp để giải quyết bất đồng. Đặc biệt, trong tháng 8-1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thực hiện chuyến thăm Campuchia nhằm tháo gỡ những mâu thuẫn giữa hai nước, nhưng thiện chí hòa bình của Việt Nam đã bị thế lực Pôn Pốt - Ieng Sary đáp lại với thái độ thờ ơ thiếu thiện chí. Ngược lại Pôn Pốt - Ieng Sary họp bàn và đi đến chủ trương chống Việt Nam đến cùng và quyết định cho thành lập 15 sư đoàn để tấn công Việt Nam.

Sau này khi đất nước hòa bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng: “Nếu Pôn Pốt không tấn công Việt Nam, tôi nghĩ chúng tôi sẽ không có được sự ủng hộ của Việt Nam để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Pôn Pốt đã vướng phải sai lầm là đã giết người dân của chính ông ta (kể cả những người gốc Việt) và phát động các cuộc tấn công vào Việt Nam... Đến khi ấy, Việt Nam đã quyết định giúp Campuchia. Đó là một cơ hội bằng vàng cho tôi, là cơ hội cho chúng tôi tuyển mộ các lực lượng vũ trang của mình từ những người lánh nạn Campuchia đã sang Việt Nam. Chính bản thân tôi đã không thể thuyết phục được Việt Nam. Nhưng khi Pôn Pốt tấn công thì Việt Nam phải trả đũa. Họ cảm thấy bị xúc phạm và đã quyết định giúp chúng tôi”.

Minh chứng tiếp theo được báo Phnom Penh Post dẫn lời ông Hun Many: “Thế giới không nên quên người dân Campuchia đã phải chịu đựng những gì. Trong khoảng thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày, bởi vì thế giới nhắm mắt làm ngơ với chúng tôi nên gần 3 triệu người vô tội đã chết dưới tay Khmer Đỏ. Trong khi tất cả đều đang chơi trò chính trị, người Campuchia đã cầu mong không quan trọng đó là ai và sự giúp đỡ đến từ đâu, chỉ cần chúng tôi được cứu khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Và rồi cuối cùng chỉ có nước láng giềng Việt Nam chìa tay ra giúp đỡ”. Trước đó, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thành lập (3-12-1978) đã lên tiếng kêu gọi toàn dân đứng lên chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Ieng Sary, đồng thời mong muốn “quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ lực lượng Pôn Pốt - Ieng Sary để cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng”.

Đáp lại lời thỉnh cầu đó của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch phản công biên giới Tây Nam với quy mô lớn nhằm đánh đổ hoàn toàn lực lượng Pôn Pốt, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Việt Nam huy động số lượng lớn phương tiện chiến tranh kết hợp với lực lượng của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tấn công tổng lực chống lực lượng Khmer Đỏ. Tuy gặp phải sự kháng cự quyết liệt nhưng quân đội Việt Nam liên tục đánh bại quân Khmer Đỏ. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân tình nguyện Việt Nam đã chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ, phối hợp với lực lượng Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnom Penh (7-1-1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17-1-1979).

Vào ngày 2-1-2012, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi sang Việt Nam dự lễ khánh thành di tích lịch sử Sư đoàn 125 (quân đội Campuchia), tiền thân là lực lượng vũ trang Đoàn kết cứu nước Campuchia, tại ấp Suối Râm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, đã đặt câu hỏi trong bài phát biểu của mình: “Trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và ngăn cản sự quay lại của chúng?”. Ông đã trả lời câu hỏi: “Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam đã đến. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”.

Với những luận cứ chứng minh rõ ràng và hùng hồn ở trên đã nói rõ vì sao tập đoàn Pôn Pốt lại thất bại. Phần thắng của sự chính nghĩa của tình đoàn kết hữu nghị thủy chung son sắc của hai dân tộc là minh chứng hùng hồn đặc biệt có giá trị ngàn lần so với hàng trăm lời nói của các thế lực thù địch đang ngày đêm rêu rao, chống phá.

NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA GÓP PHẦN ĐẤU TRANH VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

 

Thực hiện âm mưu đen tối, dã tâm thâm độc, nhằm chống phá cách mạng nước ta mọi lúc mọi nơi, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị không từ bất cứ thủ đoạn nào để xuyên tạc, bôi nhọ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có chính sách quốc phòng Việt Nam. Chúng lợi dụng các điểm mới trong đường lối, chính sách về quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta, nhất là trong Luật Quốc phòng 2018, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 để đưa ra bình luận, quy chụp thiếu căn cứ về nguyên tắc “bốn không”; tư vấn, góp ý, kiến nghị Việt Nam nên thiết lập, tham gia các liên minh quân sự nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ đất nước.

Lợi dụng vấn đề quốc tế nóng bỏng, cụ thể là tình hình chiến sự có liên quan giữa Nga - Ukraine, mới đây nhất, ngày 17/6/2022 trên tranh blog Bauxite Việt Nam, đối tượng Nguyễn Ngọc Chu tán phát bài “Dựa vào ai và rút về đâu khi xảy ra chiến dịch đặc biệt”, nội dung xuyên tạc đường lối đối ngoại và chính sách quốc phòng của Việt Nam, đưa ra những “dự báo” về tình hình trên biển Đông, nhằm gây hoang mang trong dư luận; kêu gọi Việt nam “liên minh quân sự” để bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Đây quả thật là những luận điệu sai trái, không có bất kỳ một cơ sở hay căn cứ lý luận và thực tiễn khoa học nào để chứng minh tính đúng đắn. Mà đó chỉ là những ý tưởng chủ quan, điên rồ, che đậy cho âm mưu phản động, chống phá nền hòa bình, độc lập mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang xây dựng mà thôi. Bằng quan điểm phiến diện, sai lầm của mình, chúng cho rằng, chính sách quốc phòng Việt Nam đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình hiện nay; chủ trương “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là Việt Nam đã “từ bỏ dùng vũ lực trong bảo vệ đất nước”, là “tự trói tay, chân mình”, “tự cô lập mình”, tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn trong bảo vệ Tổ quốc, không phù hợp với tình hình thực tế, đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ngang nhiên, trắng trợn hơn, chúng còn vu khống, quy chụp việc Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh là khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, là để chống lại một nước thứ ba. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp, căng thẳng trên Biển Đông, trực tiếp tác động đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, lớn tiếng cho rằng, với chính sách quốc phòng hiện nay thì Việt Nam không thể giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Từ đó, chúng kích động, hô hào, kêu gọi Đảng, Nhà nước cần dựa vào nước ngoài, nhất là các nước lớn và tham gia liên minh quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và lợi ích đất nước.

Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá chính sách quốc phòng Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Có rất nhiều biện pháp đấu tranh, tuy nhiên trước hết và đặc biệt quan trọng là vấn đề nhận thức và tiếp cận đúng đắn về chính sách quốc phòng Việt Nam từ nhiều góc độ. Là người dân Việt Nam yêu nước chân chính, chúng ta phải nhất quán quan điểm rằng: Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Do đó, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã công khai khẳng định: “Chính sách Quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế,…”. Vừa qua, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phương châm: “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”. Đồng thời chỉ rõ phải phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị là việc làm cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần xây dựng, củng cố niềm tin, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

THỦ ĐOẠN TINH VI CHE ĐẬY BẢN CHẤT CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG VÀ PHẦN TỬ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ KHI “TÁCH RỜI, ĐỐI LẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ-NIN”

 

TCCS - Một trong những thủ đoạn thâm độc mà các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị thường sử dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ là tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, tiến tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ hiện hành trên đất nước ta. Do đó, nhận diện, bóc trần thủ đoạn này là một nội dung căn cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Thực chất mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin

Có thể khẳng định, giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin có mối quan hệ biện chứng, được thể hiện trên 3 phương diện chính sau đây:

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cội nguồn lý luận cơ bản hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.  

Thứ ba, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hai bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị khi đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin.

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của mình là vấn đề mang tính quy luật của một đảng chính trị. Như mọi cuộc chiến khác, muốn giành thắng lợi, người tranh đấu phải hiểu rõ âm mưu và thủ đoạn của đối phương. Thực tế cho thấy, để đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị đã sử dụng các thủ đoạn chủ yếu sau đây:   

Trước hết, chúng mưu toan phủ nhận sự tồn tại của “tư tưởng Hồ Chí Minh”, xuyên tạc rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ là nhà hoạt động thực tiễn chứ không phải là nhà tư tưởng. Mặc dù giá trị, tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm định bằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, được thừa nhận bởi các học giả ở trong nước và nước ngoài, nhưng các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị vẫn rêu rao xuyên tạc rằng, “tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự tô vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Để chứng minh cho điều đó, họ đưa ra các luận chứng mang tính chủ quan, khiên cưỡng, như: Xét về nội dung, Hồ Chí Minh là người đọc nhiều, nhớ nhiều, giỏi tổng thuật chủ kiến của người khác và không dẫn nguồn nên người ta cứ tưởng Hồ Chí Minh là người đưa ra các quan điểm đó, nhưng thực chất thì không phải. Xét về hình thức, Hồ Chí Minh chỉ có những bức thư ngắn, những bài viết, bài nói ngắn chứ không có các tác phẩm đồ sộ như các nhà tư tưởng khác. Họ còn rêu rao rằng, trong bối cảnh ngọn cờ Mác - Lê-nin mất “thiêng” khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ liên tiếp ở các nước Đông Âu, tại Đại hội VII (năm 1991), Đảng Cộng sản Việt Nam vội vã “nhào nặn” ra cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” để “gia cố” cho nền tảng tư tưởng đang “lung lay” của mình. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn là sản phẩm chủ quan, duy ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam với mong muốn giữ lại quyền lãnh đạo của mình.

Những luận điệu xuyên tạc này của các thế lực thù địch hoàn toàn đối lập với sự thật lịch sử. Trên thực tế, nhờ có tư tưởng Hồ Chí Minh - sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ làm biến đổi số phận của dân tộc Việt Nam mà còn góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới, thúc đẩy “bánh xe lịch sử theo hướng tiến bộ”. Cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nhà khoa học và chính khách lớn của thời đại cũng khẳng định giá trị và tầm vóc thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc những kẻ chống phá “quay lưng” lại với những bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại và giá trị to lớn, bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, họ không xuất phát từ lập luận khoa học, mà từ động cơ chính trị đen tối. Đây là sự cố tình phủ nhận, “đổi trắng thay đen” nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với đặc tính “tiền hậu bất nhất” của những kẻ chuyên “nói càn”, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị còn có một giọng điệu hoàn toàn khác là về hình thức bề ngoài “giả bộ” làm ra vẻ ca tụng, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh để phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Để “hạ bệ” chủ nghĩa Mác - Lênin, họ đưa ra nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, họ vin vào“yếu tố thời đại”, biện bạch rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với bối cảnh của thế kỷ XIX, cùng lắm là đầu thế kỷ XX, chỉ thích hợp với văn minh công nghiệp, trong khi bây giờ nhân loại đã ở thế kỷ XXI; trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, sứ mệnh của giai cấp công nhân đã khác đi, vai trò của trí thức “lên ngôi” nên chủ nghĩa Mác - Lênin trở nên lỗi thời và bị lịch sử vượt qua. Đây là cách lập luận rất “hàm hồ”, bởi cho dù thời đại mà chúng ta đang sống rất khác với thời đại mà C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin sống, nhưng những biến đổi của nó vẫn không vượt ra ngoài những quy luật chung nhất mà chủ nghĩa Mác - Lê-nin khám phá ra. Với đặc tính “mở”, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là lý luận và phương pháp luận khoa học cho sự nhận thức xã hội, nhận thức thời đại mà chưa có một chủ nghĩa nào có thể thay thế.

“Yếu tố địa lý” cũng là một lý do mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị thù địch vin vào để phủ nhận một cách vô căn cứ chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo họ, chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là sản phẩm của các nước phương Đông cũng như Việt Nam, mà là học thuyết “ngoại lai”, “nhập ngoại” từ phương Tây nên không phù hợp với điều kiện xã hội của Việt Nam - một xã hội phương Đông với nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa. Họ còn “lu loa”: Khi chủ nghĩa Mác - Lênin đã “chết” trên chính quê hương của C. Mác, của V.I. Lênin, rộng hơn là ở cả châu lục mà nó sinh ra, nhưng những người cộng sản Việt Nam vẫn cứ theo đuổi nó, “hà hơi tiếp sức” cho nó thì đó là tư duy bảo thủ. Có thể thấy, những kẻ đưa ra luận điệu này đã cố tình không hiểu sức mạnh của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa và tầm nhìn thời đại trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mặc dù chủ nghĩa Mác - Lênin có nguồn gốc lý luận trực tiếp từ phương Tây, nhưng khi được bổ sung bằng “dân tộc học phương Đông”, thì “chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng ở đó”(tức là ở phương Đông), như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từng khẳng định và nỗ lực thực hiện.

Thủ đoạn được các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị sử dụng nhiều nhất để phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo họ, sự sụp đổ này chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin sai lầm từ bản chất, chứ không phải là do nó được nhận thức sai, vận dụng sai và vì thế, khẩu hiệu “chủ nghĩa Mác - Lênin bách chiến, bách thắng” đã hoàn toàn mất giá trị. Họ cố tình không hiểu rằng, tính bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin so với các học thuyết khác là ở chỗ, nó dựa trên một thế giới quan khoa học là phép biện chứng duy vật, và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực có nhiều khuyết tật và chậm được sửa chữa, chứ không phải là sự sụp đổ của một học thuyết khoa học.   

Một thủ đoạn khác được các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị đưa ra để mưu toan phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác chủ trương đấu tranh giai cấp còn Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc và là “người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải theo chủ nghĩa cộng sản...” Sau khi đưa ra nhiều “cơn cớ” đầy tính ngụy biện, họ đi đến kết luận hàm hồ rằng: Lúc này, chỉ cần nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là “đáng giá” và vì thế, cần loại bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng.

Việc các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị giả vờ “đề cao” tư tưởng Hồ Chí Minh, đem tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hoàn toàn trái với quan điểm, tư tưởng và tình cảm của bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1927, Người đã khẳng định: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin. Người từng nói: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác”. Câu nói đó đã nói lên sự lựa chọn tiên quyết và sự kiên trì của Người đối với chủ nghĩa Mác và sau này là toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin. Người còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Khi viết Di chúc, Người gọi việc từ giã cõi đời của mình là “đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lênin”, bởi giữa các bậc vĩ nhân ấy là sự đồng điệu về khát vọng giải phóng con người và “tình hữu ái vô sản” thiêng liêng. Thậm chí, trong lần trả lời phỏng vấn cuối cùng vào ngày 15-7-1969, Người khẳng định: “Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng... trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin”. Như vậy, từ lúc rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin cho đến tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gắn bó với chủ nghĩa Mác - Lê-nin bằng tình yêu và lòng biết ơn vô hạn.

Phải khẳng định rằng, việc “đề cao” tư tưởng Hồ Chí Minh và hạ thấp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin thực chất là một âm mưu đen tối, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị. Sự nguy hiểm của nó là ở chỗ, dễ làm cho người ta ngộ nhận, tin theo, bởi nó “đánh vào” tình yêu lãnh tụ và tinh thần tự tôn dân tộc. Thực chất, đây không phải là sự ca ngợi hay đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, mà chỉ là thủ pháp “nâng lên để hạ xuống”, tìm cách cô lập, tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi ngọn nguồn lý luận chủ yếu của nó để qua đó, làm suy yếu và tiến tới phủ định luôn cả tư tưởng Hồ Chí Minh. Thâm độc hơn, thông qua phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những kẻ chống phá còn muốn phủ nhận toàn bộ cương lĩnh, đường lối của Đảng được hoạch định trên nền tảng tư tưởng đó để đi đến mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ hiện hành và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Tiếp tục đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn đem tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị

Lâu nay, để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” - “cuộc chiến tranh không khói súng”, “khâu đột phá” mà các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị thường sử dụng là tấn công trên mặt trận tư tưởng. Việc đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một thủ đoạn nhằm phủ định đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động bạo loạn lật đổ để thay đổi thể chế chính trị hiện hành ở nước ta. Chừng nào chưa đạt được mục đích của mình, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị sẽ còn chống phá bằng các hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta phải mài sắc vũ khí lý luận để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị nói chung và âm mưu, thủ đoạn đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói riêng. Theo đó, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân về mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin, về động cơ đen tối của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị khi phủ nhận mối quan hệ này. Cần làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ rằng, mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là mối quan hệ giữa cội nguồn và phát triển, giữa cái chung và cái đặc thù nên “tuy hai mà là một, tuy một mà là hai”. Vì thế, không thể tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và ngược lại. Cho dù tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều điểm sáng tạo, nhưng lại thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở chiều sâu bản chất, ở lý tưởng giải phóng con người... Việc các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị mưu toan tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cố tình lờ đi mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ thống tư tưởng, lý luận này không phải là do chưa có đủ thông tin hay chưa có phương pháp nghiên cứu phù hợp, mà là sự chủ ý xuyên tạc, bịa đặt và lừa bịp nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” và thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Hai là, đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị để cán bộ, đảng viên hiểu rõ nội dung, bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, kẻ thù đế quốc từng dùng “trăm phương ngàn kế” để ly gián nhân dân miền Nam với Bác Hồ, với Đảng, với miền Bắc xã hội chủ nghĩa nhưng đều bị thất bại trước ý chí sắt đá của nhân dân ta:

“Dù ai nói ngả, nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

 Dù ai rào giậu, ngăn sân

 Lòng ta vẫn vững là dân Bác Hồ”.

Lúc này cũng vậy, nếu cán bộ và nhân dân đều thấu hiểu, thấu cảm giá trị đích thực, sức sống thời đại của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì mọi sự xuyên tạc sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó, cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9-2-2018, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”. Làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị, đẩy lùi căn bệnh lười học lý luận chính trị ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, tích cực bồi đắp tri thức khoa học cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chính là tạo “vắc-xin” phòng, chống sự xâm nhập của các luồng thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch.

Ba là, xây dựng đội quân tinh nhuệ tác chiến mặt trận tư tưởng lý luận là các chuyên gia giỏi, am hiểu về lý luận chính trị để đấu tranh trực diện với những âm mưu, thủ đoạn, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Các chuyên gia khi tham gia vào trận chiến trên mặt trận đấu tranh tư tưởng phải có thái độ vừa mạnh mẽ, điềm tĩnh, vừa kiên quyết, kiên trì; mọi lập luận đưa ra phải đạt tới mức tinh thông, sắc bén về lý luận, phong phú, sinh động về thực tiễn. Theo đó, cần thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin cho lực lượng này và tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt về đấu tranh trên không gian mạng để họ trở thành những chiến sĩ thực thụ trên mặt trận đấu tranh tư tưởng.   

Bốn là, kiên định và tăng cường hơn nữa việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước để thúc đẩy tiến trình đổi mới đất nước, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và không ngừng nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Đây thực chất là giải pháp dùng thực tiễn để bảo vệ lý luận, bảo vệ chân lý, bởi thực tiễn là nơi kiểm nghiệm mọi lý luận, mọi chân lý một cách xác thực nhất. Chúng ta phải “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng… Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”. Việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta chính là minh chứng hùng hồn nhất cho sức sống, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay. Ngược lại, mỗi hành vi sai trái của từng cá nhân cán bộ, đảng viên hay tổ chức đảng vô hình trung đều là sự “tiếp tay” cho kẻ thù trong việc tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì thế, việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải gắn chặt với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh./.

 

NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

 

Tham nhũng là một thuộc tính trong xã hội có giai cấp. Chống tham nhũng, vì thế, là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và vô cùng phức tạp. Thành bại của cuộc đấu tranh này phụ thuộc vào bản lĩnh của đảng cầm quyền, hiệu lực của hệ thống pháp luật và đặc biệt là sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân.

Ở nước ta, tham nhũng được xác định là một trong những nguy cơ hàng đầu đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Chính vì vậy, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân. Mục tiêu của cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp này là vì nhân dân…

Sở dĩ phải nhắc lại, nhấn mạnh những vấn đề nguyên tắc có ý nghĩa căn bản trên đây là bởi, trong dư luận xã hội đã và đang nảy sinh những nhận thức lệch lạc về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Trong những ngày qua, sau khi cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận xã hội xuất hiện những thông tin mang tính võ đoán, suy diễn cực đoan, tiêu cực.

Trên không gian mạng, những đối tượng có tư tưởng thù địch, chống đối đã suy diễn rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay thực chất là “cuộc thanh trừng nội bộ”, là “các phe phái trong Đảng đấu đá lẫn nhau”... Những cụm từ như “bê bối”, “đụng đến đâu sai đến đó”, “tham nhũng cả hệ thống”, “càng chống, tham nhũng càng nhiều”... được họ sử dụng để chứng minh cho kiểu suy diễn sai lệch, tiêu cực nói trên.

Vấn đề này được nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch ở hải ngoại tập trung khai thác, làm căn cứ để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, chống phá đất nước với quy mô, cường độ ngày càng tăng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... nảy sinh tư tưởng làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám đột phá, sáng tạo... Những biểu hiện tư tưởng, luồng thông tin tiêu cực ấy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn hóa, trận địa tư tưởng chính trị trong Đảng, nhất là tổ chức đảng các cấp ở những bộ, ngành, địa phương... có cán bộ chủ chốt tham nhũng, tiêu cực vừa bị bắt tạm giam.

Cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị giống như là những “đầu tàu”. Khi “đầu tàu” gặp trục trặc, bị hỏng hóc phải thay thế, tất yếu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cả hệ thống. Những dao động, xáo trộn về tâm lý, tình cảm... trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức của hệ thống ấy là trạng thái tâm lý bình thường. Tuy nhiên, nếu để nó diễn biến theo chiều hướng cực đoan, tiêu cực, làm nảy sinh tư tưởng chán nản, bi quan, thậm chí là bất mãn, có những phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước... thì đó là điều không thể chấp nhận. Trong cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị, những biểu hiện đó cũng chính là mầm mống của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Có thể thấy, nguyên nhân của lối suy diễn tiêu cực nêu trên trước hết là do nhận thức của một số cá nhân chưa đúng, bị tác động bởi những luận điệu sai trái do các thế lực thù địch và phần tử phản động rêu rao, xuyên tạc. Những biểu hiện này không phải đến bây giờ mới diễn ra mà nó tồn tại âm ỉ, là một mặt trái của đời sống xã hội, khi có tình huống tác động lại bùng lên cục bộ. Chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp. Trong xã hội có giai cấp, không một quốc gia, dân tộc nào có thể triệt tiêu hoàn toàn tham nhũng. Vai trò của đảng cầm quyền và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật chỉ có thể ngăn chặn, xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi tham nhũng.

Ở nước ta, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là để làm trong sạch bộ máy, để hệ thống chính trị phục vụ ngày một tốt hơn quyền và lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, việc điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực, không có mục đích nào khác ngoài việc để cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị xứng đáng hơn với niềm tin và sự phó thác của nhân dân.

Với bản chất nhân đạo, nhân văn xã hội chủ nghĩa, việc kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực là để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, với tinh thần “chặt cành để cứu cây”, “kỷ luật một người để cứu muôn người”... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần phát biểu, khẳng định, kỷ luật, xử lý đồng chí, đồng đội của mình là rất day dứt, đau xót, nhưng đó là việc phải làm, không thể khác được. Phải làm nghiêm, làm mạnh để ai cũng phải có ý thức giữ mình trong sạch, ai đã trót “nhúng chàm” thì phải tự gột rửa để xứng đáng hơn với niềm tin, sự gửi gắm của nhân dân.

Như vậy, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh thì việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị phải làm thường xuyên, kiên trì, kiên quyết. Việc nhiều cán bộ cấp cao, đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng bị điều tra, xử lý là một tổn thất, một nỗi đau của Đảng, nhưng để cơ thể khỏe mạnh, không thể không “phẫu thuật” cắt bỏ những “khối u”, những “tế bào” độc hại...

 

Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, ở Thủ đô kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trắng đêm trăn trở, dằn vặt, day dứt trước khi quyết định xử tử Trần Dụ Châu vì tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến. Dù rất đau đớn, nhưng Người đã bác đơn xin ân giảm án tử hình của Trần Dụ Châu. Người nói: “Nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”. Vụ án chống tham nhũng điển hình xảy ra cách đây hơn 70 năm, đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Quan điểm nhân văn, nhân đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực là sự thể hiện vừa bao quát vừa cụ thể tính nhân văn xã hội chủ nghĩa, tất cả đều vì tiền đồ của đất nước, vì cuộc sống của nhân dân.

 

Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua thực sự là một cuộc chiến của toàn Đảng, toàn dân. Lôi ra được những “con sâu” trong bộ máy công quyền, lợi dụng dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch để trục lợi là sự cố gắng nỗ lực, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, lực lượng chức năng, thể hiện tinh thần, ý chí đấu tranh của Đảng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...

 

Là cán bộ, đảng viên, chúng ta không vui sướng, hả hê khi đồng chí, đồng đội mình suy thoái, biến chất, nhưng cũng không thể thờ ơ, bàng quan, vô cảm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; càng không thể chỉ thấy hiện tượng mà quên bản chất, dẫn đến nảy sinh tư tưởng sợ sai, sợ trách nhiệm... Để thúc đẩy phát triển, phải gắn chặt giữa đoàn kết và đấu tranh, giữa xây và chống với tinh thần lấy xây để chống. Trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, khi Đảng, Nhà nước ta ngày càng siết chặt kỷ luật, kỷ cương, những thành phần “sâu mọt” trong nội bộ tổ chức đảng và hệ thống chính trị sẽ tiếp tục được lôi ra ánh sáng công lý.

 

Với nhận thức, bản lĩnh của cán bộ, đảng viên, chúng ta phải đi sâu vào bản chất, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền lợi của nhân dân lên trên hết để thấy rõ tính nhân đạo, nhân văn của Đảng. Những luận điệu cho rằng, Đảng, Nhà nước “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, “đấu đá phe cánh”... thực chất là những luận điệu phản động, hại dân, hại nước. Cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong hệ thống chính trị cần nêu cao bản lĩnh, nhận thức thấu đáo bản chất vấn đề để củng cố trận địa tư tưởng chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức, xây dựng và tăng cường lòng tin trong nhân dân đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức ngày 27-4-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Từ thực tế công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã rút ra kinh nghiệm hoàn toàn đúng cả về lý luận, thực tiễn và đường lối. Đó là công tác kiểm tra của Đảng phải đi trước một bước, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, cứ có dấu hiệu là Ủy ban kiểm tra có quyền vào kiểm tra. Đây là kinh nghiệm hay, đúng nguyên tắc, kỷ luật Đảng trước, rồi đến kỷ luật về hành chính, tiếp đến là xử lý hình sự... Các vụ án đã được xử lý nghiêm nhưng cũng rất nhân văn, tài sản thu hồi lớn, nhưng cái lớn nhất vẫn là củng cố, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị...

 

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Tinh thần của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo của Tổng Bí thư cần được cụ thể hóa thành chủ trương, giải pháp, hành động thiết thực ở mỗi địa phương. Đặc biệt là vai trò của công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra phải đi trước một bước để sớm phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngay trong mỗi tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự đi trước của tổ chức đảng trong kiểm tra, xử lý sai phạm vừa là tính tiên phong trong lãnh đạo, vừa thể hiện tính nhân đạo, nhân văn, mọi chủ trương, hành động của Đảng đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc và quyền lợi của nhân dân.