PHÊ PHÁN
QUAN ĐIỂM CHO RẰNG ĐẤT NƯỚC RƠI VÀO THẾ YẾU, LẠC HẦU ĐỀU DO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG
Đảng ta cũng luôn thẳng thắn nhìn rõ sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhìn lại quá trình cách mạng từ năm 1930 đến năm 2010 và thẳng thắn thừa nhận: “Trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm, có nhưng sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) và thực tế Cách mạng Việt nam đã khẳng định được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 03/02/1930, đánh dấu bước ngoặt
vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành
cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử
thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đập
tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc
kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước;
thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tiếp tục
đưa đất nước từng bước quá độ lên CMXH.
Công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước đã trải qua 36 năm và giành được những thành tựu to lớn.
Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng khá cao (giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng
bình quân khoảng 6%/năm). Quy mô và tiềm lực nền kinh tế được nâng lên (năm
2010 GDP đạt 115,93 tỷ USD, năm 2015 đạt 193,24 tỷ USD, năm 2020 đạt 271,2 tỷ
USD. Bình quân thu nhập đầu người tăng nhanh (năm 1945 là 35 USD, năm 1975 là
80 USD, năm 1985 là 159 USD, năm 1990 là 182 USD, năm 2020 là 2.786 USD). Năng
suất lao động giai đoạn 2011-2025 tăng bình quân 4,5%/năm; giai đoạn 2016-2020
tăng bình quân 5,8%/năm. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam xếp thứ
67/141 nền kinh tế (năm 2019). Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng rất nhanh (năm
1945 đạt 4,2 triệu USD, năm 1975 đạt 914,2 triệu USD, năm 1990 đạt 5.156,4 triệu
USD, năm 2020 đạt trên 560 tỷ USD)
Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung xây dựng đồng bộ với một số công
trình hiện đại. Nhiều công trình dự án giao thông quan trọng được tập trung đầu
tư, xây dựng. Hạ tầng năng lượng được đầu tư tăng thêm, nhiều công trình lớn đã
hoàn thành, đáp ứng yêu cầu phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển nhanh, khá hiện đại, rộng khắp đến
trên 98% người dân với công nghệ hiện đại, tốc độ kết nối internet trung bình đạt
9,5Mb/s, xếp hạng 58 thế giới (năm 2018). Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 35,7% (năm
2015) lên gần 40% (năm 2020).
Hội nhập kinh tế
phát triển sâu, rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế.Nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ
mới được ký kết. Xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh
(năm 2019 thu hút được 33.921 dự án đầu tư nước ngoài).
Hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển rộng khắp cả nước, tới mọi vùng,
kể cả vùng sâu, vùng xa, với cơ cấu hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến giáo dục
đại học, trên đại học, với cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn. Cả nước đã
đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi; duy trì vững chắc kết quả phổ cập
giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ.Đời sống văn hóa tinh thần của
Nhân dân ngày càng phong phú, có chất lượng tốt hơn.Chất lượng dịch vụ y tế,
giáo dục, đào tạo được nâng lên.Dân số và chất lượng dân số cũng ngày được nâng
lên. Dân số năm 1945 là 22,3 triệu người, năm 1975 là 47,6 triệu người, năm
1990 là 66 triệu người, năm 2020 là 97,5 triệu người. Tuổi thọ trung bình năm
2020 đã đạt 73,7 tuổi. Chỉ số phát triển con người (HDI) được nâng lên rõ rệt
và hiện thuộc nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình cao của thế
giới. Lực lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực đều có sự cải thiện đáng kể.
Năm 1975, cả nước có 21,3 triệu lao động, đến nay có trên 55 triệu lao động. Tỷ
lệ lao động qua đào tạo tặng từ 40% (2010) lên 60% (2020).
Tiềm lực khoa học-công
nghệ quốc gia được tăng cường. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam
liên tục được cải thiện, từ vị trí thứ 59 (2016) lên vị trí thứ 42 (2020) trên
131 quốc gia và nền kinh tế. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có bước phát
triển. Hiện nay, cả nước có trên 170 nghìn cán bộ khoa học và công nghệ tham
gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, làm việc trong các tổ chức khoa học
và công nghệ nhà nước (84,1%), khu vực ngoài nhà nước (13,8%) và khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (2,1%). Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ngày càng mở
rộng. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với hơn
70 quốc gia, vùng lãnh thổ; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực
về khoa học và công nghệ.
Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường;
quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt được những thành tựu
nổi bật. Số quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao tăng nhanh: có 90 quốc gia
(1975), 112 quốc gia (1985), 118 quốc gia (1990), 189 quốc gia (đến nay). Có
quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 33 nước đối tác quan trọng.
Việt Nam đã tham gia hiệu quả vào các định chế khu vực, toàn cầu, nhất là FTA
thế hệ mới và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng,
đảm nhiệm thành công niều trọng trách, ghi đậm dấu ấn với bạn bè khu vực và quốc
tế…
Có thể khẳng định
rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức cần kiên quyết khắc phục để phát triển nhanh và bền vững.Nhưng không phải
Việt Nam rơi vào thế yếu, bị động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét