Tiếp nhận, phân loại và xử lý thông tin xấu độc trên mạng xã hội là yêu cầu khách quan của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong bối cảnh vấn nạn tin giả, tin có nội dung thiếu lành mạnh, phản giáo dục, bôi xấu, vu cáo, phản động, kích động bạo lực, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của chúng ta có chiều hướng gia tăng. Đối với cán bộ, đảng viên hiện nay việc tiếp nhận, thu thập, phân loại, xử lý thông tin xấu độc trên mạng xã hội càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, để tiếp nhận và xử lý thông tin xấu độc có hiệu quả đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có kỹ năng nhất định.
Theo thống kê Việt Nam là nước có số người dùng Internet và
mạng xã hội thuộc tốp đầu trên thế giới, với hơn 64 triệu người dùng Internet
(chiếm 67% dân số), đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội
nhiều nhất thế giới.
Nhìn khái lược, trong thời gian gần đây, các phần tử cơ hội chính
trị và các thế lực thù địch càng sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn, vừa công khai,
trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, công kích Đảng, Nhà nước và
chế độ ta; đồng thời, liên tục điều chỉnh hình thức và phương pháp chống phá
ngày càng tinh vi, thậm chí biến ảo, với những chiêu trò mới rất xảo trá và
nguy hiểm, không chỉ về tư tưởng mà còn chuẩn bị tổ chức, lôi kéo, tập hợp lực
lượng, trước hết thông qua các cuộc “tập dượt” trên mạng xã hội.
Thứ nhất, chúng
triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm
chất, đạo đức, lối sống, để thành lập các hội, nhóm “xã hội dân sự”; thông qua
cái gọi là “diễn đàn dân chủ”, sử dụng các website và các trang mạng xã hội dưới
danh nghĩa phản biện, để bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, phát tán thông tin xấu
độc xâm hại Tổ quốc, dọn đường mưu toan lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Gần
đây, các thế lực thù địch coi việc hình thành phát triển xã hội dân sự độc lập
về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc đảm bảo quyền con người, cổ xúy tự
do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu
tình… để thực hiện “diễn biến hòa bình”; trong đó, lợi dụng các quyền cơ bản của
con người như: Quyền lập hội, quyền công dân, quyền tự do báo chí...
Chúng núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, hình thành “kênh phản biện”
để cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy của Đảng,
Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị -
xã hội. Đồng thời, lợi dụng các diễn đàn tư tưởng, thông qua hoạt động hợp tác,
nghiên cứu khoa học... để đề cao dân chủ tư sản, nhằm chuyển hóa lập trường, tư
tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thứ hai, bằng
con đường tổ chức, thông qua liên kết, hợp tác, dưới hình thức tài trợ của các
tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dưới danh nghĩa từ thiện, nhân đạo,
chúng len lỏi, luồn sâu và thông qua các tổ chức này tạo lập chỗ đứng, với sự dọn
đường, cổ xúy biểu tình và thúc đẩy bạo loạn của mạng xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu thông qua hoạt động hợp tác, đầu
tư để làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hệ
thống và cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại Việt Nam; từ đó, tạo ra
nền tảng vật chất, xã hội thuận lợi, hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã
hội dân sự” kiểu phương Tây.
Thứ 3, thực
tế đã cho thấy không ít đối tượng có quan hệ khá mật thiết với tổ chức phản động
nước ngoài; khi những đối tượng xuất hiện trên các trang mạng cá nhân, lập tức
được các trang tin hải ngoại dẫn lại và được các tổ chức phản động cổ xúy.
Để đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các thế lực thù địch thúc đẩy “dân chủ hóa” trong nội bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam, đồng thời thực hiện “dân chủ hóa” trong truyền thông và xã hội. Yếu
tố thứ nhất mang tính quyết định đến tiến trình “dân chủ hóa” từ bên trên, bên
trong nội bộ ta; yếu tố thứ hai sẽ đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của
toàn xã hội.
Ở bên ngoài, một số tổ chức đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, bồi dưỡng
năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nhằm tác động chuyển hóa và
phát triển các kênh “phản biện xã hội”. Thông qua đây, họ tác động hình thành
trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu
hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta.
Núp dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”… gần
đây và sắp tới có thể sẽ có một số tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước dùng mọi thủ đoạn tập trung kích động, lôi kéo tụ tập
đông người, biểu tình trái phép, thậm chí có hành vi quá khích, gây mất an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội...
Thứ tư, Với sự phụ họa
của các hãng truyền thông nước ngoài, các thông tin xuyên tạc, bịa đặt này tiếp
tục được thổi phồng, phát tán rộng rãi, tinh vi hơn, gây không ít ảnh hưởng
tiêu cực cho xã hội.
Các đối tượng ở nước ngoài cấu kết với số đối tượng trong nước tìm
cách hình thành, phát triển cái gọi là “xã hội dân sự” cùng các tổ chức, hội
nhóm bất hợp pháp. Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông tin” để tấn công vào
sự hiếu kỳ của công chúng, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của
Nhân dân; kích động trào lưu “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử”, phủ nhận lịch
sử dân tộc; cổ xúy, tung hô các “giá trị” dân chủ phương Tây, phi chính trị hóa
các lực lượng vũ trang; kích động biểu tình, gây rối, thực hiện các cuộc “cách
mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền, tạo cớ kêu gọi các thế
lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta.
Nhìn tổng thể, dưới nhiều hình thức và phương tiện trên
mạng xã hội, các thế lực thoái hóa, cơ hội, phản động, lực thù địch tiếp tục tập
trung công phá, ở 8 phương diện tư tưởng, lý luận cơ bản nhất và chủ yếu nhất:
Một là, công phá nền
tảng tư tưởng chính trị và thủ tiêu ý thức hệ.
Hai là, bôi nhọ,
xuyên tạc đường lối chính trị và công phá thể chế chính trị.
Ba là, tung hỏa mù
về “đảng trị” và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Bốn là, chia rẽ phá
hoại mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Năm là, khoét sâu vấn
đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền với thể chế xã hội chủ nghĩa nhằm phá vỡ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại nhân dân.
Sáu là, thông qua vấn
đề chính trị gia và quan hệ giữa các nhà lãnh đạo chính trị, giữa các lực lượng
nhằm xâm hại thể chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảy là, chung quanh
vấn đề quan hệ quốc tế, võ đoán các nguy cơ cái gọi là “đu dây bên miệng hố”,
kích động cái gọi là “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước khác, cốt phá
hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội
nhập quốc tế của Đảng ta, cổ xúy cho chủ nghĩa ly khai, xâm hại nhân dân, phá vỡ
sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Tám là, các trào lưu
tư tưởng, lý luận du nhập, thẩm thấu bằng mọi con đường, âm mưu gặm nhấm, công
phá làm băng hoại dưới mọi hình thức, quy mô và mức độ tư tưởng, lý luận của
chúng ta từ nền tảng.
Đấu
tranh trên mạng xã hội hơn bao giờ hết,
sự phức tạp và quyết liệt, thậm chí có ý nghĩa sinh tử và đầy thách thức. Do đó, nâng cao kỹ
năng xử lý thông tin xấu độc trên mạng xã hội là yêu cầu cấp thiết, thường xuyên, cơ bản,
lâu dài
và đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tạo sự
chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể nâng cao kỹ năng xử thông tin xấu độc trên mạng xã hội
Thứ
hai, đổi
mới nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao kỹ năng xử lý thông tin xấu độc
trên mạng xã hội
Thứ
ba, đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn
xử lý thông tin xấu độc trên mạng
xã hội
Thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động
của các chủ
thể trong tự
nâng cao kỹ năng xử lý thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
N-Đ-H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét