Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

XÂY DỰNG “QUÂN ĐỘI CHUYÊN NGHIỆP” LÀ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO TUYỆT ĐỐI, TRỰC TIẾP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI; PHỦ NHẬN TÍNH NHÂN DÂN CỦA NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.


Trong những năm qua và hiện nay, trên một số trang báo điện tử của các tổ chức phản động, thù địch với cách mạng nước ta thường xuất hiện nhiều bài viết hô hào về “xây dựng quân đội chuyên nghiệp” ở Việt Nam. Quan điểm các bài viết cho rằng: Việt Nam nên bỏ lực lượng dân quân tự vệ, giảm quân số chính quy, chỉ tập trung xây dựng chuyên nghiệp hoá quân đội. Đây thực sự là một quan điểm hết sức phản động, đi ngược lại với đường lối xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
Thực chất, đưa ra quan điểm “xây dựng quân đội chuyên nghiệp”, các tổ chức phản động và thế lực thù địch hòng đạt được mục đích loại bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội. Vì thế, rất dễ hiểu khi chúng thường lặp đi lặp lại luận điệu như: “Trình độ lạc hậu của Quân đội Việt Nam không thể bảo vệ được lãnh thổ, biển đảo”; “Nguyên nhân là do Đảng Cộng sản Việt Nam không chăm lo xây dựng quân đội chuyên nghiệp”; để có một quân đội hiện đại nên “Luật hoá quân đội để quân đội đứng ngoài chính trị các đảng phái”; thành lập lực lượng quân đội tự nguyện chuyên nghiệp; “Quân đội chỉ là của nhà nước và phục tùng nhà nước mà thôi”...
Nếu việc xây dựng “quân đội chuyên nghiệp” được thực hiện theo đúng ý đồ, âm mưu, kịch bản của chúng, đồng nghĩa với các thế lực thù địch đã đạt được mong muốn “phi chính trị hoá” quân đội, sau đó sẽ tạo cớ, dùng chính sức mạnh Quân đội ta hơn 73 năm qua do Đảng tôi luyện, nhân dân nuôi dưỡng để chống lại Đảng, lật đổ Nhà nước, xoá bỏ thành quả cách mạng của nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa  ở Việt Nam.
 “Xây dựng quân đội chuyên nghiệp” theo quan điểm, luận điệu xuyên tạc của các tổ chức phản động, thế lực thù địch là sự cố tình phủ nhận tính nhân dân của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
“Xây dựng quân đội chuyên nghiệp” theo kiểu các tổ chức phản động và thế lực thù địch vẫn hô hào, cũng có nghĩa là sức mạnh quân dân, thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân sẽ bị triệt tiêu. Khi đó, nếu đất nước có biến cố, chắc chắn chỉ còn một mình quân đội đứng ra gánh vác. Điều này tạo điều kiện cho một số nước rất dễ dàng can thiệp quân sự từ bên ngoài trước một quân đội “đơn thương, độc mã”.
Mặt khác, nếu xây dựng lực lượng quân đội từ lực lượng “tự nguyện chuyên nghiệp”, nghĩa là bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bằng chế độ tình nguyện thì lấy đâu ra nguồn nhân lực hùng hậu bổ sung cho quân đội, nhất là khi có động viên chiến tranh. Thực tiễn, thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đã chứng minh sức mạnh to lớn của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Trong đó, quân đội nhân dân làm nòng cốt.
Vì vậy, để quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng quân đội ta cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Theo đó, tính chuyên nghiệp của quân đội ta không chỉ thể hiện trên các mặt chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp cả về chính trị, luôn sẵn sàng và thiện chiến trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận. Nhờ đó, quân đội ta luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang mà Đảng, nhân dân giao phó, đó là: chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
Những kẻ mơ hồ về chính trị, thiếu hiểu biết về xây dựng, sử dụng quân đội hãy thức tỉnh và tìm hiểu kỹ về chiến tranh Việt Nam, về đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, để thấy rõ rằng: xây dựng tính chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam bao hàm chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại chỉ là một mặt, một yếu tố cấu thành của quân đội chuyên nghiệp.
Nâng cao tính chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam luôn đi đôi và gắn liền với nâng cao tính chính trị, tính giai cấp; đặc điểm tập trung là sự bao hàm cả tính tập trung về chính trị và tính tập trung về cơ cấu, biên chế, tổ chức và số lượng; đặc điểm thường trực bao hàm cả tính sắc bén, sẵn sàng đấu tranh về chính trị, tư tưởng và tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Nâng cao tính chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam phải luôn gắn liền với tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng quân đội cách mạng luôn được ưu tiên hàng đầu. Đây chính là nền tảng, là kim chỉ nam trong các hoạt động xây dựng quân đội ta. Xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại phải tuân thủ theo yêu cầu, nội dung, tiêu chí xây dựng quân đội cách mạng. Sự tinh nhuệ của quân đội trước hết phải là tinh nhuệ về chính trị. Tinh nhuệ về chính trị được biểu hiện ở lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Dù các thế lực thù địch có cố rêu rao, xuyên tạc, nói xấu thế nào đi nữa, chúng cũng không thể bôi nhọ, làm mờ nhạt được hình ảnh cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình cảm mỗi người dân Việt Nam. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, và mỗi người dân Việt Nam nói chung luôn tự hào và thấm sâu lời Bác Hồ dạy: Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng./.

                                                                   

QUAN ĐIỂM SAI LẦM CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ “VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

                                               
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch, bọn phản động dựng lên cái gọi là “vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”, liên tục cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền.
      
Trước tiên chúng ta khẳng định rõ ràng: ở nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền của con người trên mọi lĩnh vực. Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người được phát huy là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam những năm qua
 Nhưng với cái nhìn sai trái, lệch lạc các thế lực thù địch và bọn phản động liên tục cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo, tự do dân chủ; kêu gọi Chính phủ Mỹ gắn các điều kiện về nhân quyền với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam. Đây là một hành động xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nước để lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Bọn phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề nhân quyền nhằm  mục đích là cổ xuý cho một thứ tự do  vô chính phủ. Đó là thứ tự do phá hoại, tự do dẫn tới huỷ diệt, không phải là tự do chân chính, tự do tạo ra khả năng cho phát triển nhân cách của tất cả mọi người và càng không phải là thứ tự do để thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp hơn, mà là sự tự do trà đạp lẫn nhau, lợi thế thuộc về những kẻ mạnh.
.         Ở Việt Nam ta, quan điểm về quyền con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống văn hoá dân tộc và xem xét, chọn lọc những tiêu chuẩn về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi. Quyền con người ở nước ta trước hết là quyền được làm công dân của một nước độc lập, tự do, quyền được sống bình đẳng và mức sống không ngừng được nâng cao. Quyền của mỗi người riêng lẻ phải gắn với vận mệnh và quyền của cả cộng đồng và của toàn dân tộc, với nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền con người thống nhất với quyền dân tộc cơ bản, nhân quyền không được cao hơn chủ quyền. Thực thi quyền con người phải dựa trên cơ sở ưu tiên bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, chủ quyền quốc gia. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào những người cộng sản không được phép lơ là, mất cảnh giác trước những luận điệu sai trái về quyền con người của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế.
Hiện nay, việc thực hiện đầy đủ quyền con người hay không ở các quốc gia là một vấn đề khá gay gắt. Xã hội ngày càng phát triển, văn minh và tiến bộ làm cho quyền con người cũng luôn phát triển nên hiện nay, trên thế giới không phải quốc gia nào cũng có thể đảm bảo được tất cả mọi quyền cho công dân của họ. Và nếu vấn đề này được thực thi không chặt chẽ, bọn phản động và các thế lực thù địch bên ngoài nắm bắt được sẽ là một điểm yếu của quốc gia và sẽ trở thành mối đe doạ vô cùng nguy hiểm cho an ninh của đất nước. Vì kẻ thù sẽ triệt để lợi dụng sự yếu kém này kích động nhân dân làm cách mạng phi nghĩa hay mượn tay các thế lực thù địch bên ngoài nhằm để lật đổ chính quyền, thay đổi hệ thống chính trị quốc gia. Chính vì vậy các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Để làm thất bại những âm mưu thâm độc của bọn phản động và các thế lực thù địch chúng ta phải tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của chúng.


“NHẬT KÝ YÊU NƯỚC” LIỆU CÓ LÀ YÊU NƯỚC?


         Hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì đối với mạng xã hội, nhất là Facebook. Với những công dụng mà chúng mang lại, có thể thấy số lượng người sử dụng Facebook không ngừng gia tăng. Có nhiều ứng dụng được phát triển trên Facebook, nhiều trang, nhóm được thành lập với mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè khắp mọi nơi. Bên cạnh những trang mạng xã hội với mục đích chính đáng, không ít nhóm lợi dụng Facebook tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ hay cổ súy cho cái gọi là giá trị phương tây. Những trang, nhóm này ẩn mình dưới những tên gọi tưởng như tốt đẹp nhưng ẩn trong đó là những luận điệu xảo trá mà không khó để nhận ra.
          Trong những trang mạng xã hội đó, đáng chú ý nhất phải nói đến trang Facebook “Nhật ký yêu nước”. Với tên gọi như vậy, không ít người lầm tưởng đây là một trang mạng chia sẻ những thông tin lịch sử, hình ảnh về đất nước Việt Nam tươi đẹp. Nhiều người khi thấy trang mạng xã hội này đã không ngại ngần cho “1 like” ủng hộ để rồi nhanh chóng nhận ra bản chất thật đằng sau cái tên đó và phải gọi là “Nhật ký bán nước”. Với những bài viết, hình ảnh xảo trá, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền cho cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”, cỗ vũ cho hoạt động phạm pháp của các “nhà dân chủ” như Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên,… làm cho người đọc hiểu sai vấn đề, đánh lạc hướng dư luận. Mới đây, trang này còn liên tục đưa các hình ảnh, bài viết với lời lẽ kích động cho rằng Nhà nước Việt Nam lạm dụng pháp luật, đàn áp người bất đồng chính kiến,... qua đó kêu gọi sự can thiệp từ các thế lực thù địch nhằm hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra, có không ít bài viết lợi dụng các vấn đề thời sự phức tạp trong nước, những sơ hở thiếu sót trong quản lí nhà nước để xuyên tạc, nói xấu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước như vấn đề Trương Sa, Hoàng Sa,… Bên cạnh đó, trang facebook “nhật ký yêu nước” còn tạo ra một thư viện ảo tập hợp những đường dẫn (đường link) tới các tài liệu, các video với những dòng bình luận sặc mùi thuốc súng, phản động, xuyên tạc sự thật mà không khó để nhận ra như Tổ quốc ăn năn, đường về nô lệ…
Có thể thấy, đây như một chiêu bài trong hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Mục đích của chúng nhằm tạo ra một diễn đàn về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để thu hút sự quan tâm của nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, tầng lớp tri thức, những người hay sử dụng Facebook. Qua diễn đàn để tác động, chuyển hóa tư tưởng người đọc bằng những luận điệu xuyên tạc, xảo trá. Những bình luận có thiên hướng ủng hộ hay đồng ý với các quan điểm đó có thể được chú ý để tuyển lựa sau đó cộng tác với ban quản trị trang này. Từ từ chúng sẽ lôi kéo các đối tượng vào phục vụ viết bài hay cộng tác với chúng để phát triển trang, phục vụ mưu đồ của các thế lực phản động gây bạo loạn chống phá đất nước. Một kịch bản giống với thủ đoạn mà các nước phương tây áp dụng đối với Libi, Ai cập,…

Hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển, con người ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Nhiều ứng dụng được tạo ra phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích mà chúng mang lại là những tác hại mà không phải ai cũng lường trước được. Không chỉ những trang facebook như “nhật ký yêu nước” mà hiện nay còn rất nhiều trang có nội dung và tính chất tương tự như “thanh niên công giáo”, “Friend of Viet Tan”,… Chính vì vậy mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là thanh niên, sinh viên cần hết sức cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, biết chọn lọc thông tin hợp lý để sử dụng đúng mục đích của mình. Ngoài ra cần kịch liệt lên án, phản bác những bài viết xuyên tạc sự thật, mang nội dung kích động bạo loạn, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Điều đó không chỉ tự bảo vệ bản thân mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán của Đảng ta.

                           
         
          Gần đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục bắt giữ, xử lý một số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có giáo dân là Trần Thị Xuân, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, giáo dân thuộc Giáo xứ Cửa Sót - Hà Tĩnh. Trước sự việc trên, với chiêu trò quen thuộc, âm mưu đen tối, các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong lại lợi dụng sự việc này để thông qua một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Họ vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, vi phạm tự do tôn giáo.
          Không phải ngẫu nhiên mà trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt lại viết: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Trước khi là một giáo dân, phải là một công dân, do đó phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Và những ai có hành vi vi phạm pháp luật và các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý đối tượng này là bắt giữ, xử lý đối với một công dân vi phạm phát luật chứ không phải là đàn áp tôn giáo.

          Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán của Đảng ta. Mọi công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào. Với quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật. Các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đều tương thích với Công ước quốc tế. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. 3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác...”. Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm bất kỳ ai, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, núp bóng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, của các công dân. Ở Việt Nam không có chuyện phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi trường hợp liên quan đến tôn giáo vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh để giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Ở Việt Nam không có chuyện giáo dân bị đàn áp, mà chỉ có công dân vi phạm pháp luật bị xử lý. Các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý những công dân vi phạm pháp luật là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu tổ chức, cá nhân nào đó cố tình lợi dụng vụ việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý những công dân là giáo dân vi phạm pháp luật để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm dụng ý xấu hòng kích động gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân... Luật pháp Việt Nam không cho phép tồn tại những hành vi thấp hèn như vậy.

LỢI DỤNG TỰ DO TÔN GIÁO CHIÊU TRÒ KHÔNG MỚI CỦA NHỮNG KẺ “CUỒNG SI VỌNG TƯỞNG”


Chiêu trò lợi dụng những vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là các vụ việc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của bọn phản động trong và ngoài nước trong thời gian qua, như: Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền; cổ súy, bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật của các thế lực thù địch không có gì mới nhưng vẫn hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Gần đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục bắt giữ, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó một số đối tượng là giáo dân. Đã thành thói quen, các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong lại lợi dụng sự việc này để thông qua một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Họ vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, vi phạm tự do tôn giáo. Khi mà nhận thức về pháp luật, sự am hiểu về quyền tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của một bộ phận nhân dân còn hạn chế và các thế lực thù địch có sự móc nối với những phần tử bất mãn, cực đoan ở trong nước. Trong số những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam bị các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý thời gian qua, có một số đối tượng là giáo dân mà một trong số đó là Trần Thị Xuân, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, giáo dân thuộc Giáo xứ Cửa Sót - Hà Tĩnh. Lợi dụng việc các cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ đối tượng Trần Thị Xuân về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số phần tử phản động ở nước ngoài đã cấu kết tán phát tài liệu "Bắt giữ giáo dân Trần Thị Xuân, an ninh Cộng sản Việt Nam đang tự hủy diệt chế độ" có nội dung xuyên tạc tính chất vụ việc, phản đối chính quyền nhân dân, cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này. Chưa dừng ở đó, chúng còn vu cáo Việt Nam "đàn áp tôn giáo", vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Chúng kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng gây áp lực yêu cầu Việt Nam "trả tự do vô điều kiện" cho Trần Thị Xuân và một số đối tượng.

Đồng bào theo tôn giáo trước hết phải là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như mọi công dân khác, đồng bào theo tôn giáo phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Không phải ngẫu nhiên mà trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt lại viết: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Là công dân và cũng là giáo dân nhưng Trần Thị Xuân đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi vi phạm pháp luật của công dân Trần Thị Xuân là rất rõ ràng. Trần Thị Xuân là thành viên của cái gọi là "Hội anh em dân chủ miền Trung". Ngày 3-4-2017, Trần Thị Xuân đã có hành vi tham gia kích động giáo dân biểu tình chống chính quyền tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Trước đó, vào tháng 5-2016, thông qua mạng xã hội, Trần Thị Xuân làm quen với đối tượng Nguyễn Trung Trực, trú tại xã Thạch Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là trưởng ban điều hành của cái gọi là "Chi hội anh em dân chủ miền Trung" (đối tượng này cũng đã bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình bắt giữ để xử lý về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật Hình sự). Tháng 7-2016, Trần Thị Xuân được bầu làm phó ban điều hành "Chi hội anh em dân chủ miền Trung" tham gia chỉ đạo chi hội với vai trò móc nối, tuyển nhận các đối tượng tham gia vào chi hội, tổ chức các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, tập trung phát triển lực lượng tại địa bàn Hà Tĩnh. Từ đó đến khi bị bắt, Trần Thị Xuân đã tán phát, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan có nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước; kêu gọi, kích động người dân tụ tập biểu tình chống phá chính quyền nhân dân... Sự thật về hành vi vi phạm pháp luật "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" của công dân Trần Thị Xuân là rất rõ ràng, mà hoàn toàn không phải như những gì các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo trên một số trang mạng. Trước khi là một giáo dân, Trần Thị Xuân là một công dân, do đó phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam. Trần Thị Xuân có hành vi vi phạm pháp luật và các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý đối tượng này là bắt giữ, xử lý đối với một công dân vi phạm phát luật chứ không phải là đàn áp tôn giáo.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật. Các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đều tương thích với Công ước quốc tế. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. 3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác...”. Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm bất kỳ ai, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, núp bóng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, của các công dân. Ở Việt Nam không có chuyện phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi trường hợp liên quan đến tôn giáo vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh để giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Ở Việt Nam không có chuyện giáo dân bị đàn áp, mà chỉ có công dân vi phạm pháp luật bị xử lý. Các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý những công dân vi phạm pháp luật là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu tổ chức, cá nhân nào đó cố tình lợi dụng vụ việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý những công dân là giáo dân vi phạm pháp luật để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm dụng ý xấu hòng kích động gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân... Luật pháp Việt Nam không cho phép tồn tại những hành vi thấp hèn như vậy.
Những chiêu trò của những kẻ cho rằng mình đấu tranh vì dân chủ, tôn giáo, dân tộc trong thời gian qua chỉ cho thấy bộ mặt giả tạo đáng khinh bỉ của chúng trước giáo dân trong nước cũng như thế giới, chúng luôn mở lời là con chiên của chúa làm theo lời của chúa nhưng  thử hỏi trong các kinh thánh có ghi lời chúa căn dặn chúng chia rẽ, kích động gây mất đoàn kết dân tộc như chúng không? Nhân dân Việt Nam cũng như giáo dân Việt Nam ngày càng thấy được bộ mặt của những kẻ lợi dụng chúa để làm những việc đáng khinh. Đúng là những kẻ “cuồng si vọng tưởng”


KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, BÓP MÉO SỰ THẬT VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

      
                               

Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Vậy mà đây đó vẫn có những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo, phản ảnh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng dù bằng chiêu trò gì chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể phủ nhận được những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã đặt nhiệm vụ bảo đảm quyền con người vào vị trí trung tâm. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Sau đó, các nội dung liên quan đến quyền con người được thể chế hóa thành những quyền hiến định trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946). Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959, rồi Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và năm 2013, quyền con người ở Việt Nam đã thực sự trở thành quyền hiến định.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử xuyên suốt tiến trình đấu tranh cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Đảng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN với bản chất là "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Trong hệ thống các quan điểm cơ bản, chính sách nhất quán và khuôn khổ pháp luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều hướng đến mục tiêu cao nhất là vì con người, cho con người. 
Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế, coi đây là yếu tố then chốt trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến đổi mới công tác xây dựng pháp luật và đẩy mạnh cải cách tư pháp. Công việc này được đặt trong mối quan hệ với chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã ban hành mới và bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó bảo vệ quyền của nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương được đặc biệt quan tâm. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đều phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.
Hệ thống luật pháp không ngừng hoàn thiện là tiền đề và điều kiện để Việt Nam từng bước thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về quyền con người, tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Những thành tựu về bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân Việt Nam được thể hiện rất rõ trong việc thực hiện các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Đặc biệt ở Việt Nam, các quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn được bảo đảm. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nhân dân là người quyết định mọi công việc của Nhà nước. Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do mình tin tưởng bầu ra. Nhà nước Việt Nam không ngừng phấn đấu để bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, coi đây là một trong những nhóm quyền quan trọng nhất của công dân.
 Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người dân theo Hiến pháp và pháp luật. Những năm gần đây, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng cởi mở, sôi động. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân. Báo chí còn là lực lượng quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội, xây dựng bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh.
Các quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm và quy định cụ thể trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản pháp luật. Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Việt Nam còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 5 đoàn thể bao gồm: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với hàng chục triệu hội viên. Cùng với các tổ chức công đoàn cấp quốc gia, ở Việt Nam còn có hơn 6.000 tổ chức công đoàn cơ sở. Ngoài ra ở Việt Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ... hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Các tổ chức và hiệp hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và tuân thủ pháp luật... Sự tăng nhanh của các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của người dân được tôn trọng và bảo đảm. 
Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần chính đáng của con người. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tâm linh của nhân dân. Các chức sắc tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội...  Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2016 (có hiệu lực vào tháng 1-2018). Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính sách này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân như nhau...
Trong khi kinh tế thế giới có lúc lâm vào khủng hoảng và suy thoái, nhưng bằng những giải pháp hữu hiệu, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được ổn định và tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng từ 1.024 USD (năm 2008) lên 2.200 USD (năm 2016). Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Việt Nam giải quyết những vấn đề bức thiết về xã hội, thực hiện tốt hơn các mục tiêu công bằng xã hội, bảo đảm tốt hơn những giá trị quyền con người, quyền công dân. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và đạt nhiều kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam nằm trong số các quốc gia được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc vinh danh là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ như: Xóa đói, giảm nghèo cùng cực; đạt phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều tiến bộ trong các chỉ tiêu về y tế như giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ em; đạt mục tiêu về kiểm soát sốt rét và bệnh lao cũng như đẩy lùi tỷ lệ lây lan HIV/AIDS… Tổng thư ký Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2007-2016) Ban Ki-moon đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ....
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được nêu trong các công ước mà mình đã tham gia, tuân thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người. Tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn được đánh giá cao về cách tiếp cận, ủng hộ đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu quan trọng trong bảo đảm các quyền cơ bản của con người mà Việt Nam đạt được và đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu chọn thành viên tham gia Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Những thành tựu cơ bản trong bảo đảm và phát triển quyền con người ở Việt Nam nêu trên là kết quả từ chính sách nhất quán luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực và nghĩa vụ quốc tế. Những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo phản ánh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội là nhằm dụng ý xấu hòng phá hoại sự ổn định và kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam. Khi thấy vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao, họ tỏ ra tức tối và tìm cách xuyên tạc, nói xấu nhằm làm giảm uy tín, vai trò của Việt Nam. Thế nhưng "vải thưa không che nổi mắt thánh", những ghi nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế và thực tiễn sinh động trên đất nước Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đối với Việt Nam.


SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


Thời gian gần đây, tuy không phải là dịp kỷ niệm ngày 30-4, nhưng câu chuyện về hòa hợp và hòa giải dân tộc lại nóng lên trên mạng xã hội và một số trang báo hải ngoại. Một lần nữa, mục tiêu cao cả của chủ trương hòa hợp dân tộc lại bị không ít người bóp méo, xuyên tạc gắn với tư tưởng hận thù cùng những ý đồ chính trị đen tối…
Mượn chuyện hòa hợp, gây thêm… chia rẽ
“Cái bẫy hòa hợp, hòa giải dân tộc” là tiêu đề một bài báo được đăng trên kênh truyền hình SBTN hải ngoại với nội dung thiếu thiện chí, kích động rằng, cộng sản Việt Nam chỉ mượn chuyện hòa giải cho những mục tiêu chính trị nhất thời. Cộng sản và dân tộc như nước với lửa, không thể có hòa hợp dân tộc nếu còn chế độ cộng sản (!).
Trong một chương trình trên Đài Châu Á tự do, Cù Huy Hà Vũ tiếp tục đưa ra nhiều lập luận vòng vo, lái câu chuyện hòa hợp dân tộc sang những vấn đề không liên quan, như: Hòa hợp dân tộc không dừng ở hòa hợp giữa hai bên “thắng cuộc” và thua cuộc sau ngày 30-4-1975 mà còn là hòa hợp giữa những người bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ với chính quyền hiện nay. Vũ kêu gọi chỉ có thể hòa hợp được nếu chọn chế độ đa nguyên chính trị. Vũ chỉ trích Đảng Cộng sản “toàn trị” nên chỉ khi nào “chế độ cộng sản sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp hòa giải”.
Cũng chung luận điệu ấy, kênh truyền hình Người Việt TV hải ngoại nhiều lần đưa quan điểm của cái gọi là Tập hợp Dân chủ đa nguyên kêu gọi muốn hòa giải thì phải “phục hồi danh dự cho những người trong chế độ Việt Nam cộng hòa”, phải thừa nhận đó là cuộc “nội chiến” và phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương lai của dân tộc”. Họ cũng kêu gọi Việt Nam nên áp dụng các “mô hình” hòa giải như ở cuộc nội chiến của nước Mỹ hay việc xóa bỏ bức tường Berlin
Những quan điểm nêu trên, xét cho cùng đều không thể hiện thiện chí hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chỉ thể hiện sự hằn học, kích động hận thù, gây thêm chia rẽ, xuyên tạc, bóp méo chủ trương nhân văn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ trương nhất quán ngày càng lan tỏa
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Hai câu thơ của Nguyễn Trãi đã phần nào đúc kết truyền thống khoan dung, hòa hiếu của dân tộc ta, ngay cả với kẻ thù xâm lược chứ chưa nói đến đồng bào lầm lỗi. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, trong khi phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm nhân văn: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc”. Hơn 10 năm sau, Người một lần nữa khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Bắt nguồn từ đạo lý truyền thống của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc suốt mấy chục năm qua luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Dù ít nhiều có những thăng trầm, hạn chế nhưng đó luôn là tư tưởng nhất quán và ngày càng được thực hiện tốt hơn. Ngay cả khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chưa kết thúc, giữa đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị, khi nghe câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trả lời: "Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc!".
Từ năm 2003, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 23-NQ/TW (2003) “Về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về công tác dân tộc”, Nghị quyết số 36-NQ/TW (2004) của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Sau nhiều đại hội, Đảng ta đều đề ra những chủ trương nhất quán về đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Nghị quyết Đại hội của Đảng một lần nữa khẳng định: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước”.
Nhìn lại 13 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, chúng ta vui mừng nhận thấy, chủ trương đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc ngày càng lan tỏa sâu rộng. Ở trong nước hiện nay, đồng bào thuộc mọi thành phần xã hội, kể cả những người trong chế độ cũ đều không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trong lao động, kiến tạo cuộc sống. Ngay cả nhiều nhạc sĩ, ca sĩ từng xác định ở một thái cực khó có thể hòa hợp, như nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly, Chế Linh… gần đây cũng được tạo điều kiện về nước biểu diễn, không hề bị phân biệt, kỳ thị.
Một vấn đề từng được coi là “nhạy cảm” như Nghĩa trang Bình An của quân đội Sài Gòn cũ nay cũng được dân sự hóa, mọi người thăm viếng, chăm sóc mộ phần. Ngày 27-4-2014, một đoàn kiều bào đã được tổ chức đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Bình Dương và Nghĩa trang nhân dân Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa thời Việt Nam cộng hòa). Tại đây, một lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc và nói: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị… Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.
Với đồng bào ở nước ngoài, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho họ trên các lĩnh vực: Xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương, quốc tịch, hộ tịch, về đầu tư kinh doanh; về quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam… Một dẫn chứng sinh động ghi nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta phải kể đến việc ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó tổng thống của chính quyền Sài Gòn sau khi về Việt Nam đã có phát biểu: “Người ta nói trăm nghe không bằng một thấy nên tất nhiên về nước thì có dịp kiểm chứng lại mọi điều một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn. Tôi rất mừng là đất nước đổi mới nhiều”; “Tôi sẽ nói về sự tiến triển, không khí và tình hình của đất nước để cho họ thấy, từ đó thuyết phục những người chưa hiểu: Đã đến lúc phải hòa hợp, hòa giải giữa anh em với nhau để xây dựng đất nước chứ ngoái cổ lại nhìn dĩ vãng rồi hận thù, chua chát, cay đắng thì đâu có được. Nhưng mà chắc chắn là không thể thuyết phục hết được vì vẫn còn một số người - một bộ phận rất nhỏ - cả đời chỉ nghĩ cho cá nhân họ thôi, nhiều khi họ phát nói năng lung tung, để ý làm gì. Tôi nghĩ chuyện chính vẫn là quyền lợi đất nước”. Chứng kiến sự đổi thay của đất nước và những chủ trương, chính sách về hòa hợp, hòa giải của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ đã công nhận rằng những người cộng sản Việt Nam hiện đang làm rất tốt và làm tốt hơn các ông.
Hòa hợp không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và đảo ngược chân lý
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “bàn tay còn có ngón vắn ngón dài” và Đảng ta từng chủ trương “tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia-dân tộc”, hòa hợp dân tộc phải trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt, không định kiến, phân biệt đối xử nhưng không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và đảo ngược chân lý. Những vấn đề khác biệt như ý thức hệ, quan điểm chính trị thì cần sự tôn trọng, mà không thể đòi hòa hợp theo kiểu “phải công nhận chế độ Sài Gòn”, “phải phục hồi danh dự cho những người trong chế độ cũ”, “phải xóa bỏ Đảng Cộng sản thì mới có sự hòa hợp”.
Về vấn đề này, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng có nhận xét sâu sắc: “Có những người chứng kiến sự hy sinh của dân tộc quá lớn, họ cứng như thép, không dễ xoay chuyển được... Nếu nhìn vào những mất mát, hy sinh to lớn, xét về nguyên tắc là không thể nhân nhượng, bỏ qua được. Nhưng xét về tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã 40 năm rồi, thì trong quan hệ có thể cởi mở, mềm dẻo, đối xử nhẹ nhàng”.
Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng từng khẳng định: “Một chính quyền độc đảng mang đến sự ổn định và kỷ luật thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ… Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay”.
Với những nhận thức nêu trên, có lẽ chúng ta đã có được mẫu số chung cho câu chuyện đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Đó chính là mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đó là sự ổn định để phát triển. Và như thế, những quan điểm định kiến, hẹp hòi, kích động thù hận, khơi sâu thêm chia rẽ như những viên sỏi nhỏ sẽ nhanh chóng chìm trong biển cả bao la của sự hòa hợp, của tình yêu quê hương đất nước luôn lan tỏa và đồng cảm trong trái tim mỗi người dân mang dòng máu con Lạc, cháu Hồng!




Tầm Xuân – Tâm độc


Trần Thị Xuân, trú thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (SN:1976) một nụ xuân còn non nhưng điêu ngoa, đanh đá, tâm độc. Từ tháng 7/2016, thông qua một số người quen và mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã làm quen với một số đối tượng phản động, được bầu làm Phó Ban điều hành chi hội Anh em dân chủ miền Trung.

 “Hội Anh em dân chủ” là một tổ chức phản động, núp bóng hoạt động dân chủ nhưng bản chất là một tổ chức phản động có mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và Trần Thị Xuân là một thành viên tích cực trong tổ chức phản động này. Thông qua mạng xã hội, với vai trò Phó ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung,  Trần Thị Xuân đã chia sẻ các bài viết, hình ảnh của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan có nội dung chống Đảng, chống Nhà nước, kêu gọi, kích động biểu tình, tổ chức hoạt động tình nguyện trong giới trẻ. Trần Thị Xuân thường tác oai, tác quoái trên mạng xã hội thông qua các hoạt động huấn luyện kỹ năng đấu tranh, tham gia tuyên truyền vu khống, viết đơn thư nặc danh, móc nối, tuyển lựa các đối tượng khác vào tổ chức nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân các cấp; tập trung và phát triển lực lượng tại địa bàn Hà Tĩnh. Được sự tài trợ, “hậu thuẫn” của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, Xuân ngày càng hoạt động “tích cực” cho hội, thực hiện mục tiêu chung là chống phá và lật đổ chính quyền.
Đáng chú ý, trong vụ việc gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản ngày 3/4 tại huyện Lộc Hà, Trần Thị Xuân là người tiên phong, là một người phụ nữ điêu ngoa, đanh đá, mạnh miệng chửi bới, hò hét, kích động. Xuân đứng tại tiền sảnh UBND huyện Lộc Hà, tay cầm micro hô hào nhiều đối tượng xông vào trụ sở để gây sức ép, đe dọa cán bộ; thậm chí có đối tượng còn trèo lên mái nhà trụ sở chính quyền hạ cờ tổ quốc. Khi cán bộ bị thương, trong cơn nguy kịch, Xuân cùng với một số đối tượng ngăn cản không cho đưa đi cấp cứu. Xuân còn móc nối với một số linh mục cực đoan giáo phận Vinh đứng đằng sau kích động, xúi giục giáo dân trong đó có các linh mục Nguyễn Công Bình, Phan Văn Đồng… Trần Thị Xuân là đối tượng liên quan đến những vụ việc gây rối ở Miền trung, nhất là ở Hà Tĩnh thời gian qua.
Những hành vi vi phạm của đối tượng Trần Thị Xuân thực hiện theo sự chỉ đạo của Hội anh em dân chủ nhằm chống chính quyền nhân dân đã được cơ quan an ninh cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh thu thập, theo dõi suốt hơn 1 năm qua. Nhận thấy các hoạt động của Trần Thị Xuân nguy hiểm, nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với nghi can này.
Song, một số trang mạng trong và ngoài nước đã la làng, kích động, vu cáo chính quyền nước ta . Chúng biện hộ bằng những lý do như nhà đấu tranh dân chủ, nhà đấu tranh nhân quyền, nhà đấu tranh cho môi trường,... Các "loa làng dân chủ" rên rỉ rằng: Công dân Trần Thị Xuân bị bắt giam vì hành vi bảo vệ môi trường....Các "loa làng" dân chủ phát sóng, xuyên tạc, vu cáo về lý do phía cơ quan an ninh Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ đối tượng Trần Thị Xuân mà không có bất kỳ lý do nào về thủ tục, trình tự bắt giữ, khởi tố, điều tra... Thật không thể tưởng tượng được những lý do họ đưa ra để viện dẫn cho một kẻ có hành vi phạm tội "Chống chính quyền nhân dân" là hành vi bảo vệ môi trường.
Nếu thực sự vì nhân dân miền Trung, vì môi trường trong sạch thì Xuân hãy bằng nhiệt huyết, tinh thần của người con miền Trung tích cực tham gia các công trình, hoạt động ý nghĩa, thiết thực vì cuộc sống cộng đồng như: chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về khắc phục sự cố môi trường biển. Giúp đỡ nhân dân, đồng hành và cùng ngư dân và tham gia làm sạch bờ biển sau sự cố môi trường biển…Nhiều việc có ích vậy mà Xuân không làm. Xuân lại đi kích động, gây rối, móc nối với những phần tử phản động chống phá chính quyền.
Từ những hành vi, hoạt động của Trần Thị Xuân thời gian qua, chúng ta phải khẳng định: đối tượng Trần Thị Xuân bị bắt khẩn cấp theo lệnh của cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh là đúng pháp luật Việt Nam và vụ việc đang tiếp tục thực hiện theo đúng quy trình tố tụng hình sự như khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh tạm giam để điều tra . Toàn bộ chứng cứ pháp lý về hành vi vi phạm của đối tượng Trần Thị Xuân được thu thập, lưu trữ hồ sơ vụ án theo quy định tố tụng hình sự.








ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ LỰA CHỌN DUY NHẤT ĐÚNG



Kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10 Nga, các thế lực thù địch lại tuyên truyền sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Chúng cho rằng các nước hiện nay vẫn theo con đường đi lên CNXH là sai lầm theo vết xe đổ của Liên Xô trước đây. Chúng ta khẳng định CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Đi lên CNXH là lựa chọn duy nhất đúng.
Quan điểm "phê phán quan điểm cho rằng CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH" không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng đòi "Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa...". Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành "phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", có người mang danh đảng viên, còn ngạo mạn nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930) mà là từ Hội nghị Tua (năm 1921). Ý tứ đằng sau những giọng điệu ấy là gì, chắc mỗi người chúng ta đều biết.
 Với quan điểm ấy, họ đã sai lầm ít nhất là ở 8 điểm sau đây:
Về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu:
Thứ nhất: Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Chế độ Xô viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô viết, đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô viết thực sự là chính quyền của công-nông-binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới, thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới. Vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và Nhà nước Xô viết ngộ nhận là CNXH đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô viết cũng bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xô viết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ ba: Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước XHCN Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây, mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ tư: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên (tuy chưa hết), còn có một nguyên nhân trực tiếp khác nữa là âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong khi lãnh đạo Liên Xô chủ trương thi đua hòa bình thì chúng một mặt đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác đề ra chiến lược "diễn biến hòa bình" để xóa bỏ CNXH mà không cần chiến tranh và súng đạn. Liên Xô và nhiều nước khác đã sa vào cái bẫy này của chúng mà không tự giác phát hiện.
Về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam.
Thứ năm: Đúng là ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản". Như cách nói ngày nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng XHCN. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được đề ra xuất phát từ thực tế tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười Nga là tiến lên CNXH. 87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?
Thứ sáu: Trong xây dựng CNXH, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN đi trước nhưng hoàn toàn không có sự sao chép. Mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam không phải là mô hình Xô viết của Liên Xô, bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1). CNXH đối với Bác, như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhầm lẫn giữa mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam với mô hình Xô viết là một sự sai lầm lớn.
Thứ bảy: Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đuờng lối đổi mới. Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng đổi mới toàn diện trở thành đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1986 theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng XHCN, đổi mới chứ không đổi màu là nguyên tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng “đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới của chúng ta qua hơn 30 năm đã đưa lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc và CNXH. Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
Thứ tám: Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của Đảng ta về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"(2) .
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Trong khi nêu lên 8 sai lầm cơ bản như trên, người viết bài này muốn đặt ra câu hỏi đối với các tác giả đòi chúng ta từ bỏ con đường XHCN, ý đồ thực sự của các vị phía sau đòi hỏi này là gì?

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70.



GIỮ VỮNG NGUYÊN TẮC



Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ quốc gia nào và dù trong thời chiến tranh hay hòa bình, chức năng của quân đội vẫn là đội quân bảo vệ Tổ quốc. Để làm tròn chức năng đó, quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng cầm quyền nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước - bảo vệ chính lực lượng đã sinh ra mình. Vì vậy, nếu quân đội không gắn với sự lãnh đạo của một đảng chính trị nào, một giai cấp điển hình đại diện nào thì đó quan điểm vừa mơ hồ, ảo tưởng. 
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới vào hoàn cảnh cụ thể cách mạng Việt Nam, khẳng định tính tất yếu phải tổ chức và lãnh đạo quân đội, sử dụng quân đội làm công cụ bạo lực nòng cốt sắc bén cho toàn dân đánh giặc, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng chỉ rõ: phương pháp cách mạng là tiến hành bằng bạo lực cách mạng, dùng sức mạnh của quần chúng có tổ chức để đánh đổ đế quốc và tay sai, lập nên chính phủ công nông binh và “tổ chức ra quân đội công nông”. Quan điểm này đã đặt nền tảng, cơ sở lý luận trực tiếp, hình thành chủ trương, đường lối tổ chức xây dựng quân đội cách mạng, kiểu mới của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng chỉ rõ: “Mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng võ trang bạo động. Vậy nên ngay từ bây giờ Đảng phải tổ chức bộ quân sự của Đảng”. Đại hội đại biểu lần thứ nhất năm 1935, Đảng ta đã khẳng định: “công nông cách mạng tự vệ đội đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương Quân ủy của Đảng Cộng sản; luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản trong tự vệ thường trực”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ các đội tự vệ công nông, đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, các đội du kích Bắc Sơn, quân du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, du kích Ba Tơ lần lượt ra đời... là những lực lượng vũ trang hùng hậu ban đầu, để ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời gồm 34 cán bộ, chiến sỹ, chia thành 3 tiểu đội, do đồng chí Hoàng Sâm là đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên, vũ khí chủ yếu là gậy tầm vông, súng kíp. Song, trước yêu cầu bức thiết của lịch sử lúc đó, chỉ hai ngày sau khi thành lập, Đội đã ra quân, giành thắng lợi tại hai trận đánh đầu tiên: trận Phai Khắt và Nà Ngần, mở ra truyền thống đánh giặc anh dũng kiên cường, chiến thắng vẻ vang của Quân đội ta. 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam có một quân đội kiểu mới - quân đội “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, Quân đội nhân dân Việt Nam với mục tiêu chiến đấu, đường lối xây dựng, nghệ thuật quân sự đúng đắn và sức mạnh “phi thường” đã làm nên những chiến công lừng lẫy trong cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà; làm nòng cốt cho lực lượng toàn dân tộc kháng chiến “toàn diện, lâu dài và gian khổ”, là cờ bách chiến, bách thắng của quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ bay cao trên nóc hầm tướng De Castries, trên nóc Dinh Độc Lập mà còn bay xa trên trường quốc tế trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. 
Non sông thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng CNXH, quân đội ta tiếp tục hoàn thành thắng lợi vẻ vang nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
Có được những chiến công nối tiếp chiến công của quân đội ta trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc là: Quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội tuyệt đối về mọi mặt, không nhường quyền, hoặc phân quyền lãnh đạo quân đội cho bất kỳ một lực lượng chính trị hay một đảng phái, cá nhân nào khác. Sự lãnh đạo đó còn được thực hiện trực tiếp, không thông qua một khâu trung gian, một tổ chức trung gian nào, nhằm đảm bảo cho Đảng nắm chắc quân đội trong mọi tình huống. Đảng ta xác định lãnh quân đội trên mọi lĩnh vực hoạt động, mọi mặt công tác, mọi nhiệm vụ, mọi lực lượng, mọi đơn vị quân đội. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của quân đội thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đảng lãnh đạo quân đội bằng cơ chế và phương thức thích hợp, đồng thời luôn coi trọng hoàn thiện cơ chế lãnh đạo cho phù hợp với sự phát triển của tình hình xây dựng và chiến đấu của quân đội trong mỗi giai đoạn cách mạng để Quân đội ta đã trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất trong tình hình mới.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế; ra sức củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà nòng cốt là quân đội nhân dân, an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của quân đội đáp ứng yêu cầu tác chiến mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mặt khác, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi bản lĩnh chính trị vững vàng của quân đội trong điều kiện mới phải được thể hiện ở việc nhận thức rõ mục tiêu chiến đấu, tích cực đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, không dao động, ngả nghiêng trước những diễn biến phức tạp của tình hình và sự tiến công hiểm độc của các thế lực thù địch. Nhạy bén, sắc sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đập tan mọi âm mưu của chúng hòng “phi chính trị hóa” quân đội, chia rẽ Đảng với quân đội, quân đội với nhân dân. Phải làm cho Quân đội ta mãi mãi là của dân, do dân, vì dân, luôn xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”.
Trong tình hình hiện nay, không thể xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, mà ngược lại, càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Nguyên tắc “Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân…” ghi trong Điều 70, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn là nguyên tắc bất di bất dịch, không thể thay đổi. Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, không chỉ trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến thần thánh của của dân tộc mà còn là lực lượng đi đầu, tiên phong trên mọi lĩnh vực, cánh ta đắc lực của Đảng cùng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, hội nhập sâu vào xu thế phát triển toàn cầu.
Trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy những chức năng và nhiệm vụ của mình, cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó: Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, “Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân; có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” vẫn là nhân tố mang tính nguyên tắc sâu sắc. Lịch sử cách mạng cũng cho thấy, một khi không có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang sẽ bị biến chất, mất định hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu; không còn là lực lượng vũ trang của nhân dân, không còn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; do đó, không thể làm tròn được chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Để xứng đáng với lòng tin của Đảng, Quân đội ta phải kế thừa, phát huy truyền thống anh hùng và những bài học quý báu được đúc kết từ thực tiễn hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; tiếp tục quán triệt và nắm vững mục tiêu, phương châm chỉ đạo của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; tích cực nghiên cứu, tổng kết hoạt động lý luận, thực tiễn; phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới; nghiên cứu các kiểu chiến tranh và đưa ra những dự báo về các tình huống chiến tranh xâm lược mà kẻ thù có thể tiến hành với nước ta; góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở; bảo tồn, phát huy và phát triển những giá trị văn hoá trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó cũng chính là sự thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải đảm bảo sự chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ; phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự và về mặt chính trị. Vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội và phải thực hiện dân chủ trong bộ đội”.