Giải pháp đấu tranh với vấn đề lợi dụng tôn giáo
chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Việc nhận diện và đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống Đảng, Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc bởi vì trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống Việt Nam, các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong và ngoài nước luôn chú ý lợi dụng vấn đề tôn giáo, coi đây là một trong những mũi tiến công chủ đạo nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Nổi lên hiện nay là một số hoạt động sau:
Một là,
tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Hai là, lợi dụng các vấn đề tiêu cực trong xã
hội, các vụ việc phức tạp liên quan tôn giáo để kích động chức sắc, tín đồ gây
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ba là, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc
để kích động tư tưởng ly khai, tự trị.
Trên cơ sở nhận diện hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo
chống Đảng, Nhà nước nói trên, thời gian tới để góp phần đấu tranh làm thất bại
âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đòi hỏi các ban ngành
chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tập trung thực hiện tốt một
số nội dung sau:
Một là,
tăng cường công tác tuyền truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
trong lĩnh vực tôn giáo và âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo chống Đảng, Nhà
nước để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, tuân thủ
nghiêm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo cũng như quy định khác liên quan. Công
tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và với nhiều hình
thức đa dạng, đi vào đời sống của người dân.
Hai là,
tiếp tục quan tâm củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn
giáo để chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót và kịp thời có biện pháp khắc
phục. Tổ chức tốt việc nắm bắt tâm tư, giải quyết những nguyện vọng chính đáng
của đồng bào chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
Ba là,
đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, nhất là địa bàn trọng
điểm, phức tạp về tôn giáo. Phải coi đây là một công tác trọng tâm, cơ bản đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự điều hành quản lý của
chính quyền và huy động được các ngành, các cấp cùng tham gia.
Bốn là,
thực hiện tốt công tác tranh thủ chức sắc, người có uy tín trong các tôn giáo
nhằm thúc đẩy xu hướng hoạt động tôn giáo thuần túy, tuân thủ pháp luật và đồng
hành cùng dân tộc. Chú trọng phát huy vai trò của chức sắc, người có uy tín
trong tôn giáo trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống Đảng,
Nhà nước và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét