Quá trình hình thành và phát triển tư duy của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thành tựu lý luận to lớn, là sản phẩm bởi trí tuệ thiên tài của Đảng ta, là kết quả của sự thể nghiệm lâu dài, trong quá trình cách mạng Việt Nam, trên cơ sở trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là kết quả của quá trình thường xuyên tổng kết thực tiễn từ những thành công và thất bại trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước trên thế giới cũng như thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Ngày nay,
trước những diễn biến phức tạp của tình hình cách mạng thế giới, với sự khủng
hoảng, tan rã của chủ nghĩa xã hội thế giới, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào
thoái trào. Trước tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với
chủ nghĩa xã hội ra sức tuyên truyền, phủ nhận
với bản chất tốt đẹp của nó, phủ nhận tính tất yếu khách quan của con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh thực hiện những âm mưu thủ đoạn thâm hiểm “diễn
biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ để tiến công hòng xoá bỏ các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại. Bởi vậy, việc nghiên cứu nắm vững nội dung tư duy mới của Đảng
ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; khẳng
định tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của đảng trong việc hình thành tư duy mới
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đòi hỏi
cấp bách đối với cách mạng Việt Nam hiện nay, nhằm chống lại những âm mưu xuyên
tạc, phủ nhận con đường chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, để không ngừng củng cố
niềm tin vào mục tiêu của cách mạng và lý tưởng của Đảng, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1- Độc lập, tự chủ, sáng tạo là
đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Trước hết, độc lập, tự chủ, sáng
tạo là yêu cầu khách quan của cách mạng vô sản; bởi cách mạng vô sản là cuộc
cách mạng sâu sắc, toàn diện và khó khăn nhất hướng tới mục tiêu triệt để giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Cách mạng
vô sản vừa nhằm cải tạo xã hội cũ, đồng thời xây dựng một xã hội mới tốt đẹp,
đó là cuộc biến đổi, cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa các tầng lớp nhân dân
lao động với giai cấp tư sản, giữa con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Do đó, đòi hỏi Đảng và nhân dân (đặc biệt là Đảng) phải nêu cao độc lập tự chủ,
sáng tạo, mới có thể lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng đến thắng lợi.
Trong cuộc đấu tranh này, chủ
nghĩa Mác - Lênin là vũ khí lý luận. Tư tưởng sắc bén, một học thuyết cách mạng
khoa học. Đó là những nguyên lý, quy luật cơ bản nhất nhằm vạch con đường chung
nhất cho sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Song, cách mạng vô sản phải được
tiến hành ở từng quốc gia dân tộc.
Mặt khác, độc lập, tự chủ, sáng
tạo cũng là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Một đất nước có vị trí chiến
lược quan trọng trong khu vực và thế giới, luôn là mục tiêu xâm lược của các đế
chế phong kiến nước ngoài và thực dân đế quốc; vừa luôn phải sống trong hoàn
cảnh tự nhiên khắc nghiệt...điều kiện tự nhiên và vị trí địa chính trị đòi hỏi
dân tộc Việt Nam phải thường xuyên nêu cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, đoàn
kết kiên cường trong dựng và giữ nước. Độc lập, tự chủ, sáng tạo trở thành
truyền thống quý báu,thành nếp sống văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Độc lập, tự chủ, sáng tạo là tư
tưởng nhất quán của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về tính
độc lập, tự chủ, sáng tạo là: trước hết, phải trung thành tuyệt đối với chủ
nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng, khoa học nhất, đỉnh cao trí tuệ nhân
loại và là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất”. Do vậy, mọi biểu hiện
hạ thấp, xa rời, phủ nhận và đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin đều là trái với
quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng
thời, theo quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta thì độc lập, tự chủ, sáng tạo
không chỉ là trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn phải biết
kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân
loại, để vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Theo Hồ Chí
Minh, học tập tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần, phương
pháp để vận dụng vào xử trí công việc cho phù hợp, không được lệ thuộc phụ
thuộc bên ngoài, không dập khuôn, bắt chước, theo đuôi các nước khác. Song,
Theo Hồ Chí Minh thì độc lập, tự chủ, sáng tạo cũng đòi hỏi phải chống tư tưởng
coi nhẹ, phủ nhận những vấn đề quy luật chung, tuyệt đối hoá đặc điểm của dân tộc
mình.
2- Quá trình nhận thức của Đảng
ta về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ 1930 đến nay.
Xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ách xâm lược, đô hộ của thực dân Pháp,
là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Yêu cầu khách quan đặt ra của xã hội thuộc
địa nửa phong kiến là độc lập dân tộc và dân chủ (ruộng đất cho dân cày). Hướng
tới mục tiêu giải phóng dân tộc, các phong trào yêu cầu đấu tranh của nhân dân
ta trước năm 1930, liên tiếp nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu như phong trào Cần Vương,
phong trào nông dân Yên Thế, phong trào theo hệ tư tưởng Tư sản của Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh...đều đi đến thất bại, vì chưa xác định được đường
hướng đi đúng để giành độc lập dân tộc.
Bằng thiên
tài trí tuệ và một con đường đi tìm đường cứu nước độc lập, sáng tạo, Nguyễn Ái
Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt
Nam là con đường cách mạng vô sản. Theo Người: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
triệt để giải phóng được các dân tộc thuộc địa khỏi ách nô lệ và trong thời đại
ngày nay, “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con
đường Cách mạng vô sản”.
Trên cơ sở nhận thức đúng về con
đường cứu nước, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (02/1930) đã xác định con đường cách mạng
Việt Nam là: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ
nghĩa cộng sản. Khẳng định cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Khẳng định
cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền để
giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày và cách mạng xã hội chủ nghĩa để
xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Gắn với quá trình đó là vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là tư tưởng cốt lõi gắn độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội, khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng
Việt Nam, con đường duy nhất đúng: đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam, đúng
với quy luật phát triển cách mạng, đúng với hoàn cảnh thế giới và phù hợp với
xu thế của thời đại.
Tuy nhiên, trong việc
thiết kế mô hình cụ thể và tổ chức chỉ đạo thực hiện chúng ta đã phạm phải một
số sai lầm khuyết điểm. Do nóng
vội, chủ quan trong xác định mục tiêu và thời gian hoàn thành, cùng với những
hạn chế trong tổ chức thực hiện, đã làm cho nền kinh tế nước ta thời kỳ 1976 -
1980 có chiều hướng đi xuống, đất nước gặp nhiều khó khăn.
Đến Đại hội
V của Đảng (3/1982), quan niệm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng có
sự phát triển. Đồng thời, với việc xác định đúng hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ mật thiết với nhau. Đại hội V có
nhận thức mới về sự phân kỳ của thời kỳ quá độ thấy được tính khó khăn, phức
tạp, lâu dài của thời kỳ quá độ; do vậy, phải trải qua nhiều trặng đường kế tiếp nhau, mà chúng ta còn đang ở dặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ. Bởi vậy, Đại hội xác định đường lối công nghiệp hoá,
phải ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu...Song Đại hội V, vẫn chưa thấy được sự cần thiết duy trì nền kinh tế nhiều
thành phần trong suốt thời kỳ quá độ chưa có những chính sách, giải pháp cụ
thể, để phát triển nền kinh tế. Những hạn chế đó là nguyên nhân của những khó
khăn mà đất nước phải vượt qua sau Đại hội.
Từ cuối những năm 70 và đầu những
năm 80 của thế kỷ XX; đặc biệt, là từ đầu những năm 80, chủ nghĩa xã hội thế
giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng bởi những sai lầm, hạn chế kéo dài các
Đảng cộng sản trên thế giới và ở Việt Nam. Trong khi chủ nghĩa tư bản thế giới
tích cực điều chỉnh và tranh thủ được thành tựu khoa học, công nghệ đã phát
triển khá nhanh về kinh tế và càng ra sức tiến công chống phá chủ nghĩa xã hội.
Trước tình hình đó, các Đảng cộng sản ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đã ý
thức được yêu cầu phải cải tổ, cải cách, đổi mới.
Đứng trước tình hình khủng hoảng
trầm trọng của chủ nghĩa xã hội thế giới và sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội
ở Việt Nam, Đảng ta với bản lĩnh chính trị vững vàng, với tư duy độc lập, tự
chủ, sáng tạo, đã nắm bắt đúng tình hình cách mạng thế giới và trong nước, kịp
thời rút ra những bài học quý qua cải tổ,
cải cách trên thế giới và đi đến quyết định phát động công cuộc đổi mới tại Đại
hội VI của Đảng (12/1986). Với nhận thức đúng yêu cầu khách quan của đổi mới
“đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là
vấn đề có ý nghĩa sống còn”1 đối với
cách mạng Việt Nam lúc này.
Đại hội VI, với đường lối đổi mới
đồng bộ, toàn diện, triệt để là hết sức đúng đắn. Đặc biệt Đại hội VI đã có
nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Sau Đại hội VI
là thời kỳ đảng lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn của tình hình thế
giới và trong nước, kiên trì đẩy mạnh, từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới
của Đại hội VI để tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng trong giai
đoạn hết sức quan trọng.
Qua các Hội nghị
Trung ương, đặc biệt tại Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3/1989) đã tiếp tục khắc
phục những hạn chế của Đại hội VI và bổ xung khẳng định: tính chất lâu dài của
kinh tế nhiều thành phần; hình thành cơ chế thị trường thống nhất toàn quốc.
Đặc biệt Hội nghị Trung ương 6, đã chỉ ra 5 nguyên tắc cơ bản chỉ đạo đổi mới
là:
Đổi mới không phải là
thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đổi mới không được xa rời chủ nghĩa Mác -
Lênin; đổi mới phải nhằm tăng cường chuyên chính vô sản; xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH;
phải kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Cương lĩnh Đại hội
VII, đã xác định: 6 đặc trưng cùng 7 phương hướng giải pháp trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội, tạo nên mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mô hình đó là sự
thống nhất giữa tính phổ biến và tính đặc thù ở Việt Nam. Do vậy, chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là một mô hình cụ thể mang “bản sắc Việt Nam”. Đây là sự khẳng
định có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt
Nam cả hiện tại và lâu dài. Sau đó các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương
và Bộ chính trị tiếp tục bổ sung, phát triển và cụ thể hoá các quan điểm,
phương hướng cơ bản nêu trong Cương lĩnh và chiến lược. Hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ của đảng, khoá VII (1/1994) đã đề ra những biện pháp đẩy
mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, đồng thời chỉ ra 4 nguy cơ lớn đối với cách
mạng nước ta đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ đi chệch hướng
xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng, tệ quan liêu; âm mưu hành động “diễn biến hoà
bình” của các thế lực thù địch.
Đại hội lần thứ VIII
của đảng (6/1996), trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đã rút ra kết luận:
nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của
chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đất nước chuyển sang thời kỳ mới -
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những tư tưởng của
Cương lĩnh tiếp tục được Đại hội khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và
thực hiện đường lối đổi mới những năm qua vê cơ bản là đúng đắn, đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa”1.
Tuy vậy, lý luận về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bất
cập cần tiếp tục phát triển làm rõ. Yêu cầu đó tiếp tục được Đại hội IX của
đảng thực hiện.
Đại Hội IX của đảng diễn
ra vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại loài người đã kết thúc thế kỷ XX
và bước sang thế kỷ XXI. Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đã đi qua một thế
kỷ đấu tranh gian nan, oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc
và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế kỷ XX là thế kỷ của những chiến công
hiển hách và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của dân tộc Việt Nam. Đó
là thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 lập nên Nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Á; đó là thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến
thần thánh đánh thắng những tên thực dân đế quốc hung hãn, giải phóng dân tộc,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Những thắng lợi to lớn của sự nghiệp xây dựng đất
nước sau chiến tranh, của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa trong những năm qua đã tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt
Nam, tạo ra điều kiện tiền đề rất quan trọng để dân tộc ta bước vào thời kỳ
phảt triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng thành
công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại
hội IX còn mang lại một quan điểm đồng bộ, hệ thống về những độc lực của quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước: Một là, đại đoàn kết toàn
dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do đảng lãnh
đạo; hai là, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy
mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội; ba là,
phát huy dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả
các cấp, các ngành, các địa phương.
Biện
chứng của quá trình nhận thức là quá trình vừa nghiên cứu, vừa tiếp thu sửa
chữa và khắc phục những hạn chế và khuyết điểm, đồng thời bổ sung phát triển
những nhận thức mới, những nội dung mới. Trải qua các kỳ Đại hội, Đại hội lần
thứ XIII của Đảng vừa qua, cùng với việc kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội XII và tổng kết qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và tiếp tục
hoạch định đường lối phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đặc biệt, với tư
duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có những bổ sung về xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng.
Quan niệm về chủ nghĩa xã hội và
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sản phẩm sáng tạo vĩ đại, là
thành tựu lý luận to lớn của Đảng ta trên cơ sở tuyệt đối trung thành với lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống bản sắc
của dân tộc, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Quan điểm đúng về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đồng thời cũng là kết quả của quá trình tổng
kết đúc rút và học tập có chọn lọc kinh nghiệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa
thế giới.
Quan niệm về mục tiêu chủ nghĩa
xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được hình thành và phát triển,
gắn với quá trình phát triển trưởng thành của Đảng, ngay từ ngày đầu thành lập.
Nó không chỉ là kết quả của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, quá trình tổng kết
lý luận, tổng kết thực tiễn; mà còn là sự tổng kết trí tuệ, công sức của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta để hình thành lên tư duy mới về con đường chủ nghĩa xã
hội.
Tư duy mới của Đảng ta về chủ
nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thành tựu lý luận
có giá trị hết sức to lớn, góp phần quyết định đảm bảo cho sự tồn tại, đứng
vững và phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ sóng gió, biến
động khó khăn vượt qua. Nghiên cứu nắm vững, bảo vệ và không ngừng bổ sung phát
triển lý luận về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là trách nhiệm của
mỗi chúng ta./.
Đ.Đ.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét