Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

VÔ HIỆU HOÁ ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA HIỆN NAY CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



Qua 86 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước đây cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đảng ta luôn luôn có quan điểm và chính sách đúng đắn về vấn đề tôn giáo. Trước yêu cầu mới của  tình hình và nhiệm vụ cách mạng, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đại hộiVIII của Đảng tiếp tục khẳng định chính sách tôn giáo từ trước đến nay và chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.. Chính sách tôn giáo đúng đắn và sáng tỏ đó có tác dụng cổ vũ động viên to lớn, khiến đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo vuivẻ, phấn khởihoà hợp cùng cả cộng đồng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, làm tròn nghĩa vụ trách nhịêm công dân đốivớiTổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa.
Ở nước ta, đồng bào có đạo là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, đã góp phần cùng toàn dân phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc tôn giáo đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều tăng ni, phật tử, tín đồ đã lập được thành tích to lớn trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đồng bào có đạo được Đảng và Nhà nước cao, thể hiện niềm tin và sự trân trọng sâu sắc. Điều đó chứng tỏ chính sách tôn giáo của Đảng được đồng bào có đạo tán thành, ủng hộ va ra sức thực hiện. Bởi vì Đảng ta luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Do vậy, nếu aiđó cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm hay viphạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thì đó thực sự là một sự xuyên tạc và vu cáo trắng trợn. Trong Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Cương lĩnh xây dựng đất nước thông qua Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định một cách hoàn toàn rõ ràng: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nâhn dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời cũng có những tình cảm rất ưu ái đối với đồng bào có đạo. Với nhân quan chính trị đúng đắn và niềm tin yêu sâu sắc, Người khẳng định đồng bào có đạo “là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giê-su”, bởi theo Người thì: “Đức Giê-su hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh, phấn đấu”. Chính vì vậy, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay và cả sau này là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương – giáo, đoàn kết toàn dân. Ngày nay, sự nghiệp xây dựng đất nước hơn bao giờ hết đòi hỏi phải mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, đoàn kết với mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, kể cả trong nước và nước ngoài, cả theo đạo và không theo đạo. Đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, bởi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, không phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì không thể đưa cách mạng đến thành công. Thực hiện đạiđoàn kết dân tộc, phát huy vaitrò làm chủ của nhân dân đối với đồng bào theo đạo trong cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc quyết liệt và phức tạp hiện nay là phải tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào thực hiện phần đạo chu tất, phần đời tốt đẹp, tích cực tham gia xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu là những tín đồ chân chính đồng thời cũng là những công dân chân chính. Có như vậy mới đập tan được âm mưu giành giật trái tim, khối óc quần chúng trong chiến lược “diễn biến hoà bình” thâm độc của kẻ thù đối với sự  nghiệp của cách mạng của nhân dân.
Cần thấy rằng, trong chiến lược chống phá cách mạng nước ta hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc và tôn giáo. Chúng coi đó là những trọng điểm chống phá để làm lung lay khối đại đoàn kết toàn dân của ta, tạo ra những khoảng trống tinh thần – tâm lý, khoét sâu định kiến, mặc cảm, xoá bỏ bầu không khí cởi mở và tin cậy trong nhân dân ta, từ đó gây mầm bạo loạn, lật đổ chế độ ta.
Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, mặc dù tôn giáo thường bị kẻ thù lợi dụng để thực hiện những mưu đồ chính trị của chúng, nhưng đồng bào có đạo luôn cảnh giác đấu tranh chống lại sự lợi dụng đó và thường xuyên thực hiện tốt khẩu hiệu “Kính Chúa yêu nước”. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang sử dụng nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt trong chiến lược “diễn biến hoà bình” để kích động giáo dân chống phá ta, hy vọng biến “Việt Nam thành Ba Lan thứ hai” hay một “Ba Lan châu Á”. Nhưng do có lòng yêu nước và giác ngộ cao, giáo dân cả nước cùng toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tỉnh táo đấu tranh vạch trần mưu đồ đen tối này. Tuy nhiên, cũng còn có người chưa nhận rõ âm mưu thủ đoạn của địch, có người bị địch lợi dụng, thậm chí có kẻ can tâm làm tay sai cho đế quốc, mượn tên Chúa lừa bịp nhân dân. Đó là vấn đề không thể xem thường, đòi hỏi mọi người phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác để không sa vào âm mưu, cạm bẫy của địch. Do vậy, để có thể vô hiệu hoá âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo của kẻ thù trong chiến lược “diễn biến hào bình” chống phá cách mạng nước ta hiện nay, trước hết cần làm cho mọ ingười nhất là giáo dân hiểu rõ mưu đồ đen tối, xảo quyệt và những chủ trương biện pháp cụ thể của chúng. Đó là:
Thứ nhất, các thế lực đế quốc và bọn phản động đội lốt các tôn giáo đã có sự điều chỉnh về chủ trương, biện pháp hoạt động. Nếu trước đây chủ trương của chúng mới chỉ là “thích nghi để tồn tại”, thì hiện nay chúng xác định là “thích nghi có chiều sâu” nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện “tôn giáo hoá đời sống xã hội” tiến tới lật đổ chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
 Thứ hai, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, hết sức lợi dụng những phần tử xấu trong các tôn giáo, coi đó là lực lượng xung kích để liên kết chặt chẽ giữa bọn phản động trong các tôn giáo với bọn phản động trong các dân tộc, tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
 Thứ ba, lợi dụng chính sách mở cửa và sự mở rộng dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động trong các tôn giáo,truyền đạo trái phép, phát triển và mở rộng lực lượng, hòng tạo lợi thế cho các tổ chức tôn giáo nắm quyền chi phối về chính trị. Biểu hiện cụ thể là:
- Phát triển, mở rộng lực lượng chống đối trong các tôn giáo hướng vào các trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, xã hội như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và những nơi đông dân cư, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người (Tây Nguyên, Tây Bắc,…), khu căn cứ cách mạng trước đây của ta để hình thành các gọng kìm chiến lược hỗ trợ cho sự phản loạn.
- Đối tượng chủ yếu để phát triển đạo là hướng vào mua chuộc và lôi kéo thế hệ trẻ như thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường đại học,…
           - Tăng cường truyền đạo, phát triển tổ chức cả hợp pháp và bất hợp pháp, đáng lưu ý là xuất hiện hiện tượng dùng vật chất, tiền bạc để lôi kéo, mua chuộc đồng thời tiến hành điều chỉnh hoặc thay đổi các lễ nghi tôn giáo cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam và từng vùng dân cư để lôi kéo người theo đạo.
Thứ tư, thực hiện chính sách liên kết tôn giáo (chúng gọi tắt là chính sách liên tôn) để tập hợp lực lượng, khắc phục sự chia rẽ và mâu thuẫn vốn tiềm ẩn trong các tôn giáo trước đây.
Thứ năm, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế, giữa các phần tử phản động trong các tôn giáo ở trong nước với bọn phản động tôn giáo bên ngoài. Gần đây, số tiền viện trợ dành cho các tôn giáo ở Việt Nam dưới các hình thức vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa bí mật vừa công khai lên tới hàng trăm triệu đô la.
Đó là những biểu hiện mới trong âm mưu thủ đoạn của kẻ thù hòng lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Quán triệt sâu sắc chính sách tôn giáo của Đảng, để vô hiệu hoá các âm mưu, thủ đoạn nói trên, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt mấy biện pháp cơ bản sau đây:
Một là, phải thường xuyên coi trọng giáo dục và phát huy lòng yêu nước và sự giác ngộ cao của giáo dân trong cả nước, đi đôi với tuyên truyền sâu rộng chính sách tôn giáo của Đảng, đồng thời nhạy bén, kịp thời vạch trần âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo của kẻ thù để đồng bào có đạo và toàn bộ nhân dân ta nắm vững và có ý thức cảnh giác thường trực.
Nhân dân ta nói chung và đồng bào có đạo nói riêng vốn đã có truyền thống yêu nước nồng nàn, rất quý trọng độc lập tự do. Mỗi khi dân tộc bị xâm lăng, thì cộng đồng dân tộc Việt Nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc đều nhất tề đứng lên đánh đuổi kẻ thù. Do vậy, việc tuyên truyền chính sách tôn giáo của Đảng, vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của kẻ thù phải được coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu để phát huy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong toàn dân nói chung cũng như đồng bào có đạo nói riêng.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục quy phạm pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo… không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm tráipháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đây chính là cơ sở pháp lý, quy phạm pháp luật để mỗi công dân hiểu rõ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình một cách đúng đắn, đồng thời là cơ sở để nâng cao trách nhiệm công dân đấu tranh với những hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân như: truyền đạo bất hợp pháp, không xin phép chính quyền tự  ý tuỳ tiện tổ chức lực lượng “bảo vệ đạo”, lợi dụng vấn đề đất đai, nhà thờ, chùa chiền,… để đối lập, chia rẽ chính quyền với nhân dân có đạo, v.v..
Ba là, nâng cao năng lực thực tiến lãnh đạo, quản lý vấn đề chính trị nói chung và vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo nói riêng cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở địa phương, nhất là ở các vùng có đạo. Thực tiễn cho thấy, cán bộ chính quyền ở địa phương nào có năng lực lãnh đạo, quản lý tốt vấn đề chính trị (ở vùng có đạo bao gồm cả vấn đề tôn giáo), thì ở đó mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ được tổ chức thực hiện tốt, đời sống mọi mặt và an ninh chính trị – xã hội ổn định.
Bốn là, kiên quyết trừng trị bọn phản động đội lốt tôn giáo và lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động chống phá ta.
Các biện pháp trên đây nếu được thực hiện tốt và kết hợp chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ biện chứng, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Nó vừa bảo vệ được lợi ích của cách mạng, vừa bảo vệ được quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, bảo đảm xây dựng các tổ chức tôn giáo thực sự đóng vai trò phục vụ cho yêu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Đòi "đa nguyên, đa đảng" – một chiêu bài lỗi thời




Nhớ lại những năm 90 của thế kỷ XX, khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, trào lưu đòi “đa nguyên, đa đảng” của các “nhà dân chủ” nhằm lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo của vòng xoáy khủng hoảng rộ lên quyết liệt. Họ tung tin: “Chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ thực sự”; và rằng, “muốn có dân chủ thực sự thì Việt Nam phải hội nhập vào xu thế đa đảng như phương Tây”(?). Họ ra sức tuyên truyền, phụ họa cho những điều phi lý, hòng “đổi trắng thay đen” và “đánh tráo lịch sử”, với mưu đồ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội. Trong thành phần của “dàn hợp xướng” đó, có cả một số người từng được học hành tử tế trong chế độ XHCN, có điều kiện phát huy tài năng trên các lĩnh vực hoạt động và có cả những người từng vào sinh ra tử vì lý tưởng Cộng sản, từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị… Đáng tiếc là, trước những khó khăn của cách mạng và sự tuyên truyền, kích động của các thế lực thù địch, họ đã “trở cờ”, thậm chí còn làm “người lính xung kích” phục vụ cho những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, đi ngược lại lợi ích chính đáng của dân tộc. Để đạt mục đích đề ra, các “nhà dân chủ” đã không từ một thủ đoạn nào để chống phá nền tảng tư tưởng, chính trị của đất nước; trong đó, viết bài, tán phát tài liệu với nội dung tô hồng nền dân chủ, lối sống phương Tây; đả kích chế độ hiện hành, phủ nhận những thành tựu của đất nước dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN; kích động mâu thuẫn nội bộ, cho rằng trong Đảng, trong Quốc hội có bè nọ, phái kia,… là những thủ đoạn quen thuộc.
Gần đây, trên các trang mạng xã hội lại rộ lên những bài viết về đề tài này. Lời lẽ của những bài viết đó chẳng có gì mới; vẫn lặp lại những ngôn từ cũ rích, như: “độc đảng là mất dân chủ”, “ĐCSVN tiếm quyền lãnh đạo” hoặc chỉ có thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”… Có tác giả còn lớn tiếng kêu gọi những đảng viên cộng sản hãy ra khỏi Đảng để thành lập một đảng mới, làm đối trọng với ĐCSVN. Họ cho rằng, có như vậy thì trong xã hội mới có dân chủ. Với vỏ bọc “vì dân, vì nước”, “đấu tranh cho nền dân chủ ở Việt Nam”, những tuyên bố của họ đã làm cho một số ít người thiếu hiểu biết lầm tưởng rằng: xã hội cứ có nhiều đảng thì sẽ có dân chủ hơn, có động lực để phát triển nhanh hơn.
Thực tế luôn khẳng định, chế độ một đảng hay nhiều đảng hoàn toàn chưa nói lên trình độ dân chủ ở từng nước; mà dân chủ phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền ở nước đó. Trên thế giới hiện nay, có những nước tồn tại nhiều đảng mà quyền tự do, dân chủ của nhân dân vẫn không được bảo đảm; ngược lại, có những nước chỉ một đảng cầm quyền, nhưng đảng đó biết đặt lợi ích của mình gắn bó với lợi ích của đa số nhân dân lao động thì quyền tự do, dân chủ vẫn được phát huy. Nước Mỹ hiện có 112 đảng, nhưng thực chất chỉ có Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất thì đảng nào cầm quyền cũng là đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản -  giai cấp chiếm số ít trong xã hội, nhưng lại nắm phần lớn tài sản của đất nước. Chính phong trào “Chiếm phố Uôn” ở nước Mỹ năm 2011 đã vạch trần thực chất nền dân chủ của Mỹ là nền dân chủ phục vụ cho 1%, của 1%, vì 1% dân Mỹ; đó là các nhà tư bản tài phiệt.
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của ĐCSVN được Hiến pháp (1980 và 1992) khẳng định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong các kỳ đại hội, Đảng luôn nhất quán về vấn đề này. Điều này hoàn toàn không xuất phát từ ý muốn chủ quan của Đảng như các thế lực thù địch vẫn xuyên tạc, mà có cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Cần nói thêm rằng, không phải Việt Nam chưa từng có chế độ đa đảng, mà chính lịch sử đã sớm phủ nhận chế độ đó. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam đã có giai đoạn tồn tại nhiều đảng phái, với những xu hướng chính trị khác nhau. Năm 1946, trước yêu cầu của cách mạng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, ĐCSVN đã tuyên bố tự giải tán để thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách)…, với mục tiêu chung là chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, thì hai đảng đó cũng cuốn gói chạy theo, chỉ còn ĐCSVN là trung thành với lý tưởng của mình, lãnh đạo nhân dân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, đưa cả nước đi vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH. Cũng có thời kỳ, ngoài ĐCSVN, tồn tại Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam; nhưng, cả hai đảng đều công nhận sự lãnh đạo của ĐCSVN và khi nhận thấy không còn vai trò lịch sử thì đã tuyên bố tự giải tán. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng cho thấy, sự tồn tại một đảng hay nhiều đảng là do yêu cầu khách quan của lịch sử và sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân. Vai trò độc tôn lãnh đạo của ĐCSVN là sự lựa chọn khách quan của lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, không như luận điệu của các “nhà dân chủ” cho rằng ĐCSVN “tiếm quyền”. Vì thế, mọi mưu đồ đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam đều không thể chấp nhận được!
Cũng phải thấy rằng, trong quá trình lãnh đạo, ĐCSVN không tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm, thậm chí đã có lúc phạm sai lầm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Song, Đảng đã nghiêm túc tự chỉnh đốn, tự đổi mới thông qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, nhằm tiếp tục lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Mới đây, trên cơ sở nhận thức được những nguy cơ có thể đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, Đảng đã ra Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm. Đây được coi là nghị quyết của “ý Đảng, lòng dân” nhằm xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội vẫn còn những biểu hiện thiếu dân chủ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhưng đó chỉ là những hiện tượng riêng lẻ, là những thiếu sót, hạn chế cụ thể trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN. Không thể xem đó là bản chất của Đảng; cũng không thể coi đó là bản chất của nền dân chủ mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang gắng sức xây dựng; càng không thể dựa vào những hiện tượng đó để tạo cớ đòi “đa nguyên, đa đảng”. Phía sau chiêu bài kích động đòi “đa nguyên, đa đảng”, không có mục đích gì khác ngoài mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; dân chủ xã hội ngày càng được bảo đảm… Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong công cuộc giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thực tiễn đó cũng là minh chứng hùng hồn bác bỏ ý kiến của những người lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để chống Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với đất nước không phải là sự lựa chọn một đảng hay nhiều đảng mà phải thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh lãnh đạo của ĐCSVN trong tiến trình phát triển. Mọi mưu toan kích động, đòi “đa nguyên, đa đảng” chỉ là một chiêu bài đã lỗi thời./.


AI ĐỪNG ĐẰNG SAU VỤ HÀNG NGHÌN HỌC SINH Ở KỲ ANH KHÔNG TỚI TRƯỜNG




Từ trước đến nay, trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nhất của xã hội, luôn cần được sự chở che, đùm bọc, quan tâm, chăm sóc và giáo dục của gia đình, thầy cô và toàn xã hội. Bởi vì trẻ em là tương lai của gia đình, của đất nước, đồng thời các em chưa hoàn thiện v nhận thức, do vậy cần được sự chở che, dạy dỗ của nhà trường và xã hội để các em có thể vững vàng bước vào cuộc sống. Thế nhưng, một vụ việc đáng buồn xảy ra mới đây thôi, xuất phát từ tư tưởng “mông muội” của những người làm cha, làm mẹ, bị kẻ xấu tuyên truyn, lợi dụng lại làm lỡ đi cơ hội học tập, trưởng thành của chính con em mình.
Ngày 5/9 vừa qua, trong khi hàng chục triệu học sinh, sinh viên nô nức chào đón ngày khai giảng năm học mới, tưng bừng gặp lại trường lớp và thầy cô, bạn bè chuẩn bị bắt đầu năm học mới thì gần 1000 học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở ở xã K Hà (thị xã K Anh, tỉnh Hà Tĩnh) lại bị bố mẹ… bắt ở nhà. Lý do mà các vị phụ huynh trên đưa ra cho báo chí là bởi vì do tác động của vụ việc Fomusa, người dân không có việc làm nên không có tin cho con em mình đến lớp.
Nghe thì có vẻ hợp lý, các em không đến trường được bởi vì hoàn cảnh quá khó khăn, nhưng nếu chúng ta suy xét kỹ hơn thì thực tế không chỉ như vậy. Trước hết, rõ ràng, vụ Fomusa có tác động ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của ngư dân, đặc biệt là người dân 4 tỉnh min Trung bị ảnh hưởng hết sức nặng n. Tuy nhiên, nếu chỉ một vài hộ ở một xã bị tác động đến mức không có tin cho con đi học được thì hợp lý, tuy nhiên, tới vài trăm hộ trong một xã không đủ tin cho con đến lớp trong 1 xã thì chúng ta cần phải xem lại tính hợp lý của nó (mặc dù chính quyn địa phương đã có nhiu hỗ trợ: miễn giảm 1/3 các khoản đóng góp, tiến hành công tác đền bù cho ngư dân chịu thiệt hại bởi sự cố môi trường biển, nhưng nhiu người dân trong xã… không chịu hợp tác, kiểm kê). Chúng ta đặt câu hỏi: nếu tác động của sự cố môi trường biển ảnh hưởng tới mức hàng trăm hộ trong một xã không có tin cho con đi học, vậy thì còn hàng trăm nghìn hộ gia đình khác ở 4 tỉnh min trung cũng bị ảnh hưởng như vậy thì sao? Tại sao lại không xảy ra trường hợp tẩy chay trường lớp như vậy, tại sao hàng trăm nghìn hộ gia đình ở các địa phương khác lại có thể đưa con họ đến trường? Những hộ gia đình ở xã K Hà, K Anh thực sự không có tin cho con đến trường hay họ bị kích động, giật dây từ các đối tượng xấu nhằm gây sức ép.
          Như tìm hiểu của tác giả, xã K Hà, thị xã K Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một xã người dân chủ yếu theo đạo Công giáo, nằm trong địa phận của giáo phận Vinh do ông Nguyễn Thái Hợp làm giám mục. Đây là vị linh mục trong thời gian gần đây liên tục có hoạt động kích động giáo dân, lợi dụng vụ việc Fomusa và vấn đề tôn giáo để gây rối trật tự công cộng, gây phức tạp tình hình địa phương. Đặc biệt, mới đây nhất, vị linh mục này đã kích động hàng nghìn giáo dân ở thị xã K Anh tiến hành biểu tình với lý do phản đối Fomusa, “bảo vệ môi trường”, kèm theo nhiu lời lẽ bôi xấu, đòi lật đổ chính quyn.
Đây không phải là lần đầu tiên các bậc phụ huynh nghe theo lời xúi giục, dật dây của những kẻ “đội lốt” để không cho con em đến trường, mà trước đó vào ngày 04 tháng 07 năm 2016 hằng trăm em học sinh cùng phụ huynh cư ngụ tại thôn Đồng Niên, Xã Kỳ Lợi, Thị Xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh tập trung biểu tình trước cổng một trường trung học cơ sở tại địa phương nhằm đòi hỏi “quyền” được đến trường để học của các em, mà nói thẳng ra là đòi các yêu sách mà đám rận chủ đứng sau xúi dục.
Cũng như, trước đó đám phản động đã kích động thành công các bậc phụ huynh này đưa con em của họ đến trước cổng nhà máy Formusa để tiến hành biểu tình, chống đối, đòi đáp ứng các yêu sách quá đáng mà chúng đã soạn thảo từ trước và tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin.
Điều làm tôi băn khoăn là không biết lý do vì sao các bậc phụ huynh của các em học sinh này lại nhẹ dạ cả tin vào những lời kích động và tỉ tê của đám phản động để bắt con em của họ ở nhà, không cho đến trường khai giảng, điều này trực tiếp ảnh hưởng xấu đến tương lai của con em họ, cũng như làm cho tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thêm phức tạp.
Vậy ai là người bị thiệt hại trong vụ việc này. Trước hết, đó chính là gia đình các giáo dân ngăn cản con đến trường, bởi lẽ, việc ngăn cản con đến trường ảnh hưởng chính đến quyn được học tập chính đáng của con em họ, ảnh hưởng tới tương lai gia đình họ. Thử hỏi, một đứa trẻ không được đào tạo, dạy dỗ trong môi trường nhà trường, suốt ngày ở nhà với bố mẹ chìm ngập trong lời lẽ kích động thì các em sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Liệu tình cảnh đó có biến các em thành những kẻ có tư tưởng cực đoan, quá khích, thậm chí như bọn IS hay không? Ai tước đi quyn làm người tốt, lương thiện của chúng ngoài hành động mông muội của cha mẹ? Tiếp đó, vụ việc này đưa tới hình ảnh xấu của nn giáo dục nói riêng và uy tín của chính quyn địa phương tại Hà Tĩnh. Người ta sẽ đặt câu hỏi v chất lượng, vai trò trong việc vận động, cổ vũ học sinh đến lớp của chính quyn, v mâu thuẫn giữa chính quyn với nhân dân.
Cuối cùng, chỉ có những kẻ xấu, lợi dụng sự nghe lời của giáo dân mới là những kẻ hưởng lợi, lợi cả đôi đường: từ bôi xấu chính quyn tới việc thu hút được một đội ngũ những người lầm tin vào chúng tham gia chống chính quyn. Tuy nhiên, cuối cùng, nhân nào gặp quả đấy, bộ mặt lừa gạt của chúng chắc chắn sẽ bị lột bỏ, phỉ báng!




“YÊU NƯỚC KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI YÊU ĐẢNG”???




Xin mạn phép nói thẳng đó là một tư tưởng cực kỳ ngu xuẩn. Việt Nam ngày nay là Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Nền Hòa bình - Độc lập - Tự chủ mà Việt Nam có ngày nay là do Đảng lãnh đạo Nhân dân Việt Nam từ đánh tan ách gông cùm, cho đến đánh tan những kẻ thù ngoại bang xâm lược mà có.
Đảng là nơi tập hợp những người con ưu tú nhất của đất nước Việt Nam một cách toàn diện về Chính trị - Quân sự - Kinh tế. Là ngọn cờ đầu, tập hợp những người con ưu tú tiên phong, tích tụ tinh hoa ngàn năm của Dân tộc Việt Nam mà hun đúc nên. Qua quá trình lịch sử từ chỗ Việt Nam mất tên khỏi bản đồ đi đến chỗ như hôm nay, Đảng ta đã trải qua một quá trình tôi luyện lâu dài, liên tục sửa chữa những điểm yếu kém để mà tiến bộ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Tổ quốc. Được như thế đó là nhờ Đảng ta đã biết mở cửa tự do cho mọi thành phần ưu tú nhất của Đất nước được tham gia vào Đảng.
Thử hỏi đến Đảng là ngọn cờ đưa đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam tiến bước mà cũng không yêu, thì làm sao có thể gọi là yêu nước? Đúng ra trách nhiệm của một người công dân Việt Nam là phải luôn phấn đấu, luôn tiến bộ để mà có đủ sức, đủ tài góp sức cho Đảng, đồng thời cũng là góp sức cho Đất nước. Dùng sức dùng tài của bản thân để giúp Đảng ngày càng tiến bộ, để Việt Nam tiến bước nhanh hơn, mau chóng mà trở nên Phồn vinh - Cường thịnh. Đó mới thực là yêu nước. Chứ không phải sống ảo tưởng, tự cho cái tôi bản thân là chân lý, rồi vẽ vời ra tư tưởng ngu xuẩn Yêu nước không đồng nghĩa với Yêu Đảng. Thử hỏi một Quốc gia không có ngọn đuốc nào soi đường dẫn lối, kkông kết tinh được tinh hoa dân tộc thì Quốc gia đó có còn là Quốc gia? Nhân dân của Quốc gia đó sẽ hướng về đâu để tiến bước?
Một Quốc gia mà nhân dân cứ mỗi người một hướng, tự mỗi người ai cũng cho cái tôi bản thân là nhất, tự yêu nước theo cách riêng kkông nguyên tắc, không gì soi đường thì sẽ trở nên tán loạn. Quốc gia như thế sẽ tan đàn xẻ gánh. Đó là một chân lý vô cùng dễ hiểu chứ không có gì là cao siêu.
Chỉ khi Yêu Đảng thì mới xuất phát từ lòng thực tâm mà giúp Đảng tiến bộ. Cũng như Yêu Cha, Yêu Mẹ, Yêu Con Cái, Yêu người con gái mến thương, Yêu bạn bè thì mới bỏ thời gian ra để mà cùng giúp nhau tiến bộ. Còn không Yêu thì chỉ đơn thuần là đang cố thể hiện cái tôi bản thân ra mà ép buộc người khác, trong khi chính bản thân mình thì cái tài cái đức chả đâu vào đâu. Đất nước cần chỗ để người tài đức tụ họp, tích lũy tinh hoa dân tộc để mà muôn người mỗi nẻo cùng hướng về, để mà tích tụ sức mạnh to lớn vô cùng của Nhân dân để đưa Việt Nam thần tốc trở nên Phồn vinh - Cường thịnh. Chứ Đất nước Việt Nam không phải cái chỗ để kẻ này kẻ kia, tài đức chưa đến đâu mà cứ thích thể hiện cái tôi cá nhân.
Yêu Nước tức không Yêu Đảng. Vậy Yêu Nước là Yêu cái gì? Đường lối cụ thể, các giá trị cụ thể là gì? Có gì nằm ngoài tinh hoa Đảng không? Có gì vượt qua nổi Tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại mà Đảng lấy đó làm ngọn đuốc soi đường để Đảng tiến lên? Có gì vượt nổi tinh hoa tích lũy từ xương máu hàng triệu người đánh ngoại xâm mà gây dựng nên Đảng như hôm nay? Yêu thì phải rõ ràng chứ không phải cứ vịn vào chữ Yêu rồi cái gì cũng mơ mơ hồ hồ. Hay là nói Yêu thì là Yêu dân chủ Mỹ? Yêu Đảng Việt Tân? hay là Yêu ngụy quyền Sài gòn. Bởi vì những thứ đó đều có đường lối rõ ràng, các giá trị đâu đó rõ ràng. Và lịch sử hơn 85 năm qua đã chứng minh những thứ đó là phản dân tộc Việt Nam. Đi đến đâu thì tang thương, chết chóc, đổ nát đến đó. Syria, Libi, Iraq... còn chưa đủ để chứng tỏ? Việt Nam từ ách gông cùm đi đến ngày hôm nay còn chưa đủ để chứng tỏ?
Những kẻ tài đức không đủ, chỉ biết dựa vào những thứ mơ hồ mà Yêu nước không yêu Đảng này nọ thì đã thể hiện quá rõ sự suy thoái chính trị, suy đồi đạo đức. Chúng đã và đang đi trên con đường phản Đảng, phản lại Nhân dân Việt Nam, phản lại Đất nước Việt Nam. Hoặc cũng có thể là chính sự yếu kém trong tư tưởng nên bị bọn phản dân tộc lợi dụng, làm cho đầu óc mụ mị, rồi cũng đi trên con đường phản Đảng, phản lại Nhân dân Việt Nam, phản lại Đất nước Việt Nam mà không hay biết.
Cho nên tôi nói thẳng thế này. Ai quyết giữ tư tưởng Yêu nước mà không Yêu Đảng thì phắn giúp. Ngay và luôn. Khỏi tiễn./.

“VIỆT TÂN” ĐANG LỢI DỤNG THIÊN CHÚA GIÁO ĐỂ CHỐNG CHÍNH QUYỀN



Đã từ lâu, “Việt Tân” nhận định rằng chỉ có Thiên chúa giáo mới đủ khả năng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam, do sự đối lập trong ý thức hệ, lực lượng giáo dân đông đảo, chức sắc được đào tạo cơ bản, có tổ chức và kỷ luật đáp ứng được những điều kiện của cuộc “đấu tranh bất bạo động”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam, thời gian qua, “Việt Tân” đã đẩy mạnh hoạt động móc nối, liên kết với số phản động trong Thiên chúa giáo để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.
“Việt Tân” đã chỉ đạo cơ sở nội địa là giáo dân công giáo thành lập các hội, nhóm trá hình ở trong nước để phát triển lực lượng, hoạt động chống phá, gồm: Hội cựu lao động Đài Loan, Hội dân oan Hà Nam do Trần Thị Nga cầm đầu; Cộng đoàn doanh nhân, trí thức Thái Hà do Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh và Trần Thị Hường cùng các linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà thành lập theo chỉ đạo của “Việt Tân”; Hội đồng liên tôn; Văn phòng truyền thông Công giáo do linh mục Lê Ngọc Thanh cầm đầu; Đảng dân chủ Thiên chúa giáo.
Đáng chú ý, từ năm 2013 đến nay, “Việt Tân” đã phối hợp chặt chẽ với linh mục Đinh Hữu Thoại thành lập, điều hành các trang mạng “Thanh niên Công giáo”, “Nữ vương công lý”; các trang này lưu trữ hàng nghìn bài viết chống Đảng, Nhà nước, thường xuyên cập nhật các sự kiện, tình hình phức tạp ở trong nước; chỉ tính riêng trong dịp xét xử phúc thẩm Lê Quốc Quân, trang facebook “Thanh niên công giáo” do “Việt Tân” trực tiếp quản lý đã có hàng nghìn lượt truy cập.
Ngoài ra, “Việt Tân” gia tăng các hoạt động kích động quần chúng giáo dân biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Trong các vụ việc phức tạp tại Con Cuông, Trại Gáo, Cầu Rầm (Nghệ An), Thái Hà, Dương Nội (Hà Nội), Hồ Ba Giang… “Việt Tân” thường xuyên cử số cơ sở nội địa như Nguyễn Hữu Vinh, Lê Quốc Quyết, Trần Thị Nga đến hiện trường kích động, quay phim, chụp hình, phỏng vấn số chống đối, truyền trực tiếp lên mạng Internet để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”.
Trong vụ hải sản chết bất thường “Việt Tân” huy động các web, blog, mạng xã hội của chúng, lập mới các trang để ăn theo sự kiện, xuyên tạc, thổi phồng, quy kết, thông tin thất thiệt, kích động nhằm tạo bộ mặt quan tâm đến tình hình đất nước, mặc dù không làm gì ngoài việc đứng ngoài hô hào, kích động.
Để tập trung lôi kéo kích động và tìm cách kéo dài các cuộc tụ tập, gây rối, “Việt Tân” trực tiếp cử người xâm nhập về nước để tham gia kích động đồng thời chỉ đạo thành viên trong nước thu thập thông tin, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn gửi ra bên ngoài tung lên mạng.
Tổ chức này cũng lập các nhóm kín và chỉ đạo thành viên các thành viên để bàn bạc lên kế hoạch kích động, tổ chức biểu tình, gây rối…
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm Lê Quốc Quân, “Việt Tân” đã chuyển tiền cho số linh mục, giáo dân của Dòng chúa cứu thế Thái Hà để in áo, phát tiền kích động giáo dân từ Nghệ An ra Hà Nội tham gia biểu tình; đáng chú ý, cầm đầu đoàn biểu tình là số linh mục nhà thờ Thái Hà. Tại phiên tòa xét xử 14 đối tượng công giáo tham gia “Việt Tân” tại Nghệ An, “Việt Tân” đã chỉ đạo số cơ sở nội địa như Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng… kích động số giáo dân là thân nhân của các đối tượng tổ chức biểu tình gây rối tại phiên tòa. Trong vụ xét xử Đinh Nhật Uy, Nguyễn Phương Uyên ở Long An, “Việt Tân” chỉ đạo Bùi Tuấn Lâm cùng linh mục Lê Quang Uy kích động hàng chục đối tượng xuống gây rối, đòi trả tự do cho các đối tượng này. Trước, trong và sau phiên tòa xét xử các đối tượng chống đối, các linh mục tổ chức hàng chục buổi “hiệp thông”, cầu nguyện, công khai treo băng rôn, biểu ngữ đòi trả tự do cho số chống đối trong khuôn viên nhà thờ.
Sở dĩ “Việt Tân” chọn số chức sắc, giáo dân Thiên chúa giáo để tuyên truyền, lôi kéo vào các hoạt động chống đối bởi vì chức sắc tôn giáo chính là những người có tầm uy tín với đông đảo đồng bào giáo dân, tín đồ; họ là những người có trình độ, khả năng tập hợp quần chúng, có điều kiện để hoạt động và quan trọng hơn là với vỏ bọc tôn giáo chính quyền sẽ gặp khó khăn hơn trong công tác xử lý. Với ý đồ, hoạt động lợi dụng Thiên chúa giáo vào các hoạt động chống đối Nhà nước Việt Nam của “Việt Tân” đã gây ra những hậu quả xấu về nhiều mặt, hoạt động của một số chức sắc, giáo dân ngày càng công khai, thách thức; một số cơ sở thờ tự như nhà thờ Thái Hà, 38 Kỳ Đồng, vùng giáo tại Nghệ An bị các đối tượng sử dụng làm nơi tụ tập, triển khai hoạt động chống phá ta.

TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG VIỆT TÂN LÀ AI?



TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG VIỆT TÂN LÀ AI?
Ngày 10/9/1982 tại căn cứ ở Thái Lan, Hoàng Cơ Minh lập ra tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” – gọi tắt là “Việt tân”. “Đảng Việt tân” trở thành cơ quan đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt động của “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” và một số tổ chức phản động khác tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền và nhân dân Việt Nam.
Những kẻ ngược dòng lịch sử
Với thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa xuân năm 1975, nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên thống nhất, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta khẩn trương tiến hành khắc phục hậu quả tàn khốc của 30 năm chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách; trong đó có sự đe dọa nghiêm trọng về an ninh quốc gia, xuất phát từ âm mưu, kế hoạch hậu chiến của các thế lực thù địch. Chúng không ngừng chống phá Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn, tiến hành “Cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, thực hiện “Diễn biến hòa bình”, nuôi dưỡng, tiếp sức cho một số đối tượng ngụy quân, ngụy quyền có nhiều nợ máu với cách mạng và nhân dân… Qua đó, hình thành các tổ chức phản động lưu vong, với mục tiêu đưa người và vũ khí xâm nhập Việt Nam, tiến hành các hoạt động ám sát, bạo loạn, lật đổ chính quyền.
Năm 1980 tại Mỹ, nhân kỷ niệm 5 năm sự kiện 30-4, Hoàng Cơ Minh (nguyên chuẩn tướng, phó đề đốc hải quân chế độ Sài Gòn) và một số đối tượng phản động lưu vong đứng ra thành lập tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”. Với sự trợ giúp của một số thế lực thù địch, Hoàng Cơ Minh và đồng bọn lập căn cứ “kháng chiến” ở vùng rừng núi  của Thái Lan, làm bàn đạp để đưa người và vũ khí xâm nhập Việt Nam.
Với tham vọng ngông cuồng, đồng thời để lừa mị một bộ phận kiều bào, ngày 10/9/1982 tại căn cứ ở Thái Lan, Hoàng Cơ Minh lập ra tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” – gọi tắt là “Việt tân”, với đầy đủ cương lĩnh, điều lệ, mục tiêu…
Được thai nghén bởi đám tàn binh, bại tướng từng có nhiều nợ máu với nhân dân, “đảng Việt tân” trở thành cơ quan đầu não cực kỳ phản động, chỉ huy toàn bộ hoạt động của “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” và một số tổ chức phản động khác tiến hành các hoạt động chống phá, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam.
Hoàng Cơ Minh và đồng bọn xác định: Hướng xâm nhập, xây dựng “mật cứ” trong nội địa là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chúng hy vọng sẽ móc nối với các tổ chức phản động ở trong nước, đưa người vào rừng huấn luyện rồi tung trở lại thực hiện phương châm “Trong nổi dậy, ngoài đánh vào”.
Kế hoạch của “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” và “Việt tân” dự kiến gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1, trong năm 1980, tập hợp lực lượng ở nước ngoài, định ra đường lối hoạt động. Giai đoạn 2, từ 1981 – 1983, kích động ý thức chống “cộng” rộng rãi, tuyển mộ tay chân ở trong và ngoài nước, huấn luyện trở thành nòng cốt.
Giai đoạn 4, từ 1986 – 1990, tổ chức đánh chiếm một số xã, ấp, vô hiệu hóa chính quyền cấp cơ sở, làm bàn đạp cho hoạt động vũ trang. Giai đoạn 5, từ 1992, đồng loạt nổi dậy, bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân trên phạm vi cả nước…
Với những âm mưu và hoạt động trên, “Việt tân” trở thành công cụ đắc lực của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam thời kỳ hậu chiến, là tên lính xung kích của kiểu “Chiến tranh phá hoại nhiều mặt” và “Diễn biến hoà bình” nhằm vào Việt Nam.
Và kết cục bi thảm
Để đạt được mục tiêu ngông cuồng, từ năm 1982 – 1989, “Việt tân” đã tổ chức nhiều đợt đưa người và vũ khí xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam; tiến hành các chiến dịch “Đông tiến 1″, “Đông tiến 2″, “Đông tiến 3″… qua đất Lào, Campuchia.
Tuy nhiên, do chủ động làm tốt công tác xây dựng cơ sở trong cộng đồng kiều bào ở nước ngoài nên cơ quan An ninh Việt Nam đã nắm rõ được tổ chức, âm mưu và kế hoạch hoạt động của “Việt tân” ngay từ lúc manh nha đầu những năm 1980; đồng thời xác lập chuyên án mang bí số HM29.
Cùng thời điểm này, cơ quan An ninh Việt Nam đang triển khai thắng lợi Kế hoạch CM12. Thông qua số đối tượng cầm đầu CM12 xâm nhập về nước bị bắt giữ, Ban chuyên án đã nắm được âm mưu, hoạt động của tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”, của “Việt tân” nên đã có đối sách, xây dựng và triển khai kế hoạch đấu tranh.
Cơ quan An ninh Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ với phương châm: Chủ động nắm chắc tình hình địch, chủ động xây dựng thế trận, chủ động phối hợp giữa các lực lượng, đặc biệt là lực lượng vũ trang Lào, Campuchia anh em và chủ động bố trí lực lượng đón đánh địch.
Với thế trận hoàn hảo được giăng sẵn của cơ quan An ninh Việt Nam, mặc dù Hoàng Cơ Minh cùng những kẻ cầm đầu “Việt tân” xây dựng kế hoạch công phu, tổ chức xâm nhập với điều kiện, trang bị hoàn hảo, nhưng toán “Kháng quản” là toán xâm nhập mở đường, chưa kịp lập “mật cứ”, thì đã bị cơ quan An ninh Việt Nam tóm gọn.
Tiếp đó, chiến dịch “Đông tiến 1″ do Dương Văn Tư cầm đầu gồm 51 tên xâm nhập ngày 15/5/1986 đã bị Bộ đội Biên phòng Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào và Campuchia tiêu diệt toàn bộ. “Đông tiến 2″ do đích thân Hoàng Cơ Minh chỉ huy, xâm nhập vào Tây Nguyên ngày 7/7/1987 để xây dựng “mật cứ”. Nhưng khi mới vào đất Lào, chúng bị lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội ViệtNam chặn đánh từ ngày 15/7 đến 28/8. Trong trận đánh cuối cùng ngày 28/8/1987, Hoàng Cơ Minh đã phải phơi xác cùng đám tàn quân. Kết cục, “Đông tiến 2″ hoàn toàn thất bại với 60 tên bị tiêu diệt, 67 tên bị bắt sống…
Đến “Đông tiến 3″, do Trần Quang Đô chỉ huy, xâm nhập ngày 22/8/1989 với 68 tên. Ý đồ của chúng là xâm nhập Quảng Trị – Quảng Nam – Đà Nẵng – Gia Lai – Kon Tum xây dựng căn cứ, sau đó phát triển lực lượng xuống đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng mưu sâu thì họa lớn, khi chúng vừa vào đất Lào thì bị quân và dân Lào truy quét quyết liệt phải chịu kết cục bi thảm với 30 tên ngoan cố bị tiêu diệt, 38 tên còn lại bị bắt sống.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng mà trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, với sự mưu trí, sáng tạo của cơ quan An ninh, cùng với sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của lực lượng Quân đội, Biên phòng Việt Nam và lực lượng vũ trang các nước bạn, Chuyên án HM29 thắng lợi tuyệt đối.
Thắng lợi này không chỉ mang giá trị đơn thuần của một chuyên án mà còn có ý nghĩa đặc biệt vì đã góp phần giữ vững an ninh chính trị trong bối cảnh vô cùng khó khăn; nó là dấu mốc khẳng định “kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt” với phương châm “trong nổi dậy, ngoài đánh vào” của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động đã hoàn toàn thất bại…
Cùng với thắng lợi của kế hoạch CM12 và nhiều chiến dịch khác của cơ quan An ninh Việt Nam, thắng lợi của Chuyên án HM29 đã giúp Đảng và Nhà nước ta vững tay chèo lái đưa đất nước vượt qua giai đoạn khủng hoảng toàn diện, bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Một đảng cầm quyền không phải là mất dân chủ


Trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội (CNXH) và phong trào cách mạng thế giới. Một trong những mũi nhọn chúng thường sử dụng là đả phá mô hình chính trị- xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó đặc biệt là chế độ một Đảng Cộng sản cầm quyền.
Với tư cách là hình thức chế độ chính trị của đất nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, nên không bao giờ có một thứ dân chủ “thuần tuý”, dân chủ bao giờ cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Sự phát triển của các nền dân chủ chịu sự quy định trực tiếp của quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội và thông qua đấu tranh giai cấp.
Trong lịch sử nhân loại, với việc xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã thực hiện một bước tiến vượt bậc về dân chủ bằng việc xoá bỏ chế độ thần quyền phong kiến, hình thành xã hội công dân mà ở đó quyền tự do cá nhân được thừa nhận. Nhưng, sau khi đã thiết lập được quyền thống trị của mình, giai cấp tư sản từng bước sử dụng dân chủ như một hình thức thống trị giai cấp. Sự hạn hẹp của nền dân chủ tư sản nằm ngay trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự phát triển của lịch sử trên nền móng của sự phát triển các lực lượng sản xuất với trình độ xã hội hoá ngày càng sâu rộng của nó tạo ra những tiền đề khách quan để phủ nhận phương thức tư bản chủ nghĩa, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản. Đó cũng chính là quy luật phát triển nội tại của nền dân chủ xã hội, của bước chuyển biến lớn lao từ nền dân chủ tư sản sang dân chủ XHCN trên phạm vi toàn thế giới. Quy luật khách quan sẽ vượt lên trên mọi tranh cãi và ngụy biện để thực hiện quyền tuyệt đối của mình. Quy luật ấy cũng phản ánh khát vọng nghìn đời của nhân loại muốn vượt thoát khỏi mọi sự tha hoá để vươn đến tiến bộ và tự do cùng với việc nhận thức ra lô-gích vận động của xã hội loài người. Hướng đến CNXH là hướng đến một nền dân chủ tiến bộ và hoàn thiện. Cuộc đấu tranh vì CNXH là cuộc đấu tranh vì một chế độ dân chủ chân chính nhất. Dân chủ XHCN và dân chủ tư sản khác nhau về bản chất và về trình độ với tư cách là những xã hội nối tiếp nhau trong nấc thang từ thấp lên cao của xã hội loài người.
Nền dân chủ vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranh vì CNXH, cho nên nó chỉ có thể thực hiện được bằng con đường thiết lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn thể xã hội thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. Chỉ giai cấp vô sản và Đảng tiền phong của mình với cơ sở xã hội rộng lớn là quảng đại nhân dân lao động và mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng lao động, giải phóng xã hội và giải phóng con người mới có khả năng thiết lập được một nền chuyên chính vừa đảm bảo dân chủ cũng như các lợi ích căn bản khác của đông đảo quần chúng lao động, vừa triệt tiêu mọi khả năng phục hồi chế độ bóc lột và nô dịch.
Như đã biết, đa nguyên về chính trị và đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay. Nói chung, ở các nước tư bản, về hình thức thì các đảng chính trị đều “tự do”, “bình đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế thì chỉ có các đảng lớn, có thế lực, được sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư bản độc quyền mới có khả năng chiến thắng. Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây, xét trong thực chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Đúng là cơ chế đa đảng đưa lại một số tác động tích cực nhất định cho các đảng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho họ khả năng tránh nguy cơ chuyên quyền, độc đoán thông qua cọ xát, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Tuy vậy, thể chế đa đảng này cũng dễ khuyến khích các lực lượng đối lập vì lợi ích cục bộ chỉ biết phản đối tất cả những gì của đảng cầm quyền, bất chấp phải- trái, đúng- sai. Hệ quả là làm xuất hiện một nền chính trị vị quyền lực và một công nghệ đấu đá chính trị trên lưng những lợi ích chính đáng của đông đảo cử tri. Vì chế độ đa đảng kiểu ấy, nhân dân Mỹ và cả chính quyền Mỹ vẫn bị các thế lực tư bản độc quyền nhà nước đánh lừa một cách thậm tệ trong cuộc chiến tranh I- rắc; hàng nghìn dân nghèo Mỹ đã phải gánh chịu thân phận bị bỏ rơi khi cơn bão Ca-tri-na tàn phá; xã hội Mỹ vẫn là một xã hội nhiều tội phạm nhất thế giới…
Tính giai cấp của nền dân chủ tư bản phương Tây được thể hiện thông qua vị trí của tiền bạc ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong đời sống chính trị. Cái gọi là “nền dân chủ Mỹ” chỉ là nền dân chủ của nhà giàu. Tờ Thời báo tài chính (Anh) ngày 25-11-2000 viết: “Cuộc bầu cử năm 2000 đã cho thấy rõ nền dân chủ Mỹ có thể bán cho những người trả giá cao nhất”. Có thể gọi đấy là nền dân chủ đấu giá. Tờ Thế giới (Tây Ban Nha) cùng ngày đã ví thói mê tiền như là “căn bệnh ung thư của nền dân chủ Mỹ”. Một chính quyền được tạo lập bởi đồng tiền thì tất yếu phải hướng đến phục vụ những kẻ nhiều tiền, chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người” mà các lý luận gia của họ rêu rao. Sự dối trá của nền dân chủ tư sản đã bị chính cử tri của họ lột trần bằng hành động tẩy chay các cuộc bầu cử ngày càng gia tăng. Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ các năm 1996 và 2000 chỉ có khoảng 50% cử tri tham gia1.
Như vậy, dân chủ hay không dân chủ  không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị, vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Trong từng thời điểm cụ thể, nhà nước nói riêng và xã hội nói chung đều phải do một đảng lãnh đạo. Có hay không có dân chủ, dân chủ được thực hiện ở trình độ cao hay thấp, tất cả phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền, chứ không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các đảng phái chính trị.
Trong các nước XHCN, Đảng Cộng sản là tổ chức thực hiện sự thống trị của giai cấp vô sản, cho nên sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị là điều đương nhiên. Điều đó được thể hiện ở đường lối, chính sách của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội  sẽ được thể chế hoá trong toàn bộ Hiến pháp và pháp luật. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và phát triển của nhà nước XHCN.
           
Ở Việt Nam, thực hiện dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là bản chất, là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của Nhà nước Việt Nam XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ khi ra đời đến nay, Đảng là nhân tố đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó không phải là ý chí chủ quan về chính trị mà là một tất yếu khách quan của lịch sử. Mọi mưu toan hạ thấp vai trò của Đảng Cộng sản là trái với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam không có sự cần thiết khách quan cho việc hình thành chế độ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị. Trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện chân chính duy nhất cho lợi ích và nguyện vọng của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống, quyền tự do, dân chủ và hạnh phúc. Ngoài Đảng Cộng sản, không một đảng phái hoặc một lực lượng chính trị nào có thể đưa ra được cương lĩnh, đường lối cho cách mạng Việt Nam, có thể đồng thời giải quyết hai mục tiêu dân tộc và dân chủ, độc lập dân tộc và CNXH. Cũng đã có lúc, trên đất nước ta có nhiều đảng, nhưng những đảng khác đã không vượt qua được thử thách gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân chủ; sứ mệnh lịch sử của dân tộc ta chỉ do Đảng Cộng sản Việt Nam gánh vác. Những lần vượt qua khó khăn, thách thức đã thể hiện bản lĩnh vững vàng và trách nhiệm lớn lao của Đảng đối với vận mệnh của dân tộc và cuộc sống, quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Để thực hành dân chủ rộng rãi, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng đã tuyên bố thành lập Nhà nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tiến hành tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp để thể chế hoá quyền lực của nhân dân lao động. Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền nhằm khẳng định nguồn gốc của chính quyền nhà nước là ở nhân dân, đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của mình và bản thân Đảng cũng tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân chủ đã là một sản phẩm thực tế và đang trên đà phát triển với các thành tựu của sự nghiệp đổi mới. Ngày nay, dân chủ đã được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tư tưởng... Đó là các quyền sử dụng tư liệu sản xuất, có công ăn việc làm, quyền học tập và hưởng thụ văn hóa, quyền tham gia quản lý nhà nước, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức và cơ quan Nhà nước, quyền đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, pháp luật, bày tỏ ý kiến về các hiện tượng tích cực và tiêu cực trong đời sống xã hội... Những ý kiến rộng rãi ấy thật sự đã được chuyển tải vào Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bộ máy Nhà nước đã từng bước chuyển đổi cơ chế điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua cuộc cải cách lớn hệ thống các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế. Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được điều chỉnh một bước đáng kể, phát huy cao độ dân chủ, giải phóng các năng lực sản xuất, các tiềm năng của đất nước. Hệ thống chính sách đã từng bước thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống góp phần phát huy sự chủ động, tính tích cực chính trị của nhân dân trên cơ sở môi trường tâm lý xã hội lành mạnh.
Trong khi khẳng định mạnh mẽ và kiên định chế độ dân chủ do một Đảng Cộng sản cầm quyền, Đảng ta không bao giờ quên lời di huấn của V.I Lênin về các nguy cơ của một đảng cầm quyền, trong đó sâu xa nhất là nguy cơ chuyên quyền độc đoán, mất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ chân chính của nhân dân. Chúng ta cũng không phủ nhận rằng tình trạng vi phạm dân chủ, hay dân chủ hình thức còn diễn ra ở không ít nơi. Tuy nhiên, tình trạng đó không bắt nguồn từ bản chất của nền dân chủ XHCN, từ chế độ một đảng cầm quyền, mà trước hết do sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và những sơ hở, thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách cùng những khiếm khuyết trong phương thức lãnh đạo. Những khuyết điểm đó đã đi ngược lại bản chất của chế độ XHCN mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân; trái với bản chất của Đảng Cộng sản mà theo đó mọi hoạt động không nằm ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Trong những năm qua, Đảng ta đã chủ động và tích cực áp dụng nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phát huy dân chủ rộng rãi trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền, động viên toàn dân đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn  minh.
Nổi bật nhất là sự tôn trọng đầy đủ quyền và năng lực làm chủ của nhân dân vừa thông qua bộ máy Nhà nước của dân, do dân và vì dân; vừa phát huy cao độ vai trò của mặt trận với tính cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, tham gia đắc lực vào việc xây dựng, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, thực hiện sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước và các cơ quan Nhà nước. Dân chủ, tập trung dân chủ trong Đảng gắn chặt với dân chủ, tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; dân chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng phải gắn với dân chủ, nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong hệ thống Mặt trận. Thực tiễn cho thấy, trong điều kiện một đảng cộng sản cầm quyền, nếu kết hợp tốt giữa thực hiện dân chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng với thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong hệ thống Mặt trận thì sẽ làm phong phú thêm sinh hoạt dân chủ trong xã hội, làm phong phú thêm nền dân chủ ở nước ta như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) đã khẳng định.
 Nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận đã được đảm bảo có hiệu quả. Nhờ vậy, Mặt trận đã thực hiện thành công vai trò tuyên truyền, vận động sâu rộng các tầng lớp nhân dân hoàn thành thắng lợi đường lối của Đảng; đồng thời trở thành lực lượng phản biện xã hội góp phần đắc lực khắc phục nguy cơ quan liêu, chủ quan trong việc hình thành đường lối, chủ trương của các cấp bộ đảng. Trong nhiều năm qua, không chỉ đông đảo đảng viên, mà toàn thể công dân Việt Nam thuộc mọi thành phần xã hội đã được nghiên cứu, thảo luận, góp ý các văn kiện quan trọng của Đảng, kể cả Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Rất nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân thông qua kênh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được đưa vào văn kiện chính thức của Đảng. Một sự khảo nghiệm, phản biện và đóng góp trí tuệ rộng rãi, cầu thị và dân chủ như vậy đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành. Điều tương tự chưa từng diễn ra ở bất cứ nơi nào khác. Các đảng tư sản và thiết chế dân chủ tư sản, trong lịch sử hàng trăm năm của mình, càng chưa bao giờ làm được như vậy.
Viện Phát triển quốc tế thuộc Trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ) và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) phối hợp tiến hành một công trình nghiên cứu về Đông Dương. Liên quan đến nền dân chủ ở Việt Nam, các tác giả viết: “So với các chế độ cộng sản cùng đang cải cách khác, Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Ban lãnh đạo của Đảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, và đảng viên của Đảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một Đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng và Đảng đã có được sự chấp nhận rộng rãi của quần chúng. ở Việt Nam, trong tương lai khó có thể hình dung cơ sở xã hội cho việc xây dựng một đảng có khả năng cạnh tranh với Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, Đảng phải tăng cường hệ thống một đảng không chỉ vì lý do tư tưởng mà còn hầu hết đảng viên đều tin rằng đường lối chính trị cạnh tranh sẽ làm trầm trọng thêm những chia rẽ giữa các vùng và làm mất ổn định chính trị”.
Rõ ràng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua những thử thách của lịch sử, gắn bó máu thịt với nhân dân, luôn luôn biết tự đổi mới, chứ không phải một lực lượng nào khác có thể đề ra đường lối đáp ứng yêu cầu lịch sử, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển trong xã hội ngày nay. Một Đảng như thế đủ sức đảm đương vai trò là lãnh tụ chính trị của xã hội, của dân chủ mà không cần có một lực lượng đối lập nào.