Quy định có nhiều điểm
mới, cụ thể, đồng bộ, xác định rõ đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính
trị ở từng cấp, tăng cường phân cấp, phân quyền trong công tác đào tạo lý luận chính
trị.
Quy định 57 gồm 4
Chương, 12 Điều với nhiều điểm mới, đột phá về vấn đề đào tạo lý luận chính
trị. Quy định nêu rõ đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị; phân cấp
nhiệm vụ đào tạo; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo lý luận chính
trị.
Theo đó, đây là lần
đầu tiên trong lịch sử công tác đào tạo lý luận chính trị của Đảng, Ban Bí thư
ban hành quy định về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính
trị, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng với công tác này trong tình hình
mới.
Quy định 57 đã mang
tính hệ thống, tổng hợp khi bao quát đủ 3 cấp học lý luận chính trị từ sơ cấp,
trung cấp đến cao cấp. Điều này tạo sự liên thông, mang tính kế thừa cao, tránh
được sự trùng lắp, chồng chéo giữa các cơ quan về việc đào tạo lý luận chính
trị trước đây.
Quy định đã xác định
rõ, cụ thể, mạch lạc từng loại đối tượng tham gia 3 cấp học trong đó có quy
định riêng đối tượng của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; bổ sung thêm một số đối
tượng phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Trong Quy định cũng
xác định rõ việc phân cấp đào tạo lý luận chính trị đối với các cơ sở đào tạo,
các cơ quan liên quan.
Xác định rõ thẩm
quyền, trách nhiệm các bên liên quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức
thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp.
Xác định rõ lộ trình
cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các ban, bộ ngành (11 cơ sở) để dừng đào
tạo trung cấp lý luận chính trị.
Đặc biệt, Điều 3 của
Quy định 57 đã giải thích từ ngữ về đào tạo lý luận chính trị (sơ cấp, trung
cấp, cao cấp) thể hiện sự chuẩn mực, thống nhất trong việc triển khai thực hiện
Quy định. Đây là lần đầu tiên các thuật ngữ mang tính khái niệm này được đưa
vào văn bản Quy định của Đảng.
Theo Kế hoạch
60-KH/BTCTW về đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ năm 2022 của Ban
Tổ chức Trung ương ngày 28/2/2022, năm 2022 sẽ tổ chức 221 lớp đào tạo cao cấp
lý luận chính trị và 32 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng Đảng, bồi dưỡng cập
nhật kiến thức theo chức danh. Kế hoạch nêu rõ việc tiếp tục đổi mới công tác
đào tạo cao cấp lý luận chính trị và công tác bồi dưỡng cán bộ.
Theo đó, riêng về đào
tạo lý luận chính trị sẽ tăng đào tạo hệ tập trung, giảm đào tạo hệ không tập
trung; về công tác bồi dưỡng cán bộ sẽ đặc biệt đổi mới nội dung chương trình theo
hướng thiết thực, cập nhất kiến thức, đáp ứng yêu cầu người học trong tình hình
mới, giảm tối đa lý thuyết, tăng nội dung chuyên môn, nghiệp vụ mới và xử lý
tình huống.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các học viện, trường, trung tâm được giao nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị thực hiện đúng Quy định; chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế và tổ chức, quản lý đào tạo bài bản, khoa học; chú trọng phát triển nâng cao đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý./.
NT-st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét