Ngày 14.3.1988, nhằm ngày 27 tháng giêng âm lịch, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm đảo đá chìm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Nhiều người trong số họ đã nằm lại mãi mãi nơi đáy biển sâu.
Phải
đến những năm 2010, 2011 thì những thước phim thực tả về sự kiện Gạc Ma, Trường
Sa mới được lan truyền trên mạng Internet. Nhiều người dân Việt Nam mới có thể
"chứng kiến", cảm nhận được một phần nào sự thật về cuộc chiến khốc
liệt, không cân sức này. Không người con dân Việt nào có thể cầm được nước mắt
mỗi lần xem thước phim với hình ảnh những người lính Hải quân Việt Nam dầm mình
trong nước biển đến thắt lưng, tay nắm tay nhau, kiên cường chiến đấu và anh
dũng hy sinh nhằm quyết giữ biển đảo quê hương.
Do
đó bản thân chúng ta cần sự bình tĩnh nhìn nhận “sự kiện lịch sử” này một cách
khách quan, khoa học và cầu thị; đừng vội kết luận hay đổ lỗi, đừng vội đòi hỏi
hay ngồi chờ, hãy tự mình tìm lấy câu trả lời từ nguồn thông tin chính thống,
đa dạng ấy, từ những nhân chứng sống, những người trong cuộc. Không nên chỉ chú tâm vào 28 phút giao tranh sáng
14/3 và chiến công oanh liệt và bi tráng của 64 chiến sĩ hải quân nhân dân
Việt Nam ở Gạc Ma, nhưng không thấy được thắng lợi toàn cục trong chiến dịch bảo
vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988 trong điều kiện vô cùng khó khăn, ngặt nghèo và
nguy hiểm. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận các vấn đề lịch
sử bằng tư duy khoa học, khách quan, cầu thị và thiện chí, dùng đối thoại thẳng
thắn và kịp thời để hóa giải các tin đồn thất thiệt. Đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động tưởng niệm,
tri ân thân nhân các gia đình liệt sĩ hay thăm viếng khu tưởng niệm Chiến sĩ
Gạc Ma ở Cam Ranh, Khánh Hòa, cũng nhằm thắp lên ngọn lửa thiện nguyện, để giữ
ấm lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Giúp giáo dục ý thức tự hào
lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
của những thế hệ cha ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét