Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944), 33 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2022)

Quốc phòng là công cuộc giữ nước của cả một Quốc gia, dân tộc. Sức mạnh quốc phòng nước ta là sức mạnh tổng hợp, toàn dân, toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng quân sự làm nòng cốt.

Nền Quốc phòng toàn dân Việt Nam mang tính chất hòa bình, chính nghĩa, tự vệ, hiện đại chính là một trong những biểu hiện sinh động nhất của việc kế tục và phát triển lên một tầm cao mới đối với truyền thống và nền nghệ thuật Quân sự đánh giặc, giữ nước từ ngàn đời của ông cha ta. Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng ta, sự nghiệp Quốc phòng được xem là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đảm bảo “trong ấm ngoài êm”, “thêm bạn, bớt thù”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, giữ nước "từ sớm, từ xa", "giữ nước từ khi nước chưa nguy". LLVT luôn chủ động nắm chắc tình hình, sẵn sàng tham mưu, phối hợp xử trí thắng lợi mọi tình huống An ninh truyền thống và cả An ninh phi truyền thống, kiên quyết, kiên trì giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước đó chính là lợi ích Quốc gia - Dân tộc cao nhất.

Hướng về kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, 33 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân, trong lòng mỗi người chiến sỹ và toàn thể dân tộc Việt Nam đều thấy trào dâng một niềm vinh dự, tự hào biết mấy. Một đất nước đất tuy không rộng, người tuy không đông, vẫn vững vàng bên bờ sóng biển Đông, lưng dựa chắc vào dãy Trường Sơn hùng vĩ_từng được ví như “mái nhà Đông Dương”, nay đã có một cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín ngày càng đáng ngưỡng mộ, tự hào trên trường quốc tế.

Truyền thống “nồng nàn yêu nước, vua tôi một lòng, anh em hòa mục, cả nước chung sức"; "dựng nước gắn liền giữ nước" đến nay được biểu hiện bằng tinh thần yêu nước cộng hòa XHCN Việt Nam quang vinh, Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đó là sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đó là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh và lương tri của thời đại… Ta càng tự hào vô cùng với sự lớn mạnh thần kỳ như Phù Đổng Thiên Vương vươn mình lớn dậy đánh đuổi giặc Ân, của Quân đội ta, Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, một Quân đội “Chính trị trọng hơn Quân sự”, tuy khởi đầu rất nhỏ bé chỉ với 34 chiến sỹ và vũ khí thô sơ, nhưng tiền đồ rất vẻ vang, trở thành đội quân bách chiến, bách thắng. Dẫu có những thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” giữa muôn trùng vây, Đảng ta phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến” tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật, nhường một số ghế trong quốc hội và một số chức vụ trong Chính phủ cho bọn Việt Quốc, Việt Cách, Quân đội ta phải mang tên quân đội quốc gia Việt Nam nhưng Quân đội ta vẫn luôn được Đảng ta và Lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, Người Cha thân yêu của các LLVT Nhân dân, người Anh cả của Quân đội đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt trong mọi tình huống. Vì vậy Quân đội ta vẫn luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Hiện nay nhìn ra những diễn biến phức tạp, khó dự báo của khu vực và thế giới, chúng ta càng thêm trân quý con đường, biện pháp hòa bình, nỗ lực tuyệt vời của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, điều hành phát huy sự đồng tâm nhất trí của toàn thể dân tộc Việt Nam, liên tục lập nên những kỳ tích trong điều kiện mới. Trong những ngày hướng về kỷ niệm 33 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2022); 78 năm ngày truyền thống thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2019), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại càng thêm biết ơn thế hệ cha anh, thấy rõ trọng trách của thế hệ hôm nay trong nỗ lực viết tiếp những trang sử vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và Nhân dân Việt Nam anh hùng trong thời kỳ mới./-


 

NHẬN DIỆN CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Việt Nam hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng một “chủ nghĩa”. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin, mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng các trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, những biểu hiện dân túy vẫn có cơ sở xuất hiện.

Trong bài viết “Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam”, đăng trên báo Quân đội nhân dân, ngày 15-5-2018, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu ra vấn đề và trả lời: “Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không có gì là không thể”.

Nhìn sâu vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay, bước đầu có thể nhận diện các biểu hiện dân túy dưới mấy dạng cơ bản sau đây:

Một là, những người có quan điểm dân túy hay đưa ra những phát ngôn gây sốc, cùng với những hành vi và hình ảnh “mị dân” để lấy lòng dân chúng.

Trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam đã và đang xuất hiện những biểu hiện của sự phát ngôn, hành vi, hình ảnh của một số ít người mang tính dân túy. Tại một số diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hay trong các sự kiện có đông dân chúng, có thể nhận thấy những biểu hiện dân túy thông qua các phát ngôn gây sốc của một số người có vai vế theo kiểu “nói cho sướng miệng”, không đúng đường lối, chủ trương, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của cá nhân. Ngay sau đó, kiểu nói này được vài tờ báo non nớt vê chính trị, của một vài “thủ lĩnh” trên mạng xã hội, tung hô, tạo ra sự thu hút, quan tâm của dân chứng vì “lạ khẩu vị”.

Thực tế ấy, đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”[1]. Những biểu hiện đó tuy chỉ xuất hiện ở một số ít người những cũng rất gần với những gì đã và đang xảy ra trên thế giới. Ở chỗ, những phát ngôn, hành vi, hình ảnh mang tính dân túy đã nhất thời lấy được lòng dân chúng vì những cá nhân này biết cách khai thác tâm lý chán ngán của người dân về hình ảnh mô phạm, nhàm chán của các chính trị gia chính thống. Họ hay sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ, cực đoan nhưng dễ hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông, thổi bùng ý niệm về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số và thiểu số. Ở một khía cạnh khác, những cá nhân, những con người hành xử mang tính dân túy như vậy cũng đã thu được những kết quả, trở thành “nhân vật của truyền thông”, thậm chí đã từng đạt đến vị trí cao trong nấc thang quyền lực. Trong đời sống chính trị hay đời thường, những người đó cũng có những tố chất tạo nên sức thu hút cá nhân, “hoạt ngôn”, tranh thủ được không ít người bằng kiểu hành xử “của người phúc ta” và biết cách “đầu tư” xây dựng các tờ báo, phóng viên “thân hữu”, các cây bút mạng có ảnh hưởng.

Ở nước ta, do tệ tham nhũng, tình trạng quan liêu trì trệ, coi thường quốc pháp, sự lộng hành của nhóm lợi ích, sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng của nhóm yếu thế cùng những rủi ro của kinh tế thị trường đã và đang tạo mảnh đất cho những biểu hiện dân túy, những người dân túy xuất hiện. Họ biết chọn thời điểm để tỏa sáng, thường là những lúc người dân trong nước, hoặc ở địa phương phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống do suy thoái kinh tế, hay mất trật tự xã hội, sự cố môi trường. Trong giải quyết những vấn đề nóng, dễ gây bức xúc trong xã hội, họ cũng có hành vi xử lý nhanh nhạy sự việc, đưa lại những lợi ích cục bộ, trước mắt cho mọt bộ phận dân chúng, lại được một số phương tiện truyền thông tung hô nên dễ được xem như một thần tượng, một ngôi sao đang lên. Những phát ngôn, hành vi, hình ảnh kiểu đó là sự biểu hiện của săc thái dân túy.

Hai là, mượn danh vì dân chủ, đòi thực hiện thể chế chính trị “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”.

Biểu hiện này, dễ gặp ở những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị. Họ mượn danh vì dân chủ nhưng lại có những lời nói, hành động chống lại nền dân chủ của nhân dân, đòi đa nguyên, đa đảng. Thậm chí cá biệt có cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phụ họa theo các thế lực thù địch đòi tự do dân chủ vô nguyên tắc, coi thường lãnh đạo, coi thường tô chức. Trong kết luận Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 25 tháng 10 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" cũng đã chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”.

Những người dân túy, dễ thể hiện thái độ không tôn trọng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Họ dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, mượn danh để đòi đổi mới chính trị vô nguyên tắc, để tuyên truyền đòi đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, dựng chuyện trong Đảng có phe này, phái kia, đối lập Đảng với Quốc hội; đòi để nhân dân tự chọn món ăn tinh thần, không cần định hướng, quản lý trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, và đòi dân chủ một cách tự do, vô tô chức, vô hạn độ, dân chủ không gắn với kỷ luật, kỷ cương. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bổ sung và làm rõ thêm những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị: “sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút về ý chí chiến đấu, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; thậm chí còn phụ hoạ theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc xây dựng Đảng và tổ chức sinh hoạt Đảng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: Sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, hám quyền lực, tham nhũng, tiêu cực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân”.

Ba là, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đòi từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Biểu hiện kiểu này, xuất hiện ở những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị hoặc những cán bộ, đảng viên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh. Họ thường thể hiện thái độ phủ nhận lịch sử, cho những năm tháng hào hùng đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là “thời kỳ đen tối”, “sai lầm” không thể chấp nhận. Những người này, cũng hay lấy thực tế nước Đức thống nhất, lấy đời sống người dân Hàn Quốc và Triều Tiên để minh chứng cho luận điệu vê sự sai lầm của lịch sử khi Việt Nam chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, ra sức xuyên tạc lịch sử, hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa chân chính, để chấp nhận “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”.

Ở các địa phương, còn xuất hiện những người lấy danh nghĩa đại diện cho lợi ích của nhân dân, hay tổ chức tụ họp đông người, khiếu kiện, gây ra những hành động quá kích, vu khống chính quyền, kích động các hành động vi phạm pháp luật nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại chính sách phát triển kinh tế và môi trường đầu tư. Lộ rõ chân tướng là những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn với chính quyền, phá hoại cuộc sống lao động trong hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Tác hại, ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy đối với nền chính trị Việt Nam cũng rất nguy hiểm, khó lường nếu không sớm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Sinh thời, V.I. Lênin đã từng chỉ rõ: Ngay từ khi chủ nghĩa dân túy ra đời, nó đã bộc lộ bản chất phản động. Ông gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga và đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong sáng, cách mạng của chủ nghĩa Mác. Bởi vì, chủ nghĩa “dân túy” đã cản trở việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. Các biểu hiện dân túy ở Việt Nam hiện nay, tuy mới chỉ thể hiện dưới dạng phát ngôn, hành động mang tính mị dân của một số người, mà chưa phát triển thành một hệ thống lý luận nhưng nó cũng chứa đựng tính đối kháng tư tưởng như V.I. Lênin đã cảnh báo.

Sự nguy hại của các biểu hiện dân túy ở Việt Nam càng hiện hữu hơn khi các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị lợi dụng, cổ súy, câu kết thành, lực lượng đối lập. Thực tế cho thấy, ngay sau khi bài viết của đồng chí Võ Văn Thường đăng trên báo Quân đội nhân dân, trên mạng xã hội (Danlambao) đã phát tán bài viết có nội dung xấu của người mang bút danh Mai V. Phạm, cho đó là chuyện “lo bò trăng răng”, kêu gọi phải thực hiện dân chủ đa nguyên. Các biểu hiện dân túy nếu không sớm phòng ngừa, đấu trang ngăn chặn, nó sẽ giống như vi rút độc gây ra sự ô nhiễm đời sống chính trị đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

 



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.195

 

GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH LÀ KHÔNG THỂ QUÊN QUÁ KHỨ MỘT CÁCH MÙ QUÁNG

Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người thì hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Chỉ khi có được hòa bình thì con người mới có thể sống một cuộc sống yên ổn hạnh phúc không phải chịu nỗi đau mất mát chia li như trong chiến tranh. Vì vậy hoà bình luôn là điều mong muốn của những con người chân chính trên trái đất này, đặc biệt là dân tộc Việt Nam ta.

Dân tộc ta đã trải qua ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, hàng trăm năm chiến tranh triền miên, gánh chịu bao mất mát đau thương nên thấu hiểu sâu sắc giá trị của hoà bình. Tuy rằng chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam tự hào và phát triển, nhưng mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bi hùng của dân tộc.

Chúng ta có thể khép lại quá khứ, nhưng không có nghĩa được phép quên đi lịch sử. Khi nói về lịch sử, đại văn hào Victor Hugo từng khẳng định: "Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là phản chiếu tương lai trên quá khứ. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, nhưng nó luôn có mối quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai". Lịch sử chính là thước đo chân lý và bác bỏ mọi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, vì vậy những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn cho dù thời gian trôi qua.

Nhìn về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha ông ta những người đã không ngại gian khổ hy sinh để giành nền độc lập tự do cho dân tộc. Quá khứ-hiện tại- tương lai là dòng chảy liên tục của lịch sử. Tương lai không thể tươi sáng, cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do - hạnh phúc không thể vững bền nếu như chúng ta quên đi quá khứ…

ĐỀ CAO Ý CHÍ CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ

          “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều mức độ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây thực sự là một hiểm họa tiềm tàng, một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” rất khó nhận diện. Nó là thách thức trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 

          “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực chất là quá trình thay đổi lập trường tư tưởng, mục tiêu, ý chí, bản chất cách mạng của người cộng sản. Là quá trình từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ lợi ích giai cấp và lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích cá nhân làm trọng. Hay nói một cách khác, “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” là quá trình thay đổi về chất cộng sản trong mỗi cá nhân. Khi cá nhân ấy giữ vị trí nhất định trong bộ máy, nó sẽ làm thay đổi hệ tư tưởng của cả một tổ chức. Trong thực tế cách mạng Việt Nam hiện nay, đó chính là sự thay đổi trong quan điểm, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Sự thay đổi này đưa tới những hành động đi ngược lại, thậm chí chống lại quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói như thế để thấy rằng, tất cả bắt đầu từ nhận thức rồi từ đó, cá nhân tự đánh mất bản lĩnh, ý chí, mục tiêu, những phẩm chất nội tại trong mỗi cá nhân. Nếu bản lĩnh vững vàng, giữ vững ý chí, lập trường, kiên định mục tiêu thì dẫu tác động khách quan bên ngoài có như thế nào vẫn không thể dẫn đến sự diễn biến, chuyển hóa của bản thân. Sự nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cá nhân đó giấu sau vỏ bọc người của tổ chức, của chính quyền hay “trong vai người hiểu biết” rồi như “vết dầu loang”, tác động đến các cá nhân khác xung quanh. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự suy thoái từ bên trong, là quá trình tự biến đổi về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân theo chiều hướng đi ngược lại lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Chủ thể của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chỉ là cán bộ, đảng viên mà ở tất cả mọi cá nhân. “Tự diễn biến” là quá trình thẩm thấu từng ngày, từng hoạt động của các chủ thể. “Tự chuyển hóa” là đích đến, là hệ quả của “tự diễn biến” của mỗi cá nhân, tổ chức. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Do đó, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của mỗi cá nhân đều có tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sự phát triển của mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

          Trước những diễn biến phức tạp, tư tưởng phải vững vàng; trước những tác động xấu, bản lĩnh càng phải cao; trước thách thức, ý chí càng phải lớn và trước khó khăn, mục tiêu càng phải kiên định. Đây không chỉ là yêu cầu tính chiến đấu, chất cách mạng, mà đó còn là sự tự “miễn dịch” với những gì tác động xấu, khách quan từ bên ngoài. Đó là quá trình tự rèn luyện, tự ý thức, tự xây dựng bản lĩnh, nhân cách với quyết tâm cao, là sự khẳng định sự đúng đắn từ nhận thức đến hành động của người cách mạng chân chính. Vì thế, mỗi quân nhân chúng ta cần tăng cường rèn luyện bản thân, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, miễn dịch với các tiêu cực của xã hội để chống lại “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ chính bản thân mình./.

  

 

KHÔNG CHẤP NHẬN

 "ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP"

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

         

          Đa nguyên, đa đảng không phải là yếu tố duy nhất đảm bảo được dân chủ mà bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ là một giá trị xã hội, được hình thành và bảo đảm bởi nhiều yếu tố trong đó có lực lượng cầm quyền xã hội, cơ chế quản lý xã hội và trình độ làm chủ của người dân…         Thực chất của “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở một số nước không như một số người hiểu rằng đó là một chế độ "thực sự dân chủ" mà bản chất của nó vẫn là nhất nguyên chính trị. Đó là một chế độ chính trị tư sản và giai cấp tư sản vẫn là giai cấp duy nhất nắm quyền thống trị xã hội. Vậy tại sao một đất nước, một dân tộc như Việt Nam đã lựa chọn và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa lại phải trao, chia sẻ quyền lực cho nhiều đảng phái không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong Cương lĩnh của Đảng; Hiến pháp của Nhà nước ta đều thể hiện rõ "mọi quyền lực thuộc về nhân dân", "nhân dân lao động là người chủ đất nước", không vì những yếu kém, khuyết điểm, những hiện tượng mất dân chủ ở một số nơi hiện nay mà phủ nhận bản chất của chế độ ta, phủ nhận thành quả dân chủ của cách mạng Việt Nam.

          Thực chất của "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" là sự tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị trong xã hội, vì vậy thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho nhân tâm ly tán, đất nước hỗn loạn, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã dày công vun đắp; làm mất ổn định chính trị và như vậy nguồn lực của đất nước tất yếu sẽ chia năm xẻ bảy, nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhân dân sẽ đói khổ thêm. Và đó là thời cơ cho các thế lực thù địch tấn công, lợi dụng.

          “Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” tất yếu dẫn đến các đảng phái chính trị phải tìm các thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau, tìm các thế lực bên ngoài để làm chỗ dựa. Ai dám chắc lại không xảy ra những liên minh chính trị với các nước khác để chống lại các lực lượng chính trị đối lập với mình và rồi lại bị phụ thuộc vào thế lực bên ngoài để "cứu dân, cứu nước". Nhân dân ta đã trải qua gần 100 năm bị đô hộ, xâm lược của thực dân, đế quốc, đã từng chứng kiến cái gọi là "tự do, dân chủ", đã từng thấu hiểu cảnh đa nguyên, đa đảng của chế độ ngụy quyền, tay sai bán nước. Đã có biết bao xương máu của người dân vô tội đổ xuống để có được độc lập, tự do như hôm nay. Nguyện vọng lớn nhất của dân tộc ta, nhân dân ta là được sống trong hoà bình, được chung tay góp sức xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới ngày càng giàu đẹp, có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Đó là một xã "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Và đất nước ta đang tiến gần đến mục tiêu đó. 

          Thực tế lịch sử đã chứng kiến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu cũng được bắt đầu từ trào lưu đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhìn lại lịch sử Liên Xô và một số nước Đông Âu trước những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô đã từng là thành trì của cách mạng thế giới, người dân được tôn trọng, một đất nước thanh bình; tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều sản phẩm công nghiệp đứng hàng đầu thế giới…

Nhưng khi trào lưu đòi dân chủ, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập phát triển, khi Đảng chủ trương nhận thức lại nguyên tắc tập trung dân chủ với trọng tâm tập trung vào dân chủ hóa vô nguyên tắc và thực hiện đa nguyên chính trị đã đẩy nhanh việc thực hiện tư hữu hóa ở Liên Xô, đẩy nhanh sự suy vong của Đảng Cộng sản Liên Xô. Với chủ trương đa nguyên chính trị, bề ngoài có vẻ là dân chủ và tự do tuyệt đối, nhưng bên trong thực chất là loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và đề cao tự do thống trị của chủ nghĩa tư bản. Từ chỗ chủ trương thực hiện đa nguyên chính trị đến từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, hậu quả là công cuộc cải tổ đã đi chệch hướng; Đảng Cộng sản Liên Xô mất vai trò lãnh đạo, thành quả của chủ nghĩa xã hội hơn 70 năm mà nhân dân Liên Xô và một số nước Đông Âu xây dựng đã bị phá tan.

          Thực tế lịch sử Việt Nam, khi nước mất, nhà tan, khi cách mạng gặp muôn vàn khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc" thù trong, giặc ngoài thời kỳ 1945 - 1946, những cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ kéo dài hơn 30 năm đã làm cho nhân dân ta hy sinh, đổ biết bao xương máu, thử hỏi có đảng nào đứng lên cứu được dân tộc, cứu được cách mạng, cứu được nhân dân. Vậy tại sao khi đất nước đang sống trong hoà bình, ngày càng phát triển đi lên lại cần có nhiều lực lượng "muốn ra tay cứu vớt dân tộc", "muốn xả thân vì dân, vì nước, mang lại hạnh phúc cho nhân dân". Hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước nhân dân Việt Nam chỉ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chế độ Việt Nam cộng hoà đã từng có đa nguyên, đa đảng nhưng suốt mấy chục năm tồn tại đã mang lại được gì cho nhân dân miền Nam?

          Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người… Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

          Từ khi có chính quyền, nhân dân ta đang từng bước làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình. Trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, dư luận quốc tế, chính phủ nhiều nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhiều đoàn đại biểu quốc tế sang Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về xây dựng, ổn định chính trị xã hội, tạo ra thế và lực mới của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế; đời sống nhân dân từng bước được nâng cao; nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển; nước ta đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển; nhân dân ta đang được sống trong hoà bình, ổn định. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hoàn thiện; người dân đang thực hiện quyền dân chủ thông qua hình thức dân chủ trực tiếp là tự mình lựa chọn đại biểu của mình qua các cuộc bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân. Thông qua hình thức dân chủ đại diện là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội để bày tỏ nguyện vọng và chính kiến của mình; để kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng và chính quyền, để phản biện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Việt Nam là nước được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự ổn định chính trị, được thừa nhận là nước thành công nhất trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân. 

Rõ ràng, đòi đa nguyên, đa đảng là thủ đoạn thâm độc của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng ở thời kỳ mới. Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội, trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn hiện nay. Cho dù các thế lực thù địch có điên cuồng đến đâu, thủ đoạn xảo quyệt đến đâu nhưng chúng ta tin tưởng rằng với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị, nhất định Đảng ta sẽ khẳng định được vị thế, uy tín và hoàn thành vai trò, sứ mệnh của mình trước nhân dân. Cho dù các thế lực thù địch có lắm thủ đoạn lừa bịp, mị dân nhưng nhất định nhân dân ta đủ sáng suốt, tỉnh táo để lựa chọn lãnh tụ của mình, lựa chọn con đường đi đúng đắn của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ được xây dựng thành công trên đất nước ta ./.


 

 

KHÔNG NÊN HIỂU SAI LỆCH VỀ KINH TẾ QUỐC PHÒNG

Trước hết, cần phải hiểu rõ quân đội ta là quân đội nhân dân,  mang  bản chất giai cấp công nhân, mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; quân đội nhân  dân Việt Nam  từ nhân dân  mà ra, vì  nhân  dân mà chiến đấu. do vậy, kinh tế - quốc phòng nhằm bảo vệ và phục vụ nhân được tốt hơn; đồng thời góp làm giảm gánh nặng của Đảng, Nhà Nước về chi tiêu ngân sách quốc phòng.

Thứ hai, những sai phạm trong quá trình sử dụng đất quốc phòng không đúng mục đích khi có kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; các cấp ủy đảng, các ủy ban kiểm tra, các tổ chức đảng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý kỷ luật về mặt đảng và chính quyền nghiêm khắc, đúng người, đúng tội và “không có vùng cấm” trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”.

Thứ ba, đối với quân đội ta, ngay từ khi thành lập đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. có thể nói, bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào, quân đội ta đều kết hợp chiến đấu với sản xuất, thực hiện kinh tế quốc phòng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: trước năm  1958, quân  đội  ta chủ yếu tăng gia sản xuất; sau năm 1958 quân đội tham gia thực hiện  kinh tế quốc phòng  với  quy mô ngày  càng lớn; năm  1960, tham  gia phát triển  kinh tế quy    20 trung đoàn, năm 1976, quy mô lớn với 29 sư đoàn và 50 trung đoàn, tham gia hầu hết các ngành kinh tế của đất nước. đặc biệt, từ năm 1998, thực hiện quyết định 135, quân đội đã tích cực tham gia xây dựng hiệu quả các khu kinh tế, quốc phòng ở địa bàn chiến lược, vùng sâu nơi biên giới hải đảo. Đến nay, đã xây dựng được 22 khu kinh tế quốc phòng góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế cho địa phương trong thời bình; khi có chiến tranh xảy ra, thì chính các đoàn, khu kinh tế sẽ chuyển thành đơn vị chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ  tổ  quốc.

Thứ tư, theo các chuyên gia kinh tế - quân sự quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú ý đến kinh tế quốc phòng, điều đó chứng minh quan điểm tự  lực cánh sinh của mỗi quốc gia trong phát triển sức mạnh quân sự.   chẳng hạn như Mỹ thực hiện quân dân nhất  thể  hóa, trong đó xác định: quốc  phòng là chủ thể; kinh tế là cơ sở;  pháp chế là bảo đảm; nhận thầu là hình thức chủ yếu; Bộ quốc phòng Mỹ lập văn phòng chuyển giao công nghệ, lập các doanh nghiệp theo mô hình quân, dân kết  hợp. còn đối với Liên bang Nga, kinh tế quốc phòng đã khẳng định vị trí, vai trò trong nền kinh tế đất nước, lấy trường hợp như kế hoạch sản xuất máy bay chiến đấu có sự kết hợp các sản phẩm của 1500 công nghiệp dân  sinh.

Như vậy, việc tiến hành kinh tế quốc phòng là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam, phù  hợp với xu thế phát  triển của thế giới; chúng ta  xây dựng kinh tế quốc phòng vì mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ tổ quốc Việt Nam; cho nên  những  tiếng nói lạc điệu phủ nhận kinh tế quốc phòng  là sự thiếu thiện chí, sự xuyên tạc với quân đội nhân dân Việt Nam. /.

 

 

 

 

 

KIÊN ĐỊNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THEO CON ĐƯỜNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển lịch sử. Đây là nhận định đúng đắn, đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh.

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nhiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt những thành tựu đạt được của đất nước sau 30 năm đổi mới càng khẳng định mạnh mẽ: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển lịch sử.

Ngày nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay và trong tương lai chịu sự tác động trực tiếp của tình hình thế giới. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển có tính đột phá của khoa học tạo ra những bước phát triển mới hết sức nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội lớn cho các nước cũng như chứa nhiều bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như nước ta…

Đối với nước ta, những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đang tạo ra những thuận lợi cho đất nước đổi mới, phát triển. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức đang xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan lieu, tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Tình hình thế giới và trong nước đã có tác động trực tiếp, to lớn đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa  xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần kiên quyết, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên quyết xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển đất nước vừa là nguyên tắc và là bài học kinh nghiệm của cách mạng nước ta. Đồng thời, đó cũng là lựa chọn duy nhất đúng, sự lựa chọn của chính lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Thực tế đó, càng thể hiện sâu sắc thêm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Để có được ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển đất nước. Hiệu quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thể hiện bằng việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và sự tiến bộ, phát triển của chế độ mới, đó là giá trị của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu./.

 

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CẦN TỈNH TÁO TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHẢN KHOA HỌC, PHI THỰC TẾ

(TS)

Hiện nay, có một số người “nhân danh lòng yêu nước”, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phát tán tài liệu trên mạng xã hội, đăng trên một số tạp chí của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, với luận điểm: Chỉ có“nắm lấy bàn tay của một nước phát triển nào đó”; “chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo...”(!). Thực chất luận điểm đó có đúng khoa học và phù hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế không?

Từ lịch sử quan hệ quốc tế - địa chính trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thực tiễn ở Việt Nam cho chúng ta những nhận định như sau:

Một là, những bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông hiện nay không chỉ liên quan đến 5 nước 6 bên có yêu sách chủ quyền mà còn trực tiếp liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và khu vực. Đây là vấn đề phức tạp, lâu dài, không thể giải quyết ngay trong ngày một ngày hai.

Thực tiễn lịch sử cho thấy: vấn đề Biển Đông không thể do một vài cường quốc dàn xếp, quyết định, càng không thể được giải quyết bằng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Bởi lẽ, sẽ không thể có hòa bình, ổn định và phát triển lành mạnh ở Biển Đông nếu những tranh chấp, bất đồng được các bên hành xử theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. Thực tế đã chứng minh, chính những hành động bất chấp luật pháp quốc tế và quân sự hóa ở Biển Đông gần đây đã làm cho tình hình trở nên phức tạp, căng thẳng và khó kiểm soát. Cho nên, giải quyết vấn đề Biển Đông tất yếu phải bằng các cơ chế đàm phán, thương lượng hòa bình song phương và đa phương trên cơ sở Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hai là, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay phải bằng sức mạnh tổng hợp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Kết hợp nội lực và ngoại lực, bằng cả sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tiếng nói của cộng đồng quốc tế, chứ không thể chỉ dựa vào việc liên minh quân sự với một vài quốc gia đơn lẻ.

Hơn nữa, trong bối cảnh các nước đều đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc thì hiếm có một “nước phát triển”, một “cường quốc” nào lại bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc cho quốc gia, dân tộc khác một cách vô tư, không tính toán.

Do vậy, dựa vào một nước nào đó, cho dù là “nước phát triển”, “cường quốc” thì không những không giải quyết được vấn đề, mà thậm chí còn làm trầm trọng, căng thẳng và phức tạp thêm tình hình. Thực tế cho thấy, tuy là đồng minh của Nhật nhưng lâu nay Mỹ cũng chẳng giúp được gì cho Nhật Bản trong việc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Hay như đối với Ucraina, dù được cả Mỹ và Liên minh châu Âu “bảo trợ” khá toàn diện, nhưng nước này vẫn không thể giành được bán đảo Crưm trong tranh chấp với Nga.

Ba là, “liên minh” với một nước nào đó để chống nước khác tức là chúng ta đã tự tạo cho mình thêm một kẻ thù. Càng tai hại hơn nếu đó lại là một quốc gia có địa chính trị“núi liền núi, sông liền sông”. Điều đó đi ngược lại với truyền thống đối ngoại giữ nước của dân tộc ta “thêm bạn, bớt thù”. Lịch sử đã khắc ghi nhiều bài học sâu sắc cho việc tồn tại độc lập bên cạnh một láng giềng luôn tìm cách “đồng hóa” chúng ta, đó không chỉ là nhờ vào những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm, mà còn nhờ vào chính sách ngoại giao mềm dẻo ngay sau mỗi chiến thắng của các nhà lãnh đạo, nhà quân sự sáng suốt, vì dân, vì nước.

Mặt khác, trong quan hệ quốc tế đương đại, các nước, đặc biệt là các nước lớn có xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản... vừa là chủ nợ, vừa là con nợ, vừa là đối thủ, vừa là đối tác lớn của nhau. Do đó, việc nêu quan điểm “đi theo” (liên minh với) nước này để chống nước khác nhằm bảo vệ chủ quyền, biển đảo là ảo tưởng, ấu trĩ, phi khoa học và không thực tế.

Bốn là, quan điểm dựa vào nước này, liên minh với nước khác để bảo vệ chủ quyền là thể hiện tư tưởng yếu hèn, nhược tiểu. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc ta. Trong trường kỳ lịch sử:  độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là truyền thống, kinh nghiệm, bản lĩnh, khí phách dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: Không có gì quý hơn độc lập, tự do; đem sức ta mà tự giải phóng cho ta; tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Xu thế phát triển khách quan của thế giới đương đại cũng là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển; các quốc gia, dân tộc đều đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường... Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dựa vào nước khác không những không bảo vệ, không đòi được chủ quyền, thậm chí còn mất luôn cả quyền độc lập về chính trị, quyền tự quyết của dân tộc.

Vì vây, yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cũng cần sáng suốt, có cơ sở khoa học,không để kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta./.

 

 

Nhận diện luận điệu xuyên tạc “Phi chính trị hóa” Quân đội 

của các thế lực thù địch

 

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. 

Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam bằng nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; chúng tấn công vào các lĩnh vực, các lực lượng, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam là một mục tiêu chống phá. Các thế lực thù địch đang giáo riết sử dụng nhiều hình thức, biện pháp chống phá Quân đội trên các mặt trận, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nhằm “phi chính trị hóa” Quân đội.

 

Chúng ta cần nhận thức sâu sắc về bản chất, âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội của chúng là nhằm chuyển hướng chính trị của Quân đội ta từ quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sang kiểu quân đội tư bản, nhà nghề do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ cho mục đích của giai cấp tư sản. Từ đó, làm cho Quân đội ta mất phương hướng chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các bước tiếp theo giống như kiểu “Cách mạng Hoa hồng”, “Cách mạng Đường phố”, “Cách mạng Cam”,... mà chúng đã thành công ở hàng loạt nước trên thế giới.

Để chống lại luận điệu sai trái đó, chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng không có quân đội nào “trung lập về chính trị” hay “đúng ngoài chính trị”. Cần khẳng định ngay rằng, mục tiêu hướng tới của những thủ đoạn nói trên là thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Quân đội, làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của Quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Luận điểm “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị”, Một khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị”, thì tất yếu phải thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội trung lập về chính trị hoặc không dính đến chính trị.

Mặt khác, quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó; bởi quân đội là một thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành quyền lực. Quân đội của bất cứ xã hội nào cũng đều phụ thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền; không thể có thứ quân đội “trung lập về chính trị”, hay “đứng ngoài chính trị”.

Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - đã yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” và trong suốt quá trình tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục Quân đội ta, Người luôn nhắc nhở: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”; do đó, “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân”.

Thực tiễn 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Nhờ chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, mà trước hết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với lời tuyên dương của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng./.


 

 

KIÊN ĐỊNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THEO CON ĐƯỜNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển lịch sử. Đây là nhận định đúng đắn, đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh.

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nhiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt những thành tựu đạt được của đất nước sau 30 năm đổi mới càng khẳng định mạnh mẽ: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển lịch sử.

Ngày nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay và trong tương lai chịu sự tác động trực tiếp của tình hình thế giới. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển có tính đột phá của khoa học tạo ra những bước phát triển mới hết sức nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội lớn cho các nước cũng như chứa nhiều bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như nước ta…

Đối với nước ta, những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đang tạo ra những thuận lợi cho đất nước đổi mới, phát triển. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức đang xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan lieu, tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Tình hình thế giới và trong nước đã có tác động trực tiếp, to lớn đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa  xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần kiên quyết, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên quyết xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển đất nước vừa là nguyên tắc và là bài học kinh nghiệm của cách mạng nước ta. Đồng thời, đó cũng là lựa chọn duy nhất đúng, sự lựa chọn của chính lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Thực tế đó, càng thể hiện sâu sắc thêm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Để có được ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển đất nước. Hiệu quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thể hiện bằng việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và sự tiến bộ, phát triển của chế độ mới, đó là giá trị của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu./.

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN SỰ QUAN TÂM CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI DÂN TỘC

 

Lợi dụng các vấn đề liên quan đến đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là trình độ nhận thức còn hạn chế, đời sống khó khăn để chống phá cách mạng Việt Nam là một thủ đoạn thâm hiểm của các thế lực thù địch, phản động. Vừa qua, trên trang Vietnamthoibao.org có đăng bài viết của Lynn Huỳnh “Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về dân tộc thiểu số” xuyên tạc, phủ nhận sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc với các dân tộc thiểu số.

Bài viết cho rằng: “Tại Việt Nam, các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bởi một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, được gọi là “xã hội dân sự”. “Xã hội dân sự” mà Lynn Huỳnh đề cập gồm hai dạng với sự đánh giá phiến diện, sai lệch. Với các tổ chức chưa được Nhà nước “phê duyệt” hay không, chưa “đăng ký” (cả quốc tế lẫn trong nước - thường can thiệp, xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền, tự do… ở Việt Nam) thì “được đánh giá là khá mạnh trong việc trao quyền cho người dân và hỗ trợ sinh kế, khá tốt trong đáp ứng nhu cầu xã hội”. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp thì “các nhóm dân tộc thiểu số hiếm khi có đại diện là thành viên trong các tổ chức trên. Nếu có thì những thành viên này đôi khi cũng xa rời nguyện vọng của cộng đồng mà họ đại diện” và “nên được coi là xã hội dân sự”. Thực tế đã bác bỏ những luận điệu trên.

Thứ nhất, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn được quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt

Các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Cả nước hiện có 5.468 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 49% tổng số xã toàn quốc. Khoảng 87% xã dân tộc thiểu số phân bố ở khu vực nông thôn. Tính đến ngày 01/4/2019, dân số của 53 dân tộc thiểu số khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% tổng dân số cả nước. Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Trong từng quyết sách về chính sách dân tộc, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng, việc triển khai các Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Chương trình 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo ở vùng sâu, vùng xa… đã đem lại hiệu quả thiết thực. Đó chính là thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; tôn trọng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên các cấp trong sạch vững mạnh… để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Các cơ quan ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương cùng cấp ủy, chính quyền sở tại đã triển khai các nhóm giải pháp nhằm từng bước tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đặc thù của vùng đồng bào dân tộc nhằm thu hẹp khoảng cách vùng, miền. Cùng với đó, cổ vũ, động viên tinh thần nỗ lực, phấn đấu vươn lên của đồng bào, để không chỉ từng bước nâng cao chất lượng đời sống mà còn góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những điều đó đã khẳng định sự quan tâm, chăm lo của hệ thống chính trị các cấp đến đồng bào các dân tộc thiểu số, chứ không phải là những hoạt động đơn lẻ, lén lút của cái “xã hội dân sự” mà các thế lực thù địch, phản động rêu rao với luận điệu “nâng cao trách nhiệm của chính quyền”.

Thứ hai, vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số luôn được phát huy và bảo đảm

Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, ngày càng khẳng định rõ vai trò là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong thời kỳ đổi mới, rất nhiều cán bộ, đảng viên, đồng bào người dân tộc thiểu số đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Với sự quan tâm đào tạo và bồi dưỡng của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cá nhân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao chất lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào hệ thống chính trị ngày càng cao. Trong bộ máy Đảng, Nhà nước các nhiệm kỳ, nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số giữ trọng trách lãnh đạo đất nước trên cương vị Tổng Bí thư, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng và tương đương…. Đại hội Đảng các cấp trong năm 2020 cũng đã khẳng định nhất quán chủ trương về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả bầu cử tại 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương có 389 đồng chí cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 11,68%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,72%. Tỉnh Cao Bằng có tới 75,5% tỉnh ủy viên là người dân tộc thiểu số. Ủy viên ban thường vụ người dân tộc thiểu số là 113 đồng chí, đạt tỷ lệ 11,86%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,51%. Bí thư cấp ủy người dân tộc thiểu số là 06 đồng chí, đạt tỷ lệ 9,23% ....

Như vậy, những nội dung trong bài viết “Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về dân tộc thiểu số” chỉ là những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc với các dân tộc thiểu số. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận diện và đấu tranh bác bỏ./.