Quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28/12/2021 của Quân ủy Trung ương “Về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” đã chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân cần phải chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi.
Biểu
hiện thứ 8 trong 10 biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, đó là: “Độc đoán, gia
trưởng, quân phiệt, coi thường tập thể; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, chỉ huy,
quan liêu, thiếu sâu sát; xử lý các sai phạm của cấp dưới không cương quyết,
thiếu khách quan; thờ ơ, vô cảm, bàng quan trước những khó khăn, nguyện vọng
chính đáng của đồng chí, đồng đội và nhân dân”.
Cảnh
báo hiện tượng làm xói mòn bản chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ
Trong
tâm khảm, ký ức mỗi người lính, từ binh nhất đến vị tướng, trong cuộc đời quân
ngũ của mình, hầu như ai cũng thấm nhuần sâu sắc lời thề thứ 7 trong 10 lời thề
danh dự của quân nhân, đó là: “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên
tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra
trận; thực hiện toàn quân một ý chí”.
Có
thể khẳng định rằng, đây là lời thề cô đọng nhất, sâu sắc nhất, thể hiện và
tiếp nối truyền thống “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt
ngào” trong văn hóa quân sự của ông cha ta; đồng thời phản ánh sự gắn bó mật
thiết của những người cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đồng cam cộng
khổ, chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc và bảo
vệ đồng chí, đồng đội mình.
Quân
đội ta là một đội quân cách mạng, đội quân văn hóa. Vẻ đẹp nhân cách Bộ đội Cụ
Hồ thống nhất ở niềm tin, lý tưởng cách mạng, ở tinh thần cống hiến, hy sinh và
ở tình cảm đoàn kết cán binh mật thiết, trên dưới một lòng. Điều này khác xa
với thái độ, hành vi “độc đoán, gia trưởng, quân phiệt, coi thường tập
thể”-những biểu hiện trái ngược hoàn toàn với phẩm chất truyền thống tốt đẹp
của Bộ đội Cụ Hồ.
Độc
đoán là thái độ xử sự, lề lối làm việc nặng về áp đặt cá nhân, lợi dụng chức
trách, quyền hạn, vị trí công tác của mình để định đoạt công việc theo ý riêng
bản thân, bất chấp ý kiến xây dựng đúng đắn của người khác. Gia trưởng là thể
hiện thái độ bề trên, cái gì cũng cho mình là đúng, là phải rồi tự ý phán quyết
hầu hết mọi việc của đơn vị. Quân phiệt là cậy thế, cậy quyền để có lời nói,
thái độ, hành vi xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục cấp dưới. Coi thường tập thể là xem
nhẹ vai trò tập thể, không lắng nghe những góp ý, tư vấn, phản biện khoa học
của tập thể cấp ủy, thiếu tôn trọng số đông cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Trước
hết cần khẳng định rằng, hầu hết đơn vị hiện nay luôn giữ gìn truyền thống đoàn
kết cán-binh, trên-dưới đồng lòng, nhưng cá biệt vẫn có đơn vị không khí nội bộ
lại khá căng thẳng, nhân viên, chiến sĩ cấp dưới luôn sống trong cảm giác thiếu
thoải mái. Tìm hiểu mới biết nguyên nhân sâu xa là do cấp dưới sợ sệt cán bộ
chỉ huy cấp trên. Vì cấp trên không những không thường xuyên gần gũi, chia sẻ,
động viên cấp dưới mà nhiều lúc còn quát mắng, đe nẹt chiến sĩ.
Trên
thực tế, dù hành vi quân phiệt bằng bạo lực hiện nay cơ bản đã được chấm dứt,
nhưng hành vi bạo lực tinh thần (còn gọi là “bạo lực miệng”) vẫn còn tồn tại
trong một bộ phận nhỏ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Số cán bộ này thường vin
vào tính cương trực, nóng nảy để nói với cấp dưới bằng những ngôn từ khó lọt
tai, thậm chí dùng cả từ ngữ thông tục để chấn chỉnh, uốn nắn cấp dưới mắc
khuyết điểm khiến anh em cảm thấy bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm.
Lại
nữa, có đơn vị khi báo cáo với lãnh đạo, chỉ huy cấp trên đến làm việc, kiểm
tra thì khẳng định tình hình nội bộ đơn vị luôn đoàn kết thống nhất, trên dưới
đồng thuận, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại có đơn thư khiếu nại vượt cấp.
Bên
cạnh đó, một số đơn vị tuy có duy trì chế độ đối thoại giữa cấp trên và cấp
dưới, nhưng cấp dưới cũng không dám mở lòng nói thẳng, nói thật. Nguyên nhân
sâu xa dẫn đến hiện tượng này, một mặt do cán bộ không thật sự thương yêu, tôn
trọng cấp dưới, thiếu sự gần gũi, chia sẻ với cấp dưới; mặt khác cấp trên còn
cố tạo ra khoảng khách với cấp dưới để chứng tỏ “cái uy”, “cái oai” của mình.
Nêu
cao tình cảm cách mạng, nâng tầm phong cách ứng xử nhân văn của người cán bộ
Tổ
chức quân đội có hệ thống chỉ huy chặt chẽ từ trên xuống dưới và đề cao kỷ luật
tự giác, nghiêm minh. Việc phân định giữa cấp trên với cấp dưới cũng không
ngoài mục đích tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động, bảo đảm cho mọi quân
nhân nghiêm túc tuân thủ phương châm kỷ luật “Quân lệnh như sơn”, sẵn sàng nhận
và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Do
vậy, việc duy trì chế độ “Làm việc theo chức trách, hành động theo điều lệnh”
là yêu cầu tất yếu để không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh chiến đấu của
quân đội nói chung, của mỗi đơn vị nói riêng.
Muốn
góp phần phòng ngừa, hạn chế, đẩy lùi các biểu hiện độc đoán, gia trưởng, quân
phiệt, trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ cần nhận thức đúng đắn, giải quyết thấu đáo
mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ theo cương vị, chức trách, quyền hạn được
giao với đề cao tình cảm đạo đức cách mạng, yêu thương con người, tôn trọng cấp
dưới. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy nào mà tuyệt đối hóa chức trách, cương vị, quyền
hạn của mình dễ dẫn đến áp đặt ý chí chủ quan, ảo tưởng quyền lực, từ đó tự cho
mình cái quyền đứng trên tập thể và coi thường người khác.
Yêu
thương con người, tôn trọng cấp dưới chính là “bảo bối” giúp người cán bộ luôn
tinh anh, sáng suốt, nhân văn trong quan hệ ứng xử với cấp dưới, từ đó có thể
phòng tránh được những biểu hiện áp đặt vô lối đối với nhân viên, chiến sĩ
thuộc quyền. Thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với điều kiện, hoàn cảnh của những
người ở vị trí công tác thấp bé hơn mình để có cách ứng xử phù hợp, thấu tình đạt
lý cũng là một cách hữu hiệu giúp cán bộ phòng ngừa, tránh xa tư tưởng bề trên,
thái độ trịch thượng, coi thường người khác.
Một
trong những cội nguồn làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong gần 8 thập niên qua là tinh thần yêu thương đồng chí,
đồng đội. Phẩm chất này vừa là biểu hiện cốt lõi trong truyền thống, bản chất
của một quân đội cách mạng, vừa là giá trị cơ bản làm nên chuẩn mực văn hóa của
Bộ đội Cụ Hồ.
Do
vậy, trong thời bình hiện nay, cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục những
giá trị truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, trong đó có truyền thống yêu
thương đồng chí, đồng đội, giữ gìn tình cảm cấp trên-cấp dưới trong sáng, thân
thiết. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở đơn vị cơ sở cần thấm nhuần sâu sắc và
thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử đối với
bộ đội, đó là “thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu
biết như một người bạn”.
Lời
dạy của Bác ngắn gọn, súc tích, thể hiện tình cảm đạo đức cách mạng cao đẹp,
phong cách ứng xử nhân văn không riêng của người chính trị viên, mà là của mỗi
cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
“Độc
đoán, gia trưởng, quân phiệt” không chỉ làm xói mòn bản chất truyền thống, đức
tính tốt đẹp của người quân nhân cách mạng, mà nó còn cổ xúy những thói hư tật
xấu, làm tha hóa nhân cách người cán bộ.
Dù
đây chỉ là hiện tượng cá biệt, nhưng đúng như Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên
Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từng bày
tỏ trăn trở: "Dù bất cứ biểu hiện vi phạm kỷ luật nào của một số ít quân
nhân đều làm ảnh hưởng rất xấu đến uy tín đơn vị, uy tín quân đội".
Do
vậy, để phòng ngừa, giảm thiểu triệt để hiện tượng trái văn hóa quân sự này đòi
hỏi các đơn vị phải chú trọng quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa ứng
xử thật sự thân thiện, nhân văn, làm cho cái tốt, cái đẹp không ngừng nảy nở,
lan tỏa và thấm vào suy nghĩ và việc làm của mỗi quân nhân, qua đó gắn chặt
thêm tình đoàn kết cán-binh, tạo động lực giúp cho cán bộ, chiến sĩ tăng thêm
sức mạnh niềm tin, tình cảm cách mạng, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ,
chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét