Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

XÂY DỰNG VĂN HÓA "MẠNG"

XÂY DỰNG VĂN HÓA "MẠNG"

Trong thời đại 4.0, mạng xã hội dần trở nên gần gũi và phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của hết thảy người dân hầu như trên toàn thế giới. Nó đã làm thay đổi thế giới một cách sâu sắc. Các mối quan hệ xã hội từ chính trị đến kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá, nghệ thuật đều được tác động, thúc đẩy.

Sự thay đổi có mặt thuận và mặt không thuận, nếu biết khai thác, phát huy những lợi thế ưu việt của thông tin từ mạng xã hội này thì người dân và quốc gia có thêm điều kiện hội nhập, phát triển, nếu không sẽ có những tác động tiêu cực và để lại nhiều hệ lụy khôn lường.

Trên thế giới hiện đang tồn tại hàng triệu website có nội dung không lành mạnh, thậm chí độc hại ảnh hưởng rất xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của mỗi người và cả cộng đồng, đã gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống văn hóa, xã hội khi cộng đồng mạng sử dụng trang cá nhân như một thế giới tự do phát ngôn, tự do cung cấp thông tin, hình ảnh không được kiểm soát, cả những phát ngôn bốc đồng nông nổi bất chấp hậu quả. Từ đó, đạo đức bị băng hoại, văn hoá bị tầm thường hoá, méo mó, an toàn xã hội bị đổ vỡ… Đó là chưa nói đến những ảnh hưởng bất lợi khác về chính trị, kinh tế do một số website cố tình hay vô tình gây ra.

Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các website xấu chủ yếu là thanh, thiếu niên, vì họ chưa được trang bị đầy đủ tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống, xã hội. Sự ham hiểu biết của tuổi trẻ nếu không được hướng dẫn sẽ bị các thông tin từ trang "website đen" đánh lừa, chinh phục.Rất nhiều vụ việc, vụ án đã có căn nguyên từ ảnh hưởng của lối sống buông thả và bạo lực trên các website.

Đây là điều chúng ta đã biết từ lâu. Để góp phần bảo vệ thế hệ trẻ và toàn xã hội khỏi bị ảnh hưởng xấu từ mạng xã hội, ngày 17-6-2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Mỗi người phải hiểu rằng một khi đã mở lòng mình ra trên thế giới ảo thì cũng phải đến với mọi người bằng tâm thế thiện chí, chân thật; phê phán vấn đề, hiện tượng cũng cần mang tính phản biện, xây dựng chứ không phải buông tuồng tùy tiện, nói gì thì nói. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào đều có một điểm chung bắt buộc là các quyền tự do ngôn luận phải trong khuôn khổ pháp luật, những ý kiến phát biểu có trách nhiệm và đúng sự thật.

Nhiều nước trên thế giới, chỉ cần bôi bác, vu khống người khác trên mạng là có thể bị ra tòa. Tất nhiên, ai cũng có quyền bày tỏ chính kiến nhưng mọi thứ đều phải dựa trên nguyên tắc xây dựng, tự do nhưng cũng phải trong vòng kiểm soát của pháp luật. Một khi những quy định của phát luật không điều chỉnh theo kịp với sự phát triển của xã hội, không thay đổi cách thức quản lý thì tất yếu sẽ có những rối loạn.

Chúng ta rất cần hình thành một văn hoá cộng đồng mạng, xác lập được những chuẩn mực, giá trị trong quá trình sử dụng internet, bao gồm cả mục đích, lợi ích, hiệu quả thiết lập mạng và khai thác, các quan hệ ứng xử… Đây là phương tiện hữu ích để mỗi người dân có thể bày tỏ quan điểm cá nhân, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sống, nêu gương người tốt, việc tốt để mọi người học tập và làm theo; hoặc phản ánh những tiêu cực, bất hợp lý, những hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân để cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo quy định pháp luật.

Mỗi người dân chúng ta cần phải sáng suốt nhận biết và hiểu đúng về "tự do ngôn luận" và "ngôn luận tự do" để không rơi vào "bẫy" của những kẻ bất mãn, có quan điểm thù địch, vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá; cảnh giác với những thông tin xấu độc, không chia sẻ bừa bãi trên mạng xã hội một cách vô cảm, để rồi có các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa, thậm chí vô tình vi phạm pháp luật.

Hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam, trước nhất vẫn là cần ở ý thức cá nhân của mỗi người. Những ý kiến đóng góp, phản ánh của cộng đồng mạng phải đúng, chân thành, mang tinh thần xây dựng, vì lợi ích chính đáng của đất nước, của người dân, dần hình thành những tập quán mới, đúng đắn, phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức dân tộc hướng đến chân, thiện, mỹ trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả những thông tin từ internet./.

Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

“Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng”

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2023, có khoảng hơn 77 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm khoảng 79,1% dân số. Người dân Việt Nam tham gia mạng xã hội ngày càng đông đảo, hiện có khoảng 70 triệu người (71% dân số). Các mạng xã hội được người dân Việt Nam sử dụng là Facebook, Google Plus, Zalo, YouTube, Messenger, Twitter, Instagram v..v. Tuy nhiên, không gian mạng cũng có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn mà mỗi người dân chúng ta cần phải khắc phục và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất để bảo vệ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ðồng thời, tuyên truyền, lan toả rộng rãi sự đúng đắn của nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, lực lượng chống cộng cực đoan ở nước ngoài, các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng internet và các trang mạng xã hội để tán phát các tin, bài, videoclip có nội dung xấu độc, xuyên tạc, cắt ghép hình ảnh, pha trộn thật giả, vu khống, lôi kéo và cổ súy tư tưởng, cá nhân bất mãn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và lực lượng vũ trang với sự gia tăng cả về cấp độ, tần suất và lưu lượng tin, bài. Mục tiêu của chúng ngày càng tinh vi, thâm hiểm nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thông qua Internet, mạng xã hội, các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách gây mất ổn định chính trị - xã hội, gieo rắc sự hoài nghi, mất niềm tin, thái độ bất mãn, từ đó tạo dựng lực lượng chống đối ở trong nước, tạo cớ can thiệp từ nước ngoài chống phá nước ta.

Ðại hội XIII của Ðảng đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch: “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.

Thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công vào những vấn đề tư tưởng, lý luận, đồng thời sử dụng không gian mạng là một mặt trận chính để chống phá ta. Do đó công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Ðảng. Theo đó, cần thực hiện tốt các nội dung, biện pháp sau:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh và trách nhiệm chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tham gia, sử dụng, khai thác internet và mạng xã hội

Hai là, đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định trong khai thác, sử dụng internet và mạng xã hội

Ba là, đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên nâng cao cảnh giác, tích cực, chủ động đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.

Bốn là, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của cơ quan và lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Năm là, thường xuyên thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, đảng viên có thành tích tốt trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là trách nhiệm, vinh dự của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Từ kết quả đã đạt được và yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, nhằm phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh này.

Một số giải pháp đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay.

Một số giải pháp đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay.

Thời gian qua, các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta trên các lĩnh vực, đây là một trong những thủ đoạn tinh vi mà các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội sử dụng đó là triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta; kích động, lôi kéo các phần tử chống phá cách mạng; bôi nhọ nhân sự cấp cao và chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm sút niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.

Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi quân nhân nhận thức rõ “tính hai mặt” của không gian mạng, “nhận diện” rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong việc sử dụng không gian mạng để chống phá cách mạng nước ta. Từ đó, nêu cao nhận thức, tinh thần cảnh giác cách mạng cao, có nhãn quan chính trị đúng đắn, đủ sức “phản biện” trước các thông tin xấu độc trên không gian mạng.

Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.

Hoạt động này phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý, điều hành của chính trị viên và người chỉ huy các cấp, vai trò tham mưu của cơ quan chính trị. Chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, thành lập lực lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng của lực lượng vũ trang.

Ba là, phát huy vai trò và sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.

Cuộc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng nhiều khi không lộ diện rõ. Đặc biệt, hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0, mỗi quân nhân trong đơn vị được tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, đều có thể truy cập vào các trang mạng, tự mình thiết lập, sử dụng các tài khoản, trang thông tin cá nhân Facebook, Zalo, Bloger, Line... để viết tin, bài đấu tranh, phản bác chống quan điểm sai trái, thù địch.

Bốn là, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.

Lực lượng này là những cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ, năng lực tốt, có nhiệt huyết, quyết tâm đấu tranh để bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân  và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động và những thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; đồng thời tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo về kết quả đấu tranh và đề ra các biện phát đấu tranh trong thời gian tiếp theo có hiệu quả.

Đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng là cuộc chiến đấu lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, trong đó lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phạm Trần kẻ xuyên tạc công tác đấu tranh phòng,chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam

             Phạm Trần kẻ xuyên tạc công tác đấu tranh phòng,chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thời gian qua, trên trang Baoquocdan.org, ngày 6/1/2024 Phạm Trần một kẻ phản động đã thông tin, tuyên truyền và xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng tình trạng tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam có xu hướng ra tăng và sẽ gây khó khăn, trở ngại cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, phản động, bởi vì:

Thứ nhất, Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm cần thiết, tất yếu khách quan nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức dù đương chức hay đã nghỉ hưu, trong nhà nước hay ngoài nhà nước, nếu “nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương đều bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng năm 2023 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho thấy, trong năm 2023, cấp uỷ các cấp đã kiểm tra 57.486 tổ chức đảng và 323.479 đảng viên; Uỷ ban kiểm tra các cấp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3.537 tổ chức đảng và 9.246 đảng viên; Uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 183 tổ chức đảng và 6.302 đảng viên… Những con số trên đã nói lên quyết tâm chính trị rất cao trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, thịnh vượng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã từng bước đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên.

Những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hơn 250 văn bản về phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh được thành lập, góp phần quan trọng vào việc phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Đảng, Nhà nước ta đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Dựa vào nhân dân, lắng nghe những dư luận, ý kiến phản hồi từ các tầng lớp nhân dân đã giúp các cơ quan, chức năng ban, ngành từ Trung ương đến địa phương phát hiện và xử lý kịp thời cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, có tác dụng rất lớn đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua; góp phần vào củng cố, giữ vững niềm tin của cán bộ, đảng viên, cônng chức, viên chức và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
            Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sẽ được tiến hành thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi, đối với các tầng lớp nhân dân trong xã hội, không ngoại trừ một ai. Những luận điệu của Phạm Trần về “sự trẻ hoá” tham nhũng, tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam là sai trái, phản động, mỗi người dân Việt Nam cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Hãy tự hào vì chúng ta có một Quân đội Anh hùng như thế!

 Hãy tự hào vì chúng ta có một Quân đội Anh hùng như thế!

Thời gian qua đã có không ít người, nhất là những người trẻ tuổi hâm mộ phim ảnh. Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng của điện ảnh mà nhân vật chính đóng vai người lính trong những bộ phim đó đã trở thành idol của họ. Dẫu biết rằng, việc ấn tượng hay thần tượng một ai đó trước những hình ảnh, hành động đẹp… đó là quyền riêng tư của mỗi người. Thế nhưng thật đáng buồn, thậm chí cần phải lên án, khi cái cách thể hiện sự ấn tượng hay thần tượng đó đến mức mu muội, thái quá của những người trẻ tuổi hiện nay. Gián tiếp qua idol của họ mà họ hết lời ca ngợi quân đội Hàn Quốc và chê bai quân đội nước nhà; so sánh Bộ đội Cụ Hồ với idol, ca sỹ, diễn viên nước ngoài… trên các trang mạng xã hội. Thiết nghĩ hỏi những người hâm mộ đó rằng đã biết những gì về Quân đội nhân dân Việt Nam mà có sự so sánh mù quáng như vậy?

Quân đội nhân dân Việt Nam - Đội quân được sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu hy sinh. Kể từ khi thành lập đến nay (gần 80 năm) đã đánh thắng 3 đế quốc lớn xâm lược. Đã có Đội quân nào từ khu rừng già Trần Hưng Đạo mà “Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non” 9 năm ròng để làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đã có Đội quân nào mà “Mười bảy tuổi hành quân dọc Trường Sơn/ dép rộng rút quai/ quần dài xén ống/ những người lính vừa đi vừa lớn...” suốt 20 năm trời để tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đã có Đội quân nào mà “sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử” để đánh đuổi bè lũ quân xâm lược phương Bắc. Đã có Đội quân nào mà “Anh đang bò trên đất đai người khác/ Đã tình nguyện thì không hèn nhát/ Tổ quốc xa vời, Tổ quốc lại kề bên” suốt một thập kỷ để làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, cứu một dân tộc khỏi diệt chủng. Đã có Đội quân nào mà “Đất nước không bóng giặc/ Tưởng về gần lại xa/ Vẫn gian nan làm bạn/ Vẫn gió sương làm nhà”, mỗi khi thiên tai, thảm họa là lại nhường nơi ăn chốn ở, vác tăng võng vào rừng; rồi xông pha hứng chịu mọi tai ương để bảo vệ nhân dân. Đã có Đội quân nào giữa thời bình vẫn “Sáng sớm mải đi chợ/ Trưa về bận nhặt rau/ Chiều tập trung đong gạo/ Tối lại lo dân đau” suốt hang cùng ngõ hẻm thành phố, bất chấp rủi do, dịch bệnh, bất chấp cả những chê bai phán xét, chỉ đơn giản vì đó là mệnh lệnh từ trái tim. Tất cả sự hy sinh cao cả, lòng trung thành đó chỉ có hội tụ ở Đội quân Anh hùng - Quân đội nhân dân Việt Nam.

Khi xem phim nước ngoài, họ không những chỉ so sánh Quân đội ta với quân đội nước ngoài mà họ còn dễ dàng rơi nước mắt, mu muội đem ngoại hình của các idol, diễn viên, ca sĩ (được tân trang bởi phấn son, chỉnh hình) trên phim nước ngoài so sánh với Bộ đội Cụ Hộ. Họ mải mê xem các idol, diễn viên, ca sĩ trong phim nước ngoài mà lại thờ ơ, lãng quên hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ - Những người đã hồi sinh đất nước Việt Nam, bảo vệ dân tộc Việt Nam. So sánh mù quáng như vậy là bởi lẽ, họ đã bao giờ nhìn ra ngoài xa biên giới, hải đảo, nhà giàn, tàu trực, thao trường, bãi tập, dưới khoang tàu ngầm, trong buồng tăng lực tiêm kích... hàng vạn người lính vẫn ngày đêm đổ mồ hôi và cả máu để Tổ quốc bình yên. Họ đâu biết rằng, khi xảy ra chiến tranh trên các mặt trận, vẻ đẹp ngoại hình được tân trang bởi phấn son, chỉnh hình không phải là yếu tố để chiến thắng kẻ thù mà đó chính là các kĩ năng chiến đấu đã được tôi luyện trên thao trường theo năm tháng. Họ đâu biết rằng, thực tế chiến đấu không phải là phim ảnh và tính mạng sự an toàn thật sự của nhân dân không phải là phim ảnh. Họ đâu biết rằng, chính những người lính Cụ Hồ luôn cầu nguyện cho hoà bình nhiều hơn bất cứ ai. Phải chăng khi được sống trong bình yên của Tổ quốc hôm nay, họ chỉ biết ngồi yên trong phòng lạnh để mải mê, mu muội xem các idol, diễn viên, ca sĩ trong phim nước ngoài và dễ dàng rơi nước mắt, rồi lên mạng nói những điều xàm xí…

Chúng ta hãy nên nhớ, tất cả những hành động như trên không những chỉ làm xấu chúng ta mà nó còn là cơ hội để các thế lực thù địch, cơ hội bất mãn ra sức bôi nhọ, xuyên tạc về truyền thống anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thiết nghĩ những ngày này, chúng ta hãy cùng cả dân tộc ra sức thi đua thực hiện những việc có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chúng ta không được phép quên và hãy tự hào vì đất nước ta có một Quân đội Anh hùng như thế! Quân đội Nhân dân Việt Nam!

Lên đường nhập ngũ, nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của Thanh niên Việt Nam

Lên đường nhập ngũ, nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của Thanh niên Việt Nam 

Hôm nay (26/2), hàng vạn thanh niên trong cả nước sẽ lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân. Từ sáng sớm, dòng người ngày càng đông tại tất cả các điểm giao nhận quân, không còn một chỗ trống nào xung quanh những khu vực tiễn tân binh lên đường.

Hành trang lên đường của những tân binh trẻ là chiếc ba lô màu xanh, trong đó có những vật dụng đơn giản nhất. Là ánh mắt dõi theo của những người bà, người mẹ, là sự động viên mạnh mẽ lên đường của những người cha, người anh, vẫn những người con thân yêu, hôm nay mặc trên mình bộ quân phục.

Sau nghi thức thắp sáng ngọn lửa truyền thống và đánh trống lệnh giao quân, các tân binh bước qua cánh cổng có tên gọi Cổng vinh quang. Với họ, đó là quyết định đánh dấu một hành trình vinh quang và đẩy thử thách phía trước để rèn luyện và trưởng thành. Có bạn vừa tròn 18 tuổi, có bạn vừa tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng, tình nguyện xin lên đường nhập ngũ.

Trong số đó, có cô gái người dân tộc thiểu số đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ đợt này. H'Havi Mlô SN 2004, ngụ tại buôn Ea Puk, xã Ea Sô, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk thi đỗ đại học cách đây 2 năm, chuyên ngành Sư phạm với dự định sẽ trở thành cô giáo. Tuy nhiên H’Havi quyết định tạm gác lại việc học, viết đơn xung phong đi nghĩa vụ quân sự vì muốn đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quyết định này của H’Havi xuất phát từ mong muốn của bản thân, "dù không phải định hướng của gia đình nhưng cô vẫn nhận được sự ủng hộ của bố mẹ".

Trong lá đơn xin tình nguyện nhập ngũ, H'Havi nhấn mạnh, việc được tham gia nghĩa vụ quân sự "là điều thiêng liêng mà thế hệ trẻ chúng tôi nên làm".

H’Havi đã chuẩn bị những tư trang cần thiết để sẵn sàng lên đường. Chỉ ít ngày nữa, H’Havi sẽ trở thành nữ tân binh. Với cô, con đường binh nghiệp không hề dễ dàng nhưng với quyết tâm mạnh mẽ, H’Havi tin bản thân sẽ trưởng thành và vượt qua mọi thử thách.

Các tân binh sẽ có 2 năm trong môi trường rèn luyện của quân đội và công an. Các đơn vị nhận quân đã tiếp nhận những tân binh ngay trong sáng nay để bắt đầu vào thời gian huấn luyện chiến sĩ mới.

Sau thời gian này, các chiến sĩ sẽ phân về các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công An và các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ. Sau thời gian 2 năm, nhiều tân binh rèn luyện tốt nếu có nguyện vọng sẽ được xét duyệt trở thành những quân nhân hoặc những chiến sỹ Công An nhân dân.

Thời khắc lên đường nhiều cảm xúc, có những cánh tay quyết tâm, gửi gắm niềm tin của gia đình được gửi đi; có cả những giọt nước mắt khi phải tạm chia xa, nhưng trên tất cả là niềm tự hào và tin yêu.

Những tân binh hôm nay sẽ tiếp nối truyền thống cha ông. Tổ quốc gọi thanh niên lên đường, rèn luyện bản thân để góp công sức nhỏ bé bảo vệ đất nước.


Luận điệu xuyên tạc công tác tuyên truyền miệng

Luận điệu xuyên tạc công tác tuyên truyền miệng

Bài viết “Dư luận viên được Đảng giao nhiệm vụ mới” của Trường Sơn đang được phát tán rộng rãi trên nhiều diễn đàn phản động là một điển hình. Trường Sơn đã có những quan niệm sai trái về vị trí vai trò của công tác tuyên truyền miệng của Đảng. Thực chất, đây là những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ hòng gây ra nhận thức lệch lạc trong xã hội, kích động những người kém hiểu biết, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị hùa theo chống phá Đảng và Nhà nước, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác để không mắc mưu đồ của kẻ xấu.

Tuyên truyền miệng là dùng miệng để tuyên truyền trực tiếp với người nghe, không qua một phương tiện trung gian nào nhằm tuyên truyền một cách có hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của một giai cấp, lực lượng xã hội. Tuyên truyền miệng là một loại hình đặc biệt để tiến hành công tác tư tưởng, là một nghệ thuật - nghệ thuật tác động của người nói (nhà tuyên truyền) đối với người nghe (đối tượng tuyên truyền). Khi người nghe tiếp thu bài nói chuyện như cảm thụ một giá trị nghệ thuật nhằm thỏa mãn một nhu cầu về nhận thức, tư tưởng, tình cảm của bản thân. Nghệ thuật tuyên truyền miệng được tiến hành chủ yếu bằng hoạt động của nhà tuyên truyền thông qua các yếu tố: sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng, nội dung, chất lượng thông tin, đề cương và lập luận của bài nói chuyện, nghệ thuật diễn đạt làm chủ lời nói, phong cách biểu cảm, bối cảnh sôi động của vấn đề tuyên truyền, sự học tập, rèn luyện trau dồi nghiệp vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên. Tuyên truyền miệng có thể tiến hành bất cứ ở đâu, lúc nào, thích hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh; đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng; có sức truyền cảm, thuyết phục, cổ vũ mạnh mẽ; có khả năng gắn với đời sống một cách sinh động; kết hợp giữa xây và chống, đấu tranh phê phán tiêu cực, sai trái; giải đáp thắc mắc của người nghe thông qua đối thoại trực tiếp. Hiện nay, cho dù có những phương tiện truyền thông hiện đại, nhưng tuyên truyền miệng vẫn là hình thức, phương pháp tuyên truyền đặc biệt quan trọng.

Khoa học kỹ thuật phát triển đã tác động đến tất cả mọi người vừa có nhu cầu, vừa có cơ hội để mở rộng giao lưu, tiếp nhận thông tin. Hàng ngày, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin từ mọi phương tiện thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, sách, báo, điện thoại, internet,.… Tuy nhiên, trong tuyên truyền miệng, ngôn ngữ nói có ưu thế và mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Với công cụ là lời nói, tuyên truyền miệng có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, với mọi trình độ khác nhau, kể cả đối tượng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thông tin bằng chữ viết.

Bên cạnh đó, người nói còn có thể kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ như: tư thế cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười... Mọi yếu tố trên khi được sử dụng linh hoạt sẽ bổ sung cho nhau và truyền đạt được những sắc thái tinh tế của ý nghĩ và tình cảm tác động đến người nghe. Chỉ có thông qua tuyên truyền miệng mới thực hiện tối đa cơ chế tác động giữa người nói với người nghe đồng thời qua đó có khả năng thu nhận thông tin tốt cả hai chiều: Kênh thông tin xuôi là nhà tuyên truyền nhằm truyền đạt nội dung đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng nhân dân một cách trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng ta. Kênh thông tin ngược (phản hồi) là qua phản ánh của quần chúng nhân dân, báo cáo viên nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của nhân dân để kịp thời điều chỉnh nội dung cũng như phương thức tuyên truyền sát với thực tiễn ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

 Với vai trò quan trọng này, công tác tuyên truyền miệng được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng. Hiện nay, Đảng ta đang xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở khắp các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước với số lượng ngày càng tăng. Trong năm 2023, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trên địa bàn các tỉnh đã tổ chức được trên 17.000 buổi tuyên truyền thời sự, chính sách, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bảo đảm tính toàn diện, tính định hướng. Nội dung tuyên truyền phong phú và đa dạng, bám sát các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Công tác tuyên truyền miệng đã góp phần quan trọng vào việc thông tin kịp thời các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, đồng thời đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và các tầng lớp Nhân dân, qua đó góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt là các khu vực biên giới, hải đảo.

Có thể khẳng định, hoạt động tuyên truyền miệng đã và đang tác động tích cực góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng Nhân dân, tạo sự thống nhất trong Đảng và toàn xã hội, cổ vũ các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nước./.

Nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận CNXH ở Việt Nam góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hiện nay các thế  lực thù địch triệt để lợi dụng để gia tăng các hoạt động xuyên tạc, chống phá. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay cần phải nhận diện phản bác các quan điểm sai trái thù địch sai trái xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, phong phú, có thể khái quát thành một số dạng phổ biến sau:

Thứ nhất, những quan điểm cho rằng, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là không thực tế, bất khả thi.

Thứ hai, các thế lực thù địch cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội là không phù hợp với Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, những quan điểm cho rằng ở Việt Nam hiện nay chỉ cần độc lập dân tộc, không cần chủ nghĩa xã hội. Theo họ, Việt Nam không cần "chủ nghĩa xã hội", chỉ cần độc lập dân tộc, nhân dân được giàu có, tự do, hạnh phúc là được.

Luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội không phải tư biện mà là hệ thống lý luận khoa học. Thế nào là một lý luận khoa học? một lý luận được coi là khoa học khi nó phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

Hai là, việc kiên định, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không phải là giáo điều, máy móc như quan điểm của các thế lực thù địch đưa ra. Ở đây, họ cố tình phủ nhận điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam khi lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã chứng minh, khi đất nước mất độc lập, đã có nhiều sự thử nghiệm các biện pháp, con đường khác nhau để giải phóng dân tộc, nhưng những con đường đó đều thất bại. Chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc.

Ba là, mỗi chế độ chính trị đều gắn với một giai cấp đóng vai trò là trung tâm đại diện cho lợi ích, xu hướng phát triển của dân tộc ở thời kỳ đó. Như vậy, không có độc lập dân tộc tộc chung chung, trừu tượng, mà độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với những giai cấp nhất định. Không có quốc gia nào chỉ bảo vệ độc lập dân tộc mà không gắn với một chế độ chính trị. Vì dân tộc ở mỗi thời điểm nhất định bao giờ cũng gắn một với một giai cấp, khi lợi ích giai cấp cầm quyền thống nhất với lợi ích của cả cộng đồng quốc gia dân tộc thì độc lập dân tộc được giữ vững, đất nước phát triển.

Đó là những quan điểm sai trái, thù địch. Điều đó giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên mọi quân nhân luôn nhận diện và vững tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ ngày càng rõ nét hơn, sự nghiệp đổi mới và phát triển ở Việt Nam sẽ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn./.

Bảo vệ quyền của người lao động để thúc đẩy quá trình hội nhập

Bảo vệ quyền của người lao động để thúc đẩy quá trình hội nhập

          Quyền của người lao động, trong đó có các quyền như thành lập tổ chức tại doanh nghiệp, thương lượng tập thể và không bị cưỡng bức lao động, là một bộ phận của hệ thống quyền con người mà Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện thông qua các chủ trương, chính sách lớn.

          Thời gian gần đây, một số cá nhân và tổ chức phương Tây liên tục có các hoạt động vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Họ cáo buộc Việt Nam hạn chế quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của người lao động tại các doanh nghiệp như: xuyên tạc Bộ luật Lao động Việt Nam có nội dung vi phạm quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Không dựa trên cơ sở nào khẳng định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoàn toàn không phải là một tổ chức độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động, bịa ra rằng Việt Nam cưỡng bách lao động tù nhân, sử dụng lao động trẻ em. Có tổ chức đã chỉ trích Bộ luật Lao động Việt Nam không tuân thủ các nghĩa vụ trong CPTPP liên quan đến quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể…

          Đây hoàn toàn là những điều bịa đặt, những cáo buộc phi lý bởi nó không phản ánh thực tế khách quan, phủ nhận những nỗ lực vì con người của Việt Nam. Vấn đề quyền con người ở Việt Nam luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay.

          Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Đặc biệt, Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021) thể hiện nhiều ưu việt trong việc cụ thể hóa các quy định của công ước quốc tế về lao động. Các nội dung quan trọng nhất của cả 8 công ước cơ bản của ILO đều đã được phản ánh trong các quy định của bộ luật này. Trong đó có Công ước 98 là công ước cốt lõi, bản lề của ILO trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.

          Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn tính tất yếu của việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Định hướng, quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay”.

          Những định hướng trên phản ánh quá trình nhận thức của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở đó, Bộ luật Lao động lần đầu tiên quy định cho phép người lao động được thành lập tổ chức đại diện cho mình tại doanh nghiệp, ngoài Công đoàn Việt Nam, gọi là tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

          Theo chức năng quy định, Công đoàn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong khi đó, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được xác định là tổ chức xã hội/nghề nghiệp, làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động.

          Một bước tiến nữa trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động là việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6-2020. Bà Corrine Vargha, Trưởng ban Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO cho rằng với việc phê chuẩn này, Việt Nam chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức. Còn ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam thì khẳng định: “Đây là minh chứng cho thấy Chính phủ và các đối tác xã hội của Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình để có một khung khổ pháp lý tốt hơn nhằm mở đường cho Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao một cách bền vững”.

          Những nỗ lực chủ động và tích cực của Việt Nam vì người lao động đã củng cố uy tín của đất nước trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và hướng đến một xã hội công bằng, nơi các lợi ích của quá trình hội nhập và phát triển được chia sẻ một cách công bằng cho người lao động, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Vai trò của đối ngoại trong giai đoạn chiến lược mới

              Vai trò của đối ngoại trong giai đoạn chiến lược mới

          Trong các giai đoạn của sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trên cơ sở kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc không ngừng đổi mới tư duy trong hoạch định và triển khai chính sách đã trở thành một quy luật, một bài học quý và là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đánh giá: “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khuôn khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác. Chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể chế đa phương khu vực và toàn cầu; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác. Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ và toàn diện. Hội nhập quốc tế sâu rộng, tranh thủ được sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao”.

Tiếp tục tinh thần đổi mới trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại với mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam thịnh vượng, có vị thế cao trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, công tác đối ngoại góp phần quan trọng vào bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn chiến lược mới, thể hiện ở những mặt sau:

          Thứ nhất, đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong hoạt động đối ngoại. Đồng thời, khẳng định Việt Nam không theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi mà thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

          Thứ hai, đường lối đối ngoại đổi mới góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, đưa đất nước vào thế có lợi nhất trước những chuyển biến mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, khu vực. Khẳng định trong giai đoạn chiến lược tới, đối ngoại cần “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. “Vai trò tiên phong của đối ngoại” không chỉ có ngoại giao mà cả quốc phòng, an ninh và các binh chủng khác, trong sự phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Đảng và Nhà nước.

          Thứ ba, đường lối đổi mới góp phần nâng tâm đối ngoại song phương và đối ngoại đa phương trong giai đoạn phát triển chiến lược. Về song phương, cần tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Đối ngoại đa phương cần “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”, và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”; coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng… tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể.

          Thứ tư, đường lối đối ngoại đổi mới khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Con người là yếu tố quyết định, mang tính đột phá nhằm bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đối ngoại ngày một cao hơn trong tình hình mới.

          Thứ năm, đường lối thể hiện vai trò của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Tính hiện đại của ngoại giao được thể hiện ở việc phát triển và nâng tầm phương thức triển khai công tác đối ngoại, trình độ của đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy, cơ sở hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị… đạt trình độ khu vực và vươn tầm quốc tế, giúp thúc đẩy hiệu quả lợi ích quốc gia - dân tộc và thích ứng linh hoạt với chuyển biến của tình hình mới.

          Thứ sáu, đường lối đối ngoại đổi mới bảo đảm lợi ích, quyền lợi của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh… Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Làm tốt công tác thông tin tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

CHI THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 05/02/2024 CỦA BAN BÍ THƯ LÀ ĐÚNG ĐẮN VÀ KỊP THỜI

CHI THỊ SỐ 30-CT/TW

NGÀY 05/02/2024 CỦA BAN BÍ THƯ LÀ ĐÚNG ĐẮN VÀ KỊP THỜI 

Những ngày gần đây, trên trang blog Đối Thoại, đối tượng Trường Sơn tán phát bài Dư luận viên được Đảng giao nhiệm vụ mới”, nội dung xuyên tạc Ch thị số 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới; phủ nhận công tác truyền truyền của Đảng, Nhà nước ta

Chúng ta cần nâng cao nhận thức về Ch thị số 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới để thấy rõ tính cách mạng, khoa học, đúng đắn và kịp thời.

Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, công tác tuyên truyền miệng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền miệng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được tăng cường về số lượng và chất lượng, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, góp phần đưa nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Tuy nhiên, một số cấp ủy chưa nhận thức, quan tâm đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng. Một số nơi chất lượng hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn chế, thiếu sắc bén, tính thuyết phục, tính chiến đấu chưa cao, chậm đổi mới nội dung, phương thức; việc cung cấp thông tin có lúc, có nơi chưa đầy đủ. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ, chính sách đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chưa được quan tâm đúng mức.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiếp tục phát huy thế mạnh của công tác tuyên truyền miệng đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đối với công tác tuyên truyền miệng

2. Đổi mới nội dung gắn với tăng cường tính định hướng, thuyết phục của công tác tuyên truyền miệng, nhất là những nội dung về nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Đảng, của đất nước, của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kết hợp hài hòa với cung cấp thông tin về tình hình trong nước và quốc tế, thực tiễn của địa phương, đơn vị, gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch; bảo đảm tính toàn diện, cân đối, thiết thực, sát hợp và hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng.

3. Đa dạng hóa phương thức, nâng cao hiệu quả các loại hình tuyên truyền miệng, hướng mạnh về cơ sở; kết hợp tuyên truyền trực tiếp với trực tuyến; tăng cường hình thức trực tiếp đối với lĩnh vực, địa bàn, vấn đề phức tạp, nhạy cảm.

4. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở Trung ương, tỉnh, huyện; đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở. Cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thuộc phạm vi phụ trách, chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 (SỬA ĐỔI)

         TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 (SỬA ĐỔI) 

Ngày 16/02/2024, trên trang blog Việt Nam Thời Báo tán phát bài “Bao giờ thì các tổ chức độc lập đại diện người lao động được thành lập?”; ngày 19/02/2024, trên trang blog Tiếng Dân tán phát bài “Tổ chức công đoàn nào đối với người lao động tự do?”, nội dung xuyên tạc việc thực hiện quy định trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và việc đẩy mạnh thực thi các cam kết lao động trong các Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); yêu cầu Việt Nam sớm ban hành Nghị định về ‘tổ chức đại diện người lao động” nhằm thực hiện âm mưu xây dựng “công đoàn độc lập” ở Việt Nam

Chúng ta cần nâng cao nhận thức về quy định trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, đặc biệt là một số điểm mới, qua đó phê phán các nhận thức sai trái.

Bộ luật Lao động 2019 có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

1. Về khái niệm

Bộ luật Lao động 2019 bổ sung, làm rõ các khái niệm: “người làm việc không có quan hệ lao động”, “phân biệt đối xử trong lao động” và “quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Từ đó quyền và nghĩa vụ của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) được bổ sung thêm, đảm bảo đầy đủ hơn và phù hợp với thực tiễn.

2. Đối tượng áp dụng

Nếu như Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ lao động NLĐ và NSDLĐ thì Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thêm một đối tượng áp dụng, đó là “người làm việc không có quan hệ lao động”. Như vậy, cho dù không có mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ nhưng nếu thỏa mãn một số tiêu chí thì vẫn được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019.

3. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

Bộ luật Lao động 2012 quy định rằng tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

Trong khi đó, ngoài Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp sẽ không còn là tổ chức đại diện tập thể lao động nữa.

4. Học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ

Bộ luật Lao động 2012 không có quy định về thời hạn học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Điều này gây bất lợi cho NLĐ khi NSDLĐ cố tình kéo dài thời hạn này. Ngoài ra, vì HĐLĐ chưa được ký kết nên NLĐ chưa được tham gia các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Để bảo vệ NLĐ trong trường hợp nêu trên, Khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “thời hạn tập nghề sẽ không được quá 3 tháng”.

5. Loại HĐLĐ

Kể từ ngày có hiệu lực của Bộ luật Lao động 2019 sẽ không còn loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định 2 loại HĐLĐ, gồm: HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn không quá 36 tháng.

            Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rằng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết (Điểm a khoản 2 Điều 20). Trong khi đó, theo Bộ luật Lao động 2012 không rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện như thế nào trong khoảng thời gian từ khi HĐLĐ cũ hết hạn cho đến khi giao kết HĐLĐ mới.

Xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam

              Xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam

Theo như Báo cáo của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng như trên một số trang mạng luôn có những nhận định sai trái, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam: Ở Việt Nam chưa có tự do tôn giáo thật sự, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam chưa đạt được quy định của Công ước quốc tế; luật pháp Việt Nam có nhiều điều luật quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia với các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến thành công cụ của Nhà nước; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số; chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước Việt Nam cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer; các nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo luôn bị nhà nước gây khó khăn trong hoạt động, bị hạn chế đi lại; ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”, .v.v..

Những nhận định trên hoàn toàn mang tính bịa đặt, bóp méo sự thật và xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện quốc tế liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và đã không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nội dung hiến định này của Việt Nam hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo cho mọi người dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số phẩn tử phản động trong tôn giáo đang cố tình phớt lờ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, phớt lờ những thành tựu về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam là nằm trong mưu đồ của các thế lực chính trị phản động, muốn lợi dụng các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo như những công cụ mềm để đưa Việt Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng, phục vụ cho lợi ích của các nước lớn, gây sức ép, “mặc cả” Việt Nam đánh đổi các vấn đề về chính trị và lợi ích kinh tế trong quan hệ quốc tế và từng bước cải cách Việt Nam theo hướng tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây, từ đó chuyển hóa chế độ chính trị của Việt Nam hoặc có thể tạo cớ công khai can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do đó, các tầng lớp nhân dân cần tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tạo sự ổn định để phát triển đất nước theo mục tiêu mà dân tộc ta đã lựa chọn./.

Nghiêm chỉnh thực hiện luật nghĩa vụ quân sự là vinh dự, trách nhiệm của thanh niên Việt Nam

Nghiêm chỉnh thực hiện luật nghĩa vụ quân sự là vinh dự, trách nhiệm của thanh niên Việt Nam

Quân đội là trường học lớn của thanh niên, là niềm mơ ước và mục tiêu vươn tới của không ít thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được học tập, rèn luyện trong quân đội là niềm vinh dự, tự hào, là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam.

Mỗi thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự là vinh dự, tự hào, bởi thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là sự cống hiến một phần bé nhỏ của mình cho sự nghiệp của Đảng và toàn dân tộc. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Còn gì hơn khi được tôi luyện ở môi trường quân đội, một trường học lớn để hoàn thiện nhân cách, góp phần năng lực và phẩm chất của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, mỗi thanh niên coi đây là vinh dự của bản thân trước gia đình, quê hương và xã hội. Do đó phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để thực sự là những hình ảnh cao đẹp của một người lính. Quân đội cũng là môi trường để người lính được hoàn thiện những phẩm chất và năng lực cần thiết, để khi rời khỏi quân ngũ thì phẩm chất và năng lực đó lại được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, gia đình, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các đơn vị phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên để họ sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự một cách tự giác, cống hiến phần bé nhỏ của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thanh niên lên đường nhập ngũ là nghĩa vụ công dân, khi nhập ngũ họ được học tập những kiến thức cơ bản về Đảng, Bác Hồ, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… họ phải nhận thức rõ đối tượng, đối tác, phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù từ đó nâng cao ý thức cảnh giác và đề kháng với những luận điệu xấu độc của kẻ thù cũng như tuyên truyền giáo dục đến mọi người cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng là cơ hội để các bạn trẻ khẳng định chính mình và trưởng thành hơn trong môi trường quân ngũ. “Quân đội là trường học lớn”, là môi trường thuận lợi để thanh niên được học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được tiếp thu những kiến thức chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hữu ích cho bản thân. Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng lập trường chính trị vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc. Do vậy, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm với Tổ quốc, với quê hương. Đất nước ta đã hoà bình, mọi người dân luôn hướng đến sự ấm no bình đẳng, các dân tộc đoàn kết cùng chung sống, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang gặt hái được những thành tựu to lớn. Do vậy, cùng với vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải luôn đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc và các thể lực thù địch luôn tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tìm mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề quốc phòng. Vì vậy, sẵn sàng tham gia Quân đội để góp phần bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân, chính là cách để tuổi trẻ thể hiện tinh thần yêu nước, thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước./.

Cảnh giác âm mưu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc Chỉ thị số 30-CT/TW

Cảnh giác âm mưu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới; phủ nhận công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước ta.

 

Công tác tuyên truyền miệng là một phương thức tiến hành công tác tư tưởng của Đảng, là loại hình đặc biệt, kênh thông tin hiệu quả, “một mắt khâu quan trọng, trực tiếp nối liền Đảng, Nhà nước với Nhân dân”. Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm đến công tác tuyên truyền miệng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú, công tác tuyên truyền miệng đã chủ động, nhạy bén, sáng tạo, bám sát diễn biến tình hình chiến sự và tư tưởng của quân dân cả nước; kịp thời phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ cách mạng; vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, động viên, cổ vũ bộ đội thông suốt về tư tưởng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, góp phần cùng toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược...

Tuy nhiên, thời gian qua trên mạng internet các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã những có ý kiến xuyên tạc công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới; phủ nhận công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước ta. Cụ thể, ngày 17/02/2024, trên trang blog Đối Thoại, đối tượng Trường Sơn tán phát bài “Dư luận viên được Đảng giao nhiệm vụ mới”, nội dung xuyên tạc Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới; phủ nhận công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước ta. Thực chất đây là những thông tin xấu độc, cần đấu tranh loại bỏ.

Nhìn chung những thông tin xấu độc đều có một mục đích là bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ, về công tác nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp. Đó chính là những thủ đoạn xảo quyệt và ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt chống phá của các thế lực thù địch.

Đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tác tuyên truyền miệng. Cùng với đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta, thực tiễn đó đòi hỏi công tác tuyên truyền miệng phải tiếp tục phát huy ưu thế, thực sự nhanh nhạy, sắc bén, hiệu quả trong cung cấp thông tin và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận.