Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 (SỬA ĐỔI)

         TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 (SỬA ĐỔI) 

Ngày 16/02/2024, trên trang blog Việt Nam Thời Báo tán phát bài “Bao giờ thì các tổ chức độc lập đại diện người lao động được thành lập?”; ngày 19/02/2024, trên trang blog Tiếng Dân tán phát bài “Tổ chức công đoàn nào đối với người lao động tự do?”, nội dung xuyên tạc việc thực hiện quy định trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và việc đẩy mạnh thực thi các cam kết lao động trong các Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); yêu cầu Việt Nam sớm ban hành Nghị định về ‘tổ chức đại diện người lao động” nhằm thực hiện âm mưu xây dựng “công đoàn độc lập” ở Việt Nam

Chúng ta cần nâng cao nhận thức về quy định trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, đặc biệt là một số điểm mới, qua đó phê phán các nhận thức sai trái.

Bộ luật Lao động 2019 có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

1. Về khái niệm

Bộ luật Lao động 2019 bổ sung, làm rõ các khái niệm: “người làm việc không có quan hệ lao động”, “phân biệt đối xử trong lao động” và “quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Từ đó quyền và nghĩa vụ của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) được bổ sung thêm, đảm bảo đầy đủ hơn và phù hợp với thực tiễn.

2. Đối tượng áp dụng

Nếu như Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ lao động NLĐ và NSDLĐ thì Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thêm một đối tượng áp dụng, đó là “người làm việc không có quan hệ lao động”. Như vậy, cho dù không có mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ nhưng nếu thỏa mãn một số tiêu chí thì vẫn được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019.

3. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

Bộ luật Lao động 2012 quy định rằng tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

Trong khi đó, ngoài Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp sẽ không còn là tổ chức đại diện tập thể lao động nữa.

4. Học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ

Bộ luật Lao động 2012 không có quy định về thời hạn học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Điều này gây bất lợi cho NLĐ khi NSDLĐ cố tình kéo dài thời hạn này. Ngoài ra, vì HĐLĐ chưa được ký kết nên NLĐ chưa được tham gia các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Để bảo vệ NLĐ trong trường hợp nêu trên, Khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “thời hạn tập nghề sẽ không được quá 3 tháng”.

5. Loại HĐLĐ

Kể từ ngày có hiệu lực của Bộ luật Lao động 2019 sẽ không còn loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định 2 loại HĐLĐ, gồm: HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn không quá 36 tháng.

            Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rằng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết (Điểm a khoản 2 Điều 20). Trong khi đó, theo Bộ luật Lao động 2012 không rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện như thế nào trong khoảng thời gian từ khi HĐLĐ cũ hết hạn cho đến khi giao kết HĐLĐ mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét