“Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng”
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát
triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2023, có khoảng hơn 77 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm khoảng 79,1% dân số. Người dân Việt Nam tham gia mạng xã hội ngày
càng đông đảo, hiện có khoảng 70 triệu người (71% dân số). Các mạng xã hội được người dân Việt Nam sử
dụng là Facebook, Google Plus, Zalo, YouTube, Messenger, Twitter, Instagram
v..v. Tuy nhiên, không gian mạng cũng có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn mà mỗi
người dân chúng ta cần phải khắc phục và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất để
bảo vệ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ðồng thời, tuyên
truyền, lan toả rộng rãi sự đúng đắn của nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, lực
lượng chống cộng cực đoan ở nước ngoài, các phần tử cơ hội chính trị triệt để
lợi dụng internet và các trang mạng xã hội để tán phát các tin, bài, videoclip
có nội dung xấu độc, xuyên tạc, cắt ghép hình ảnh, pha trộn thật giả, vu khống,
lôi kéo và cổ súy tư tưởng, cá nhân bất mãn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ
XHCN và lực lượng vũ trang với sự gia tăng cả về cấp độ, tần suất và lưu lượng
tin, bài. Mục tiêu của chúng ngày càng tinh vi,
thâm hiểm nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản
lý của Nhà nước, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thông qua Internet, mạng xã
hội, các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách gây
mất ổn định chính trị - xã hội, gieo rắc sự hoài nghi, mất niềm tin, thái độ
bất mãn, từ đó tạo dựng lực lượng chống đối ở trong nước, tạo cớ can thiệp từ
nước ngoài chống phá nước ta.
Ðại
hội XIII của Ðảng đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển
thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch: “Tăng cường quản lý và phát triển các loại
hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các
sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định
chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.
Thời
gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công vào những vấn đề
tư tưởng, lý luận, đồng thời sử dụng không gian mạng là một mặt trận chính để
chống phá ta. Do đó công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc,
sai trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần
giữ vững trận địa tư tưởng của Ðảng. Theo đó, cần thực
hiện tốt các nội dung, biện pháp sau:
Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức tư tưởng, bản lĩnh và trách nhiệm chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong tham gia, sử dụng, khai thác internet và mạng xã hội
Hai là, đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên quán
triệt, thực hiện nghiêm các quy định trong khai thác, sử dụng internet và mạng
xã hội
Ba là, đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên nâng cao cảnh giác, tích cực, chủ động đấu tranh có hiệu
quả với các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.
Bốn là, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của
cơ quan và lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch
Năm là, thường xuyên thực hiện tốt công tác sơ,
tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, đảng viên có thành
tích tốt trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trên không gian mạng
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trên không gian mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là trách nhiệm, vinh dự của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Từ kết quả đã đạt được và yêu cầu, nhiệm vụ
mới đặt ra hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên,
nhằm phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh
này.
Cần tích cực đấu tranh
Trả lờiXóa