Vai trò của đối ngoại trong giai đoạn chiến lược mới
Trong các giai đoạn của sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh đạo
của Ðảng, trên cơ sở kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc không ngừng đổi mới tư duy trong hoạch định
và triển khai chính sách đã trở thành một quy luật, một bài học quý và là nhân
tố quan trọng dẫn đến thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ XIII đã đánh giá: “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế
tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khuôn khổ quan hệ ổn định và bền
vững với các đối tác. Chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực
trong các thể chế đa phương khu vực và toàn cầu; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan
hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn
diện và các đối tác khác. Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân
dân được triển khai đồng bộ và toàn diện. Hội nhập quốc tế sâu rộng, tranh thủ
được sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Vị thế, uy tín, vai trò của
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao”.
Tiếp tục tinh thần đổi mới trong hoạch định và triển khai chính
sách đối ngoại với mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam thịnh vượng, có vị thế
cao trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng
với thế giới, công tác đối ngoại góp phần quan trọng vào bảo vệ Tổ quốc từ sớm,
từ xa và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
giai đoạn chiến lược mới, thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên Hợp
Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Lợi ích quốc gia - dân
tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong hoạt động
đối ngoại. Đồng thời, khẳng định Việt Nam không theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ,
hẹp hòi mà thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Thứ hai, đường lối đối ngoại đổi mới góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, đưa đất nước vào thế có lợi nhất
trước những chuyển biến mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, khu vực. Khẳng
định trong giai đoạn chiến lược tới, đối ngoại cần “Tiếp tục phát huy vai
trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà
bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng
cao vị thế và uy tín của đất nước”. “Vai trò tiên phong của đối ngoại” không
chỉ có ngoại giao mà cả quốc phòng, an ninh và các binh chủng khác, trong sự
phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, đường lối đổi mới góp phần nâng tâm
đối ngoại song phương và đối ngoại đa phương trong giai đoạn phát triển chiến
lược. Về song phương, cần tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song phương đi
vào chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”.
Đối ngoại đa phương cần “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò
của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính
trị - kinh tế quốc tế”, và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm
chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”;
coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với các nước láng
giềng… tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị
- kinh tế quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến
lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể.
Thứ tư, đường lối đối ngoại đổi mới khẳng
định vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Con người là yếu tố quyết
định, mang tính đột phá nhằm bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đối
ngoại ngày một cao hơn trong tình hình mới.
Thứ
năm, đường lối thể hiện vai trò của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại
với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Tính
hiện đại của ngoại giao được thể hiện ở việc phát triển và nâng tầm phương thức
triển khai công tác đối ngoại, trình độ của đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy, cơ
sở hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị… đạt trình độ khu vực và vươn tầm quốc
tế, giúp thúc đẩy hiệu quả lợi ích quốc gia - dân tộc và thích ứng linh hoạt
với chuyển biến của tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét