Nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận
CNXH ở Việt Nam góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Nghị
quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản,
hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hiện nay các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để gia tăng
các hoạt động xuyên tạc, chống phá. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện
nay cần phải nhận diện phản bác các quan điểm sai trái thù địch sai trái xuyên
tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Các quan điểm sai
trái, thù địch phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, phong
phú, có thể khái quát thành một số dạng phổ biến sau:
Thứ nhất, những quan điểm cho rằng, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là không
thực tế, bất khả thi.
Thứ hai, các
thế lực thù địch cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội là không
phù hợp với Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, những
quan điểm cho rằng ở Việt Nam hiện nay chỉ cần độc lập dân tộc, không cần chủ
nghĩa xã hội. Theo họ, Việt Nam không cần "chủ
nghĩa xã hội", chỉ cần độc lập dân tộc, nhân dân được giàu có, tự do, hạnh
phúc là được.
Luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Một là, chủ
nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội không phải tư biện mà là
hệ thống lý luận khoa học. Thế nào là một lý luận khoa học? một lý luận được
coi là khoa học khi nó phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Hai là, việc
kiên định, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không
phải là giáo điều, máy móc như quan điểm của các thế lực thù địch đưa ra. Ở
đây, họ cố tình phủ nhận điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam khi lựa
chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã chứng minh, khi đất nước mất
độc lập, đã có nhiều sự thử nghiệm các biện pháp, con đường khác nhau để giải
phóng dân tộc, nhưng những con đường đó đều thất bại. Chỉ khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhân dân Việt Nam đã giành
được độc lập dân tộc.
Ba là, mỗi
chế độ chính trị đều gắn với một giai cấp đóng vai trò là trung tâm đại diện
cho lợi ích, xu hướng phát triển của dân tộc ở thời kỳ đó. Như vậy, không có độc
lập dân tộc tộc chung chung, trừu tượng, mà độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với
những giai cấp nhất định. Không có quốc gia nào chỉ bảo vệ độc lập dân tộc mà
không gắn với một chế độ chính trị. Vì dân tộc ở mỗi thời điểm nhất định bao giờ
cũng gắn một với một giai cấp, khi lợi ích giai cấp cầm quyền thống nhất với lợi
ích của cả cộng đồng quốc gia dân tộc thì độc lập dân tộc được giữ vững, đất nước
phát triển.
Đó là những quan điểm sai trái, thù địch. Điều đó giúp cho mỗi cán
bộ, đảng viên mọi quân nhân luôn nhận diện và vững tin vào chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ ngày càng rõ nét hơn, sự
nghiệp đổi mới và phát triển ở Việt Nam sẽ ngày càng đạt được những thành tựu
to lớn hơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét