Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán
của Đảng, Nhà nước Việt Nam .
Thời gian qua, các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo
đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao.
Vậy mà đây đó vẫn có những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo,
phản ảnh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam . Nhưng dù bằng chiêu trò gì
chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể phủ nhận được những
thành tựu của Việt Nam
trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là quyền
con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Ngay từ
khi ra đời, Nhà nước Việt Nam
đã đặt nhiệm vụ bảo đảm quyền con người vào vị trí trung tâm. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập
và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy". Sau đó, các nội dung liên quan đến quyền con người được
thể chế hóa thành những quyền hiến định trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp
1946). Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959,
rồi Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và năm 2013, quyền con người ở Việt Nam đã
thực sự trở thành quyền hiến định.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử xuyên suốt tiến trình
đấu tranh cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng
và Nhà nước ta luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là tôn trọng và bảo đảm các
quyền con người. Đảng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN với bản chất là "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".
Trong hệ thống các quan điểm cơ bản, chính sách nhất quán và khuôn khổ pháp
luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều hướng đến mục tiêu cao nhất
là vì con người, cho con người.
Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà
nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế,
coi đây là yếu tố then chốt trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đảng
và Nhà nước Việt Nam
rất quan tâm đến đổi mới công tác xây dựng pháp luật và đẩy mạnh cải cách
tư pháp. Công việc này được đặt trong mối quan hệ với chủ trương đẩy mạnh
cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, hướng
tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Những năm gần đây, Nhà
nước Việt Nam đã ban hành mới và bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp
luật liên quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó bảo vệ quyền của
nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương được đặc biệt quan tâm. Hiến pháp và pháp
luật Việt Nam
bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính
trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đều phù
hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định
trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt
Nam tham gia.
Hệ thống luật pháp không ngừng hoàn thiện là tiền đề và điều kiện
để Việt Nam từng bước thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
về quyền con người, tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người. Những thành tựu về bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của
người dân Việt Nam được thể hiện rất rõ trong việc thực hiện các quyền về dân
sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Đặc biệt ở Việt Nam, các quyền
bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn
được bảo đảm. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, thực hiện phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nhân dân là người quyết định
mọi công việc của Nhà nước. Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý xã
hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do mình tin tưởng bầu ra.
Nhà nước Việt Nam không ngừng phấn đấu để bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi công
dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, coi đây là một
trong những nhóm quyền quan trọng nhất của công dân.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người dân theo Hiến pháp và
pháp luật. Những năm gần đây, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng
ngày càng cởi mở, sôi động. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại
hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam
là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt
Nam. Báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội,
nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của
nhân dân. Báo chí còn là lực lượng quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát
việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Báo chí đã đóng vai trò
quan trọng trong phát hiện, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật,
góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn
xã hội, xây dựng bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh.
Các quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm và
quy định cụ thể trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và nhiều văn
bản pháp luật. Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Việt Nam còn có Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, 5 đoàn thể bao gồm: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam và hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp với hàng chục triệu hội viên. Cùng với các tổ chức công đoàn cấp
quốc gia, ở Việt Nam còn có hơn 6.000 tổ chức công đoàn cơ sở. Ngoài ra ở Việt
Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ... hoạt động trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Các tổ chức và hiệp hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự
quản, độc lập và tuân thủ pháp luật... Sự tăng nhanh của các tổ chức, hiệp hội,
câu lạc bộ, chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của người dân được tôn
trọng và bảo đảm.
Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu
tinh thần chính đáng của con người. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt
Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp
luật của Việt Nam; được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam
luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành
tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Số
chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không
ngừng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tâm linh của
nhân dân. Các chức sắc tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã
hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác.
Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở
đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã
hội... Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và
biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn
giáo, tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông
qua vào tháng 11-2016 (có hiệu lực vào tháng 1-2018). Nhà nước Việt Nam
đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc,
coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất
nước. Chính sách này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Công dân Việt Nam không phân biệt dân
tộc đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ
công dân như nhau...
Trong khi kinh tế thế giới có lúc lâm vào khủng hoảng và suy thoái,
nhưng bằng những giải pháp hữu hiệu, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được ổn định
và tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá. Thu nhập bình quân đầu người ở
Việt Nam tăng từ 1.024 USD (năm 2008) lên 2.200 USD (năm 2016). Tăng trưởng
kinh tế đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Việt Nam giải quyết những vấn đề
bức thiết về xã hội, thực hiện tốt hơn các mục tiêu công bằng xã hội, bảo đảm
tốt hơn những giá trị quyền con người, quyền công dân. Công cuộc xóa đói,
giảm nghèo được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và đạt nhiều kết quả
được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam nằm trong số các quốc gia được
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc vinh danh là nước có nhiều
thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn thành
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ như: Xóa đói, giảm nghèo cùng cực; đạt phổ
cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều tiến bộ trong các
chỉ tiêu về y tế như giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ em; đạt mục
tiêu về kiểm soát sốt rét và bệnh lao cũng như đẩy lùi tỷ lệ lây lan
HIV/AIDS… Tổng thư ký Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2007-2016) Ban Ki-moon đánh
giá: Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ....
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con
người và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được nêu trong các công ước mà mình đã tham
gia, tuân thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người. Tại các tổ
chức và diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn được đánh giá cao về cách tiếp cận, ủng
hộ đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Cộng đồng quốc
tế đánh giá cao những thành tựu quan trọng trong bảo đảm các quyền cơ
bản của con người mà Việt Nam đạt được và đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ
cao nhất trong cuộc bầu chọn thành viên tham gia Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
2014-2016.
Những thành tựu cơ bản trong bảo đảm và phát triển quyền con
người ở Việt Nam nêu trên là kết quả từ chính sách nhất quán luôn đặt con người
vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực và
nghĩa vụ quốc tế. Những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo phản ánh không
đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần
tử cơ hội là nhằm dụng ý xấu hòng phá hoại sự ổn định và kìm hãm sự phát triển
của đất nước Việt Nam. Khi thấy vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới ngày
càng được nâng cao, họ tỏ ra tức tối và tìm cách xuyên tạc, nói xấu nhằm
làm giảm uy tín, vai trò của Việt Nam. Thế nhưng "vải thưa không che nổi
mắt thánh", những ghi nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế và thực tiễn
sinh động trên đất nước Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc,
bóp méo sự thật của các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu
thiện chí đối với Việt Nam.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa