Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán của Đảng ta.

                           
         
          Gần đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục bắt giữ, xử lý một số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có giáo dân là Trần Thị Xuân, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, giáo dân thuộc Giáo xứ Cửa Sót - Hà Tĩnh. Trước sự việc trên, với chiêu trò quen thuộc, âm mưu đen tối, các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong lại lợi dụng sự việc này để thông qua một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Họ vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, vi phạm tự do tôn giáo.
          Không phải ngẫu nhiên mà trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt lại viết: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Trước khi là một giáo dân, phải là một công dân, do đó phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Và những ai có hành vi vi phạm pháp luật và các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý đối tượng này là bắt giữ, xử lý đối với một công dân vi phạm phát luật chứ không phải là đàn áp tôn giáo.

          Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán của Đảng ta. Mọi công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào. Với quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật. Các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đều tương thích với Công ước quốc tế. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. 3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác...”. Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm bất kỳ ai, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, núp bóng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, của các công dân. Ở Việt Nam không có chuyện phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi trường hợp liên quan đến tôn giáo vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh để giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Ở Việt Nam không có chuyện giáo dân bị đàn áp, mà chỉ có công dân vi phạm pháp luật bị xử lý. Các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý những công dân vi phạm pháp luật là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu tổ chức, cá nhân nào đó cố tình lợi dụng vụ việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý những công dân là giáo dân vi phạm pháp luật để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm dụng ý xấu hòng kích động gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân... Luật pháp Việt Nam không cho phép tồn tại những hành vi thấp hèn như vậy.

1 nhận xét: