Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

HÃY NHÌN NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CHO ĐÚNG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Nhân bài viết của ông Nguyễn Đình Cống “ Làm sao để thoát nghèo” đăng trên trang “cơ quan ngôn luận thông tấn xã vỉa hè”, xin nói để ông biết:
Sau ba mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng  như, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đời sống của nhân dân được nâng cao, tự do hạnh phúc được bảo đảm.
Cụ thể, nếu thu nhập bình quân đầu người năm 1980 là 80 USD thì đến năm 2015 đạt 2.109 USD, con số này cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân của nước Cộng hòa dân chủ Congo là 411,9 USD. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao đạt bình quân 17,6%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm (2011 – 2015) đạt trên 5,9%, năng suất lao động tăng 4,2% cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010. GDP năm 2015 đạt 193, 4 tỷ USD, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần hoàn thiện. Lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng, đạt 51,6 % năm 2015 và tạo được 7,8 triệu việc làm giai đoạn 2010 – 2015. Tỷ lệ xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được thế giới đánh giá cao và là tấm gương cho các nước noi theo, cụ thể hộ nghèo giảm bình quân 2% từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015 và tuổi thọ bình quân đạt 73,3 tuổi. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Văn hóa xã hội từng bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân được nâng lên, tính đến năm 2015 có 1.566 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 17,6 % tổng số xã. Dân chủ XHCN được phát huy, đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Đất nước hòa bình ổn định và toàn vẹn lãnh thổ, mọi thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng lên cao.
Nguyên nhân của những thành tựu nói trên, trước hết phải kể đến tính tích cực, sáng tạo của toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân luôn được coi trọng, lợi ích của nhân dân luôn được đảm bảo, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyền làm chủ của nhân dân luôn được phát huy. Sau đó là quá trình đổi mới luôn xác định lộ trình hình thức bước đi thích hợp, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Điều đó cho thấy, trong quá trình đổi mới, mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân, giữa cá nhân với dân tộc luôn có sự thống nhất với nhau. Trong mối quan hệ đó Đảng luôn là đại biểu lợi ích của quần chúng nhân dân, thường xuyên chăm lo đến lợi ích của nhân dân.

                Những thành tựu trên, mọi người dân sống ở bất cức nước nào trên thế giới đều biết đến, vậy thử hỏi tác giả Nguyễn Đình Cống hiện Ngài đang sống ở thế giới nào mà còn viết ở Việt Nam, thật là những luận điểm chỉ có thề là trên vỉa hè, bịa đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét