Võ An Đôn, Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh
|
Vừa qua, tại Mỹ tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt
Nam” đã trao “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016” cho Võ An Đôn, Cấn Thị
Thêu, Trần Ngọc Anh và “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Việc trao “giải thưởng
nhân quyền” năm nay của “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” tiếp tục làm dấy lên
nghi ngại về bản chất, ý đồ thực sự của giải thưởng này khi tổ chức trao giải
và những cá nhân, tổ chức nhận giải đều có quá nhiều vấn đề tai tiếng? Vậy thực
hư câu chuyện như thế nào?
Vài nét về “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam ”
“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” - VHRN thực chất là
một tổ chức phản động trong số người Việt Nam ở nước ngoài, được thành lập
tháng 11/1997 tại bang California, Mỹ do Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên,
Ngô Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lâm Thu Vân, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Quốc
Khải, Đoàn Việt Trung... cầm đầu. Mục tiêu của VHRN được đề ra sau khi thành
lập là nhằm “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế
giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam ...”. Sau
khi công bố thành lập, để khuếch trương thanh thế, số cầm đầu đã lập riêng một
trang web trên mạng Internet và liên kết với “đài phát thanh” của các nhóm phản
động người Việt khác trên đất Mỹ tiến hành mở “chiến dịch” tán phát tài liệu
phản động vu cáo, xuyên tạc nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam về “dân chủ, nhân
quyền”.
Đến nay, số đối tượng cầm đầu VHRN đã móc nối gây dựng
quan hệ với hàng chục nhóm, tổ chức phản động lưu vong người Việt ở hải ngoại,
như: “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”, “Diễn đàn dân chủ”, “nhóm Thông
luận” (của Nguyễn Gia Kiểng, tại Pháp), “Đàn chim Việt”, “Mạng lưới tuổi trẻ
Việt Nam lên đường”, “Liên minh Việt Nam tự do” (tổ chức ngoại vi của tổ chức
khủng bố “Việt Tân”), “Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ”...
nhằm phối hợp chống phá Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, VHRN còn móc nối quan
hệ với một số tổ chức nhân quyền quốc tế - gần đây đã có những hoạt động vu
cáo, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam về “dân chủ, nhân quyền” - như: tổ
chức “Ân xá quốc tế” (AI), “Quan sát nhân quyền” (HRW), “Nhà báo không biên
giới” (RSF), “Ủy ban bảo vệ ký giả” (CPJ)...
Như vậy, thực chất “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam là
một tổ chức phản động được lập ra với mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam dưới
vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”.
Vài nét về các cá nhân, tổ chức được nhận “Giải thưởng
Nhân quyền Việt Nam 2016”
Theo thông báo của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”,
những cá nhân, tổ chức được nhận giải thưởng năm nay là luật sư Võ An Đôn, hai
nhà hoạt động là Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh và “Mạng lưới blogger Việt Nam”.
Có lẽ không cần phải nói nhiều đến những cái tên này, dư luận trong nước đã
hiểu quá rõ về họ.
Võ An Đôn, một người từng công tác tại Phòng Nội chính
Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, sau đó ra mở văn phòng luật sư riêng tại thị trấn
Phú Thứ, huyện Tây Hòa. Khoảng 1 - 2 năm gần đây, nhờ cách tranh
luận “hùng hồn” trên các diễn đàn, Võ An Đôn đã dần thu hút được sự
chú ý của giới “zân chủ” trong nước. Với tuyên bố đưa các sự việc ra ánh sáng
công lý, bảo vệ miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn để người dân
khỏi bị “chết oan và tù oan”, luật sư Đôn dần được nhắc đến với cái
tên "luật sư của người nghèo".
Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Khi tên
tuổi của mình được tung hô khoa trương quá mức, dường như người ta quên mất
mình là ai. Võ An Đôn càng ngày càng coi thường pháp luật và bắt đầu tích cực
hơn trong những hoạt động “zân chủ”. Sự “nổi tiếng” của luật sư Võ An Đôn thực
sự bắt đầu khi anh mở miệng tuyên bố rằng "Trong luật Việt Nam , không có
từ nào là công lý hết". Kể từ đó, được sự câu móc của đám “zân chủ” cuội,
Võ An Đôn hăng say tham gia hoạt động “zân chủ” và chiến tích đầu tiên là tham
gia “Phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14” do Nguyễn Quang A tổ chức.
Kết quả cũng như số phận của các “zân chủ” khác, Võ An Đôn bị loại ngay từ vòng
gửi xe khi không thể vượt qua được cuộc lấy phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư
trú. Chẳng biết có phải vì quá uất ức trước việc cử tri nơi cư trú không ủng hộ
hay không mà ngay sau đó Võ An Đôn ngay lập tức lao vào kêu gọi tẩy chay bầu cử
Quốc hội khóa 14. Với một con người như vậy, nhận giải nhân quyền có xứng?
Còn Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh thì sao? Hiện tại,
Cấn Thị Thêu đang chấp hành bản án 20 tháng tù giam về tội “Gây rối trật
tự công cộng”. Với người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông có lẽ không ai là
không biết đến người đàn bà “mặt dày lưỡi cong” Cấn Thị Thêu. Từ năm 2008 đến
nay, Cấn Thị Thêu luôn cầm đầu một số công dân phường Dương Nội (luôn có từ 50
đến 200 người), nhiều lần kéo đến trụ sở các cơ quan Trung ương và thành phố Hà
Nội đưa đơn khiếu kiện, gây rối trật tự công cộng. Mặc dù nội dung khiếu kiện
của Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội đã hết thẩm quyền được
giải quyết, được Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố trả lời kết luận
về việc chấm dứt giải quyết kiến nghị, khiếu nại của Cấn Thị Thêu và một số
công dân phường Dương Nội, nhưng Cấn Thị Thêu vẫn kích động một số người dân
thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Trước đó, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu cũng đã bị bắt
tạm giam và xử tù 15 tháng tù về tội danh chống người thi hành công vụ. Còn
Trần Ngọc Anh thì cũng chẳng khá hơn Cấn Thị Thêu, đây cũng là người chuyên
hành nghề “chăn dắt dân oan”, kích động người dân khiếu kiện lì, vượt cấp, kéo
dài, gây rối an ninh, trật tự và là cánh tay hỗ trợ đắc lực của Cấn Thị Thêu. Cũng
chẳng thua kém gì người “đồng nghiệp” Cấn Thị Thêu, bà Trần Ngọc Anh cũng đã
từng phải chấp hành bản án 15 tháng vì tội “gây rối trật tự”.
“Mạng lưới blogger Việt Nam” là tập hợp của một nhóm
người gồm những “zân chủ viên” như Phạm Thanh Nghiên, Phạm Đoan Trang, Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hoàng Vi… lập ra. Đây thực chất là một hội nhóm bất hợp
pháp ở trong nước được lập ra với mục đích cổ súy cho quyền tự do ngôn luận và
tự do báo chí. Một trong những “chiến tích” của “Mạng lưới blogger Việt Nam” khiến
nhiều người phải nhớ tới là chiến dịch “Tuyên bố 258” vào năm 2013. Những người
cầm đầu của “Mạng lưới blogger Việt Nam” đã lặn lội sang tận Âu châu, vào các
Đại sứ quán của các nước Mỹ, châu Âu tại Hà Nội để trao bản “Tuyên bố 258”,
thực chất là kêu gọi quốc tế áp lực với Việt Nam để bỏ điều 258 Bộ luật Hình
sự. Ngoài ra, “Mạng lưới blogger Việt Nam” cũng đã hô hào phát động các chiến
dịch “Chúng tôi muốn biết” năm 2014 , “We are one” năm 2015 với ý đồ tuyên
truyền chống phá Nhà nước.
Lời kết
Như vậy, việc một tổ chức phản động như “Mạng lưới
nhân quyền Việt Nam” tổ chức trao “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016” cho
những cá nhân, tổ chức thường xuyên có hoạt động chống phá, vu cáo Việt Nam về
dân chủ, nhân quyền như Võ An Đôn, Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh và “Mạng lưới
blogger Việt Nam” rõ ràng không phải vì một mục đích “nhân quyền” thực sự.
Người ta vẫn thường nói rằng, các tổ chức phản động vẫn thường tìm cách tung
hô, ca ngợi, thậm chí “phong thánh” cho nhau để đánh bóng tên tuổi. Trong
trường hợp này, việc trao “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016” của “Mạng lưới
nhân quyền Việt Nam” là một hành động như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét