Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THÔNG TIN ĐỘC HẠI XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Với dã tâm và mưu đồ thâm độc phá hoại thành quả cách mạng nước ta, những kẻ thù địch với chính quyền cách mạng và nhân dân đội lốt những nhà “dân chủ”, “nhân quyền” liên tục lợi dụng những sự kiện chính trị trong nước để tổ chức các hoạt động kích động, chống phá. Và không ngoài dự đoán, nhân cơ hội Đảng ta tổ chức đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xử lý những vụ việc sai phạm của cán bộ, đảng viên. Chúng đã tiến hành hàng loạt các hoạt động  đả kích, xuyên tạc thổi phồng, cường điệu hóa nhằm bôi nhọ, nói xấu đội ngũ cán bộ của Đảng để từ đó quy chụp vào bản chất của Đảng, của Nhà nước và chế độ ta. Cả tháng nay, bên cạnh việc xuyên tạc, kích động liên quan đến Formosa tại Hà Tĩnh, các nhà dân chủ trí trá tiếp tục xoay quanh vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh để chống phá.
 Xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước nhằm gây chia rẽ dân tộc, tạo sự hoài nghi, phá hoại đoàn kết nội bộ trở thành trọng tâm trong hành trình chống phá Việt Nam theo phương thức “bất bạo động” do Việt Tân cầm đầu và anh Mẽo chỉ đạo, tài trợ kiêm tổng đạo diễn. Nhân việc Đảng chỉ đạo làm rõ vụ ông Trịnh Xuân Thanh, đám phản loạn ra sức nhảy vô xuyên tạc, bịa chuyện, thổi phồng, bóp méo với đủ thứ thủ đoạn xảo trá. Trên các diễn đàn phản loạn như Việt Tân, Dân Luận, Blogboxit, Anhbasam… đăng tải rất nhiều bệnh phẩm độc hại. Điển hình như “Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần”, “Báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương?”… Nội dung của các bài viết liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh trên các diễn đàn dân chủ trí trá mang đậm chất xuyên tạc. Dựng lên câu chuyện phe cánh, thanh trừng, rồi đủ thứ với các dẫn chứng bịa đặt hoàn toàn.
Mới đây, ngày 07/9/2016, đồng loạt trên các diễn đàn phản loạn đăng tải 03 trang tài liệu, có diễn đàn phản loạn thì viết đó là “báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban kiểm tra TW”, có chỗ thì chú thích là “đơn xin ra khỏi Đảng của ông Trịnh Xuân Thanh”… Gọi là gì đi chăng nữa thì cũng khẳng định chắc chắn: các tài liệu đó là mạo danh trắng trợn, do chính tay đám phản loạn trí trá dựng lên để có cái mà xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của Đảng, chống phá Nhà nước Việt Nam.
Trên Facebook Việt Thắng và Anhbasam giật tít “Nghịch lý: Trịnh Xuân Thanh không tin Tổng Bí thư”. Tiếp đó đăng tải 03 trang tài liệu xuyên tạc mạo danh và những lời bình phẩm theo kiểu “mẹ hát con khen hay”. Tự vẽ ra và tự bình phẩm. Dối trá, mạo danh để xuyên tạc vốn dĩ trở thành thủ đoạn bất biến. Luận điệu xảo quyệt phụ họa cho tài liệu mạo danh “Nếu ông không còn tin tổ chức đó thì ông mới ra chứ, còn chỉ không tin TBT mà đã ra thì lời thề ngày xưa của ông là đồ đểu. Nếu không tin TBT ông có thể khiếu nại, tố cáo ông ta, bảo lưu đến tận đại hội Đảng toàn quốc cơ mà”. Miệng lưỡi của những kẻ bợ đít, ngậm USD của ngoại bang nên tráo trở đến kinh ngạc.
Tóm lại, những ngày qua và nhiều ngày sắp tới, đám phản loạn dưới danh nghĩa “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”… sẽ tiếp tục tung ra nhiều luận điệu, thủ đoạn xảo trá để xuyên tạc, kích động gây chia rẽ, hạ uy tín của Đảng, phá hoại đoàn kết nội bộ. Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ tiếp tục bị chúng đả kích, xuyên tạc và bôi nhọ. Nhiều tin đồn, luận điệu thất thiệt, giả mà như thật, bịa đặt hoàn toàn với các tình tiết mĩ miều, ly kỳ… sẽ được tung ra trên các diễn đàn phản loạn. Tuyệt nhiên không tin được các thông tin ngoài luồng, bịa đặt kiểu như vậy. Mục đích của chúng là gây rối loạn và càng rối loạn thì đám phản loạn lại càng mừng vui. Do vậy, mỗi người dân, cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh viên… cần nâng cao cảnh giác, miễn dịch với các thông tin độc hại.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Không đồng nghĩa độc đảng với tham nhũng


(ST) Luận điệu không mới của những người không ưa chế độ một đảng hiện nay lại được họ nhắc lại rằng: "Chế độ độc đảng làm tăng tham nhũng" (!). Nói về nguyên nhân của tình trạng tham nhũng, nhìn vào các nước duy trì thể chế chính trị tư sản và thực hiện chế độ đa đảng cũng thấy rõ: tình trạng tham nhũng ở nhiều nước vẫn rất nghiêm trọng.

Thật vậy, theo bảng xếp hạng Chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International - TI) năm 2015 được công bố ngày 27-01-2016, cho thấy, tham nhũng vẫn là vấn nạn toàn cầu. Chỉ số tham nhũng dựa trên ý kiến của các chuyên gia về vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực công với nhiều yếu tố như lãnh đạo chính phủ sẽ bỏ qua hay trừng phạt những cá nhân tham nhũng, sự phổ biến của nạn hối lộ và các cơ quan công quyền đáp ứng nhu cầu của công dân như thế nào đã chứng minh, các quốc gia đa đảng vẫn có tỷ lệ tham nhũng cao.
Những quốc gia có số điểm thấp, như: Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan và các nước khác (Azerbaijan, Guyana và Sierra Leone, mặc dù đã tăng từ 27 điểm năm 2014 lên 29 điểm năm 2015) vẫn là những nước có số điểm thấp đồng nghĩa với tỷ lệ tham nhũng còn cao. Năm 2015, Brazil mất 5 điểm và tụt xuống vị trí thứ 76.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là một trong những "vùng trũng" của nạn tham nhũng khi có mức điểm trung bình chỉ là 43. Vì vậy, ông Jose Ugaz, người đứng đầu Tổ chức Minh bạch quốc tế, nhận định: "Chỉ số tham nhũng 2015 cho thấy rõ ràng rằng nạn tham nhũng vẫn còn là một vấn nạn lớn trên toàn cầu". Vì thế không thể cho rằng "Chế độ độc đảng làm tăng tham nhũng".

Với 31 điểm, Việt Nam xếp thứ 112 trong tổng số 168 quốc gia và vùng lãnh thổ được TI khảo sát, thống kê. Tuy số điểm chưa cao, nhưng cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam khẳng định, trong năm 2015 Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, thể hiện qua việc sửa đổi một số nội dung liên quan đến tội tham nhũng trong Bộ luật Hình sự, xây dựng dự thảo Luật tiếp cận thông tin, ban hành các quy định, chính sách về tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan công quyền và tập trung vào việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Với quyết tâm cao trong phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị hy vọng năm 2016, số điểm của Việt Nam sẽ tăng, đồng nghĩa tỷ lệ tham nhũng sẽ giảm hơn năm 2015./.

Lên án và trừng trị

 Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Mặc dù nguồn gốc hình thành khác nhau, từ nội tại nhu cầu văn hóa tâm linh của đất nước hay du nhập từ nước ngoài bằng những con đường khác nhau, nhưng cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam đều luôn đoàn kết, thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó, phục vụ lợi ích của nhân dân và dân tộc. Qua đó, góp phần quan trọng làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, đặc sắc; đồng thời, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Từ khi ra đời đến nay, với cương lĩnh chính trị, đường lối đúng đắn, gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đoàn kết, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay, đất nước đã và đang tiếp tục thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đạt được những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử. Trong công cuộc trường chinh ấy có công lao to lớn của đồng bào các tôn giáo. Đây là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số những tín đồ tôn giáo chân chính luôn phấn đấu để “nước vinh, đạo sáng”, thì không ít kẻ núp bóng tôn giáo có những hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí mưu đồ chống đối sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp. Điều đáng tiếc là trong số này, có những chức sắc, chức việc tôn giáo.
Thời gian gần đây, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Ở trong nước, một số chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nước gặp khó khăn, sự cố,… những kẻ đội lốt tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luât, chống phá quyết liệt sự phát triển của đất nước. Trong đạo Phật, có thể kể ra đây kẻ tự xưng là “hòa thượng” Thích Không Tánh, thuộc cái giọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất(!). “Hòa thượng” này cho rằng: Chùa Liên Trì là cơ sở của Phật giáo và việc Nhà nước giải tỏa là vi phạm quyền tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo(!) Thực chất không phải vậy, ở đó không có cái là Chùa, mà chỉ là khu đất thờ tự, do người dân tự xây dựng nên và Thích Không Tánh đã vào ở, lấn chiếm, xây dựng trái phép. Hơn nữa, ngày nay ở Việt Nam không có cái gọi là Giáo hội Phát giáo Việt Nam thống nhất, mà chỉ có Giáo hội Phật giáo Việt Nam; “Chùa” không phải là cơ sở thờ tự được các cấp có thẩm quyền của Nhà nước cấp phép cho xây dựng. Như vậy, hành vi của Thích Không Tánh là núp bóng tôn giáo, vi phạm pháp luật và cần phải lên án, nghiêm trị. Trong Công giáo, một số ít chức sắc, chức việc, núp bóng tôn giáo này có những hoạt động đi ngược với giáo lý, giáo luật, chủ trương, đường hướng của Giáo hội, chống phá chính quyền các cấp quyết liệt. Có thể kể ra đây một số kẻ chủ chăn, như: Nguyễn Thái Hợp, Trần Đình Lai, Phan Văn Lợi, Đặng Hữu Nam, v.v. Họ sử dụng “quyền năng” tôn giáo để trực tiếp xuyên tạc tình hình ô nhiễm biển ở 04 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế do Công ty Formosa gây ra, xuyên tạc chính sách hỗ trợ nhân dân trên địa bàn của Nhà nước, xúi dục, tổ chức, buộc bà con giáo dân giáo phận Vinh và các giáo xứ: Phú Yên, Đồng Yên, Yên Lạc,… bỏ công ăn, việc làm, tụ tập đông người, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Không chỉ vậy, các chủ chăn này còn nối giáo cho các thế lực phản động bên ngoài chống phá sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho thấy, những hành động đó là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh của người theo đạo và không theo đạo, hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, hòa bình, nhân văn mến khách.

Những hành động này  nhất định bị lên án và trừng trị trước pháp luật một cách nghiêm minh. Mong rằng, bà con giáo dân cần tỉnh táo trước những lời nói, hành động phản dân, hại nước của những kẻ “chủ chăn” trên, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng cuộc sống của chính mình và đất nước giàu mạnh.

Bùi Tín lại bất tín


Nhắc đến đến những kẻ trở cờ, vong ân, bội nghĩa với quê hương đất nước, không ai lạ gì Bùi Tín. Ở cái tuổi gần đất xa trời, ông ta không hề mảy may sám hối về những việc làm phản bội Tổ quốc, nơi đã sinh ra và dung dưỡng mình thành người. Vậy mà ông ta lại viết bài đăng trên Blog VOA với nhận định bừa rằng: “chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, không có thật, tin vào khái niệm này là một sự ngây thơ, ngốc nghếch”. Ông ta cho rằng, “chủ nghĩa xã hội” được nhắc đến ở Việt Nam chỉ là “một khái niệm ảo, không có thật, không một ai nhìn thấy và cảm thấy”(!).

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh sự ra đời, tồn tại của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một học thuyết và một xã hội hiện thực. Đó là, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống, có vai trò quyết định đến sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đóng vai trò quyết định trong đánh bại chủ nghĩa phát xít, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định với nhiều vấn đề về chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội mà chủ nghĩa tư bản không thể làm được. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành mục tiêu phấn đấu, là khát vọng vươn tới của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Sự tan rã của mô hình chủ nghĩa xã hội ở một số nước Đông Âu và Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX không nói lên bản chất trường tồn của chủ nghĩa xã hội. Đó chỉ là hiện tượng thứ yếu do những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của Đảng Cộng sản. Hiện tại chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại với sức sống mãnh liệt và tiếp tục khẳng định tính ưu việt trong thời đại ngày nay.
Ở Việt Nam, kiên định với mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của xã hội. Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Đó là sự thật!
Nếu Bùi Tín đầu óc còn tỉnh táo thì thử so sánh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và hiện nay như thế nào? Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay được cả thế giới ghi nhận, khâm phục. Đó là sự thật mà bất kỳ người dân Việt Nam hay khách du lịch nào đến Việt Nam đều nhận thấy, không một ai có thể phủ nhận! Hiện thực là thế chứ không phải là “ảo” như những nhận định sặc mùi phản động của Bùi Tín.

Lý luận của Bùi Tín đúng là loại “dấu đầu hở đuôi”, ý đồ của ông ta là muốn phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, ca ngợi hết lời chủ nghĩa tư bản. Càng nói Bùi Tín lại càng tự phơi ra cho mọi người thấy rõ bộ mặt tráo trở của một kẻ cơ hội. Thật là trơ trẽn hết mức! Mang cái danh “nhà báo” mà lại như thế ư Bùi Tín? Thật nhục nhã cho thân phận một kiếp người sống dặt dẹo nơi đất khách, quê người - kẻ phản phúc Bùi Tín./. (ST)

Vũ Đông Hà - kẻ cuồng ngôn

Trên trang Bà đầm xèo, ngày 24/8/2016 có bài viết của Vũ Đông Hà với lời lẽ của kẻ cuồng ngôn như chó dại cắn càn, hắn đã xuyên tạc thô thiển về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
            Trước hết, phải nói rằng, tôi không bênh vực ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng phải bảo vệ Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản. Bởi đây là chức danh đại diện cho quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế. Vì thế, kẻ nào xúc phạm chức danh cao quý này là kẻ ấy đã coi thường, xúc phạm chính quốc gia, dân tộc mình. Do vậy, kẻ đó không xứng đáng là dòng dõi con cháu Lạc Hồng, không thuộc máu đỏ da vàng; chỉ là loài xúc sinh mà thôi, không hơn không kém. Vũ Đông Hà là một kẻ như thế. Trang Bà đầm xèo đăng bài viết của Hà cũng cùng một giuộc với Hà, nghĩa là cũng thuộc loài xúc sinh.
            Tại Hội nghị Ngoại giao vào ngày 22/8/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tư tưởng "giữ nước từ xa, từ khi nước chưa nguy", và "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng "sức mạnh mềm" lấy gốc từ tư tưởng Hồ Chí Minh và văn hóa dân tộc". Rõ ràng như ban ngày, thế mà Vũ Đông Hà cuồng ngôn cho rằng, đó là phát biểu của "một Lê Chiêu Thống thời đại với cái lưng khòm hướng về phương Bắc"(!). Hắn ta cố gán ghép, quy chụp một cách thô thiển đến vậy. Hắn muốn phá quan hệ láng giềng Việt - Trung, nên tìm mọi cách dù là bỉ ổi nhất để thực hiện. Hà và đồng bọn không ý thức hay cố tình nhắm mắt làm ngơ trước thực tế khách quan là, trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ta có thể có nhiều bạn, nhưng láng giềng thì lịch sử đã mặc định, dù muốn hay không thì không thể thay đổi. Đất nước đâu phải con thuyền, bến không lặng thì ta đánh thuyền đi neo đậu bến khác được! Do vậy, muốn đất nước hòa bình, ổn định và phát triển thì phải có láng giềng tốt. Bằng không thì đất nước không thể phát triển được mà chỉ lo và tìm cách đối phó, chả thể làm được gì cả làm sao phát triển được đây? Đến lúc đó, cái mạng sống của Hà chẳng biết có còn không, mà lại cứ tìm cách phá vỡ quan hệ láng giềng là sao? Lịch sử dân tộc cho thấy, với ông bạn láng giềng phía Bắc thì phải có lúc nhu lúc cương. Dù ta có chiến thắng trong chiến tranh thì khi tha tù binh cũng phải "đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa" và tiếp tục tìm cách bang giao hữu hảo để cùng hợp tác và phát triển. Hà cớ gì ngày nay lại cứ phải làm khác ông cha? Từ bài học trong lịch sử của ông cha, ngày nay phải kế thừa đưa lên tầm cao mới, phải tìm nét tương đồng để hợp tác và phát triển, nét khác biệt thì phải kiên quyết đấu tranh, nhất là sự khác biệt trong nhận thức về chủ quyền biển đảo. Không vì còn sự khác biệt trong nhận thức về một số vấn đề mà "vơ đũa cả nắm", quy tất cả là khác biệt để "cố" tỏ ra ta đây là "yêu nước" để đấu tranh nhưng thực ra lại làm hỏng việc lớn, lợi bất cập hại.
Hà cho rằng, phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu” là không đúng. Hà đúng là kẻ "mũ ni che tai". Sao không nhìn ra thế giới để luôn thấy sự bất ổn với các vụ khủng bố ở nhiều nơi của nhiều nước. Với sự ra đời của cái gọi là nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang hoành hành ở nhiều nơi. Ngay ở châu Âu đâu có yên bình. Mới đây, vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2016 (còn gọi là UEFA Euro 2016) được tổ chức tại Pháp vào mùa hè năm 2016, bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2016 hay Thế vận hội Mùa hè 2016 hay còn được gọi là Rio 2016, là một sự kiện thi đấu nhiều môn thể thao được tổ chức theo truyền thống của Thế vận hội, diễn ra tại Rio de Janeiro, Braxin từ ngày 5 tới 21 tháng 8 năm 2016 các nước này phải căng ra để đối phó với khủng bố. Đấy là chưa nói đến chiến sự đã kéo dài ở một số nước mà chưa có hồi kết. Còn ở Việt Nam, tuy thỉnh thoảng có sự tụ tập đông người ở thành phố lớn, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, người ta "mượn gió bẻ măng" với các phong trào bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa; bảo vệ môi trường biển,… Trong số đó, chỉ có một số kẻ chủ mưu khoác áo là bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng thực chất để thực hiện mưu đồ riêng. Còn phần lớn người dân chưa hiểu sự thâm thúy và chưa bóc được vỏ bọc của những kẻ cầm đầu nên đã bị những kẻ này lợi dụng bởi những khẩu hiệu được đưa ra đã rất đi vào lòng người. Những "phong trào" này ít nhiều có gây nên sự mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhưng về cơ bản so với các nước trên thế giới thì Việt Nam là nước ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển thì đâu có sai?
Độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững không đúng sao? Việc tàu Hải Dương 981, năm 2014 vào sâu trong vùng biển nước ta đã phải rút khỏi trước thời hạn mà họ tuyên bố, không phải là sự thắng lợi của ta trong bảo vệ độc lập, chủ quyền à?
Chẳng lẽ, quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày nay không rộng mở? Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến 2015, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có quan hệ hợp tác tốt với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ấy thế mà Vũ Đông Hà cứ viết bừa. Hắn đúng là kẻ cuồng ngôn./. (ST)

Nguyễn Quang A không xứng với học vị tiến sĩ

  Ngày 14-10-2016, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã bế mạc. Tại Hội nghị này Trung ương bàn về những chủ trương, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển bền vững và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là việc làm nằm trong chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Trong bài phát biểu bế mạc, về công tác xây dựng, chính đốn Đảng, Tổng bí thư đã chỉ ra “những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” của một bộ phận không nhỏ cán bộ và đảng viên là mối “nguy hiểm khôn lường”, nên cần có những chủ trương, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi. Trong đó, “tập trung vào 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp” bao gồm: “về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội”. Cấp ủy các cấp sẽ “rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; và phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận”.
Có thể khẳng định rằng, đây là việc làm cần thiết, một lần nữa thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tránh nhiệm của Đảng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt Nam chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước có cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng; mọi sự thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là sự thật lịch sự không thể bác bỏ. Cho nên, Đảng luôn tự thấy mình hằng ngày, hằng giờ phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng với vai trò lịch sử mà nhân dân đã giao phó. Vì vậy, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối để củng cố về tổ chức, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến sức lãnh đạo, uy tín của Đảng, làm cho “lòng dân, ý Đảng” luôn hòa quyện. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã một lần nữa đáp ứng yêu cầu đó và được dư luận các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đồng tình, ủng hộ.
Thế mà, Nguyễn Quang A, người có học vị tiến sĩ, tự nhận mình là một “nhà dân chủ”, luôn “vì nước, vì dân”, khi trả lời phỏng vấn phóng viên An Tôn, thuộc VOA tiếng Việt lại có những phát biểu cho rằng 04 giải pháp của Trung ương 4 (khóa XII) là: “Hoàn toàn vô nghĩa”. Thật là thiển cận.
Về mặt khoa học, đứng trước một hiện tượng đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức đều cần tìm rõ căn nguyên sâu xa làm nó nảy sinh và những tác động đến cuộc sống. Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp để thúc đẩy hiện tượng (nếu nó là hiện tượng tốt), hoặc ngăn chăn, diệt trừ (nếu là hiện tượng xấu). Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một phận cán bộ, đảng viên là một hiện tượng xấu, mà căn nguyên của nó được Đảng Cộng sản chỉ ra chủ yếu là từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân và tổ chức đảng các cấp chưa có biện pháp đủ mạnh, hữu hiệu để ngăn chặn, loại trừ, nên nó đã để lại những hệ lụy khó lường. Vì thế hiện tượng xấu này nhất thiết cần phải loại bỏ. Để làm được điều này, Trung ương Đảng đã đề ra 04 nhóm giải pháp nêu trên; qua đó làm cho mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải làm tốt chức năng, chức trách nhiệm vụ theo quy định; thấy rõ trách nhiệm đối với Đảng, đất nước và chính mình để không ngừng học tập, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, kiên quyết loại trừ những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, loại trừ những hệ lụy xấu do nó để lại. Như vậy, nội dung các giải pháp đồng bộ này đã thấm đẫm tính khoa học.
Về thực tiễn, cuộc đấu tranh này là hết sức gian khổ, diễn ra trong từng con người và tổ chức cụ thể, liên quan đến sinh mệnh chính trị của từng cá nhân, gia đình và tổ chức và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, phải được làm hết sức cẩn trọng với những hệ thống giải pháp đồng bộ, để vừa cảnh báo, bảo vệ, vừa loại trừ những tác động xấu đến chính cán bộ, đảng viên, gia đình họ và những hệ lụy xấu tác động đến đời sống chính trị - xã hội của đất nước.

Thế mà Nguyễn Quang A “không biết”. Vì thiển cận, nên ông ta không xứng với học vị tiến sĩ./. 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - "Nấm độc"

  Nấm độc sinh ra trong một gia đình không có gì sáng sủa về lai lịch, có ông Nội, Ông ngoại đều là thành phần phải tập trung cải tạo sau năm 1975. Bố đẻ của Nấm là Nguyễn Ngọc Anh cũng từng ăn cơm tù hơn một tháng. Tuy nhiên, Nấm sinh ra và lớn lên trong một chế độ xã hội tốt đẹp, được thụ hưởng đầy đủ mọi quyền và lợi ích của công dân, bình đẳng trước pháp luật và được theo học chuyên ngành Anh ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Tưởng rằng, sau khi ra trường Nấm sẽ mang kiến thức đó để giúp ích cho đời, với hy vọng có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội. Ngược lại, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã hóa thân thành Nấm độc, mang bút danh Mẹ Nấm và blogger Mẹ Nấm đã tỏ rõ tư tưởng công khai chống phá chế độ quyết liệt, từng nhiều lần bị các cơ quan chức năng xử lý bằng các hình thức khác nhau nhưng đối tượng này không hề hối cải mà ngày càng lún sâu vào con đường bí ổi, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. 
Nổi bật là, từ tháng 3-2009, Nấm độc bắt đầu tham gia tổ chức phản động “Người Việt yêu nước” và hăng hái viết bài trên blog Mẹ Nấm, nhận tiền từ tổ chức khủng bố “Việt Tân” để tuyên truyền phản đối dự án bô-xít Tây Nguyên, đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt, tạm giữ hình sự về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước. Sau 9 ngày tạm giữ được trả tự do, Nấm lại núp dưới vỏ bọc “đấu tranh nhân quyền”, gia nhập vào các hội, nhóm hoạt động trái pháp luật, như: nhóm “Tuyên bố công dân tự do”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, hung hăng kêu gọi tụ tập, kích động biểu tình gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn cư trú (tỉnh Khánh Hòa) và mở rộng phạm vi trong cả nước dưới danh nghĩa “dã ngoại nhân quyền”, “cafe nhân quyền”, “biểu tình chống Trung Quốc”, đòi trả tự do cho số bị bắt,… Vì thế, ngày 22-5-2013, Nấm độc đã bị xử phạt hành chính về hành vi “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ngày 19-4-2014, Nấm tiếp tục bị xử phạt về hành vi “gây rối trật tự công cộng”. 
Mang trong mình bản tính khó giời, nhiều năm gần đây, Nấm độc đã soạn thảo hơn 400 bài viết trên Facebook, blog có nội dung xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức bộ máy công quyền, làm phương hại đến uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động nhân dân chống lại chính quyền. 
Đáng chú ý là tập tài liệu “Stop police killing civilians - SKC”, tạm dịch (dừng ngay việc công an giết dân), nội dung tập hợp 31 trường hợp người dân bị chết trong quá trình làm việc, tạm giam, tạm giữ, cải tạo tại cơ quan Công an. Cho dù, sự việc này đã được kết luận rõ nguyên nhân, không liên quan trách nhiệm của công an, nhưng với cách “đặt tiêu đề” đầy dụng ý, nhằm mục đích phục vụ cho “dự án” chống tra tấn, bạo hành, Nấm độc đã cố tình đánh tráo bản chất sự việc, khiến người đọc hiểu sai vấn đề. Đây là việc làm có chủ đích, mang quan điểm, lập trường rất thù địch gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Chứng cứ hoạt động chống đối chế độ của Nấm độc đã quá rõ ràng, việc Công an tỉnh Khánh Hòa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Nấm độc - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điều không thể tránh khỏi.
Sau khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nấm độc bị bắt (10-10-2016), một số ít đồng bọn yêu quý Nấm cũng chỉ đưa ra những lập luận bưng quơ, như: Nấm chỉ là người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hoà, chống Trung Quốc, chống Formosa, đòi trả tự do cho “tù nhân lương tâm”, bảo vệ quyền lợi cho “dân oan”,… nên không đáng bị bắt. Có thể khẳng định rằng, đó là một thứ lập luận nhàm chán của làng “dân chủ” để lòe bịp dư luận với hy vọng có vài lời phát ngôn cầu cứu tù mù từ các đám “chính trị gia phương Tây” mà thôi. Còn lại phần đông đám “dân chủ” này cũng đã coi đây là dịp tốt để giúp chúng đoàn kết hơn! Nếu công an không bắt, để Nấm độc ở ngoài thì chắc chắn “phong trào dân chủ” suốt ngày cấu xé lẫn nhau. Thực tế lâu nay, Nấm độc đã bị đồng bọn cô lập, bè đảng Việt Tân tẩy chay, những tín đồ bảo vệ hình ảnh “các nhà dân chủ” đã xa lánh Nấm độc như “con quỷ dữ”. Vì thế, Nấm độc làm gì có ảnh hưởng tới phong trào biểu tình “đấu tranh dân chủ” ?!
Những hành vi hoạt động chống phá của Nấm độc làm cho dư luận hết sức phẫn nộ. Quần chúng nhân đang mong chờ một bản án thích đáng giành cho kẻ phản bội này. Sự nghiêm minh của pháp luật không những sẽ loại trừ được độc tố của Nấm mà còn là lời cảnh tỉnh đối với những kẻ còn ấp ủ tư tưởng phản quốc, hại dân./.

đọc và ngẫm

Trong hàng loạt các bài viết, các lời kêu gọi biểu tình rộ lên trong thời gian qua, các thế lực thù địch với dã tâm của mình đã cổ súy cho bài viết “Hãy bắt đầu phong trào đấu tranh bất bạo động” do Đinh Chỉ Thiên viết và phát tán trên mạng. Khác với những chiêu trò đã trở nên cũ kỹ và khó đánh lừa dư luận, bài viết này lại mượn ngay học thuyết “Bất bạo động” của nhà tư tưởng vĩ đại Ấn Độ Mahatma Gandhi. Tác giả bài viết này, với dụng ý đen tối của mình đã nhập nhèm giữa phong trào “bất bạo động” của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do từ tay thực dân Anh để “mô đi phê” sang cuộc biểu tình để “lật đổ chính quyền” ở Việt Nam. Vậy đâu là chân tướng của cái gọi là đấu tranh bất bạo động?
Khác hẳn về bản chất so với tư tưởng đấu tranh bất bạo động ở Ấn Độ cách đây gần một thế kỷ, ông Chỉ Thiên viết: “Những cuộc biểu tình vừa qua hoàn toàn không có người tổ chức, không có lãnh tụ. Không có tổ chức, không có lãnh tụ mà đồng loạt biểu lộ được ý chí chính là sự thành công của đấu tranh bất bạo động”. Ông Chỉ Thiên không biết hay là ông cố tình ỉm đi việc một số nhân vật bất mãn kêu gọi những người nhẹ dạ, cả tin biểu tình trong thời gian vừa qua. Ông không biết hay là ông “cố tình quên” việc Tổ chức khủng bố Việt Tân đã thừa nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng chính tổ chức này là một trong những lực lượng kích động biểu tình trong những ngày qua. Luận điệu của ông Chỉ Thiên chỉ là những lời nói sáo rỗng và bịa đặt, nếu ông cả gan viện dẫn cả thuyết “Bất bạo động” của nhà tư tưởng đáng kính Mahatma Gandhi thì ông nên nhớ rằng chính Gandhi là lãnh tụ của phong trào đòi độc lập ở Ấn Độ và trong quá trình giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc mình, Mahatma Gandhi đã phải tổ chức những phong trào đấu tranh có tổ chức rộng khắp trên đất nước. Nói như vậy để ông hiểu rằng bất cứ một cuộc biểu tình nào dù là hợp pháp hay bất hợp pháp cũng đều phải có người tổ chức và đề ra đường hướng thực hiện. Còn ai là những kẻ đứng đằng sau kích động, xúi giục những cuộc biểu tình trái phép những ngày qua nếu không nói chắc ông và tất cả mọi người đều hiểu!
Ông nói đông, nói tây rồi cuối cùng cũng vẫn là cái mục đích tối tăm: “đòi hỏi cải tổ chính trị”. Cái gọi là đấu tranh bất bạo động mà ông Chỉ Thiên và những đồng bọn của ông mưu toan thực hiện ở Việt Nam thực chất chỉ là tên gọi khác của “cách mạng Hoa nhài”, “mùa xuân Ả rập” ở Tuynidi, Ai Cập, Libi, Xyri, Yêmen, “Cách mạng Hoa hồng” ở Gruzia, “Cách mạng Cam” ở Ukraina. Và thực tế tình hình thế giới hiện nay mọi người dân có lương tri trên thế giới và đông đảo nhân dân Việt Nam cũng đã hiểu, việc lựa chọn giữa một bên là hòa bình, độc lập, tự do với một bên là cảnh “nồi da xáo thịt” mới là sự lựa chọn khó khăn chứ nó không chỉ đơn giản là vẽ ra một con đường trên giấy rồi lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin chạy theo như những luận điệu của ông Chỉ Thiên.
Ông Chỉ Thiên còn viết: “Điều có thể làm được hiện nay là mỗi người, với phương tiện sẵn có, đánh động vào sự thờ ơ cố hữu của quần chúng”. Đồng bào mình, nhân dân mình mà ông dám nói đến “sự thờ ơ cố hữu” thì quả thật ông không xứng đáng được đứng trên mảnh đất này. Nhân dân Việt Nam yêu nước chưa bao giờ thờ ơ, họ biết vui trong niềm vui của dân tộc, biết buồn, biết xót xa khi bờ biển của mình bị ô nhiễm, họ căm thù và dũng cảm cầm súng đứng lên đánh đuổi quân thù xâm lược thì họ phải là nhân dân anh hùng của một dân tộc anh hùng chứ sao lại “thờ ơ cố hữu”.
Tóm lại, không chỉ thời gian gần đây một số phần tử cơ hội, thù địch, mới nói đến “con đường đấu tranh bất bạo động” mà lâu nay các diễn đàn “dân chủ” đã kích động, kêu gọi về con đường đấu tranh “bất bạo động”. Đây là những âm mưu hết sức thâm độc, là sự tiếp tay, tiếp sức của các lực lượng thù địch, phản động. Vì vậy, cần nhận diện đúng bản chất thực sự của cái gọi là đấu tranh “bất bạo động”./. (ST)

Nhìn nhận con người thật của Nguyễn Lộc Yên



Đọc bài: Lộ nguyên hình kẻ hại dân, bán nước tôi thấy bài viết rất hay, rất đúng và cần thông tin để mọi người thấy sự thật về một con người:
Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, bôi nhọ Đảng cộng sản Việt Nam, nói xấu lãnh tụ của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đoạn thâm độc và đê hèn của những kẻ phản bội đất nước. Một trong những kẻ đó là Nguyễn Lộc Yên, với những luận điệu bịa đặt, bóp méo trắng trợn trên “Danlambao” với tít đề “Cớ sao chế độ Cộng sản, dân ai oán khắp nơi”.
 Trong bài viết, Nguyễn Lộc Yên nghĩ rằng: càng bóp méo, bịa đặt, xuyên tạc sự thật bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Y cho rằng: “Dân oán thán đã lầm lỡ để VC cướp chính quyền”. Sự bịa đặt của y nhằm đánh tráo khái niệm, hòng lừa bịp người dân. Bởi vì, người dân bình thường, ai cũng rõ nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên đập tan chính quyền thực dân, phong kiến đại diện cho những kẻ tay sai, bán nước hại dân, để xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Bản chất lọc lừa của Yên còn lộ rõ khi y tự cho mình nói thay cho nhân dân, nhưng thực chất không bao giờ y đứng về phía nhân dân, mà chỉ lợi dụng từ “dân” để trục lợi cho mình và đồng bọn, bởi chưa bao giờ một người dân Việt Nam chân chính lại nghĩ rằng: “Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam dùng thủ đoạn để cầm quyền đất nước. Từ đấy Việt Cộng đàn áp nhân dân Việt Nam…” như lời của Yên. Rõ ràng, chỉ có những kẻ tay sai bán nước, hại dân mới hồ đồ nói bậy. Với người dân Việt Nam, ủng hộ, tin tưởng chính quyền là một tất yếu khách quan, chứ không phải như lời lẽ bịa đặt, vu khống trắng trợn của Yên.
Từ lập trường của kẻ bán nước, Nguyễn Lộc Yên đã xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Yên đưa ra luận điệu “Huynh đệ tương tàn” và “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc”… để cố tình xuyên tạc bản chất các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ta khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc chỉ là cuộc chiến nhằm đem lại lợi ích của Đảng và một số người Cộng sản. Sự thật cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến sau hơn 80 năm bị mất nước và nhân dân đứng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giầu mạnh, văn minh, có vị thế, uy tín trên trường quốc tế sao lại “nhằm thực hiện ý đồ của người khác”?. Trái lại, mỗi người dân Việt Nam đều ý thức sâu sắc đó là niềm tự hào dân tộc, là sự nối tiếp lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của ông cha ta.
Nguyễn Lộc Yên, kẻ bịa đặt bỉ ổi đã lộ rõ bản chất phản động hại nước, hại dân. Những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của y không ngoài mục đích bôi nhọ, muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ  nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Ý đồ xấu xa, bỉ ổi của y đã và sẽ bị người dân Việt Nam nhận rõ chân tướng, lên án, phản đối, nên chẳng ai tin và nghe theo những luận điệu xuyên tạc, xấu độc, lạc lõng của y. Đúng là Nguyễn Lộc Yên nửa điên nửa dại, kẻ hại dân hại nước. Việc làm sai trái của ngươi bị người đời nguyền rủa./. (ST)

Chỉnh đốn để phát triển chứ không phải nguy cơ “tự diệt vong”



(sưu tầm)
Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII để tuyên truyền xuyên tạc, làm nhiễu loạn thông tin, hướng lái dư luận, gây hoang mang trong nhân dân và cán bộ, đảng viên. Chúng cho rằng, việc Đảng Cộng sản Việt Nam phải đưa ra vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng cho thấy nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng không phải từ xa, từ bên ngoài mà từ trong nội bộ, Đảng chỉ sửa lỗi hệ thống “kiểu giật gấu vá vai”, là sự “tụt hậu” về ý thức hệ và sự sụp đổ là tất yếu; rằng việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đề ra từ rất lâu, nhưng đến nay chưa có kết quả, việc triển khai các Nghị Quyết Trung ương từ trước đến nay chỉ là hình thức, mị dân. Lần này cũng vậy, chúng cho rằng Nghị Quyết Trung ương 4 Khóa XII chưa đi vào nguyên nhân gốc, Đảng Cộng sản Việt Nam “tự tan vỡ” và không còn vai trò lãnh đạo đất nước.
Từ ngày thành lập đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng. Công tác xây dựng Đảng được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, nhiều cuộc vận động bằng nhiều nội dung, biện pháp đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đặc biệt qua hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, công tác xây dựng Đảng đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: Đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, suy thoái trong Đảng. Góp phần siết lại kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, tạo được chuyển biến tích cực bước đầu trong việc ngăn chặn một số mặt của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng. Khắc phục hạn chế khuyết điểm trong công tác cán bộ và trong thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đã chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổi mới lề lối làm việc, nghiêm khắc với mình hơn, giữ gìn đạo đức, lối sống; bước đầu tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh hành vi và các hoạt động trong công tác, trong cuộc sống của mình, của gia đình, vợ chồng, con và người thân. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh đồng tình ủng hộ. Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI đã góp phần thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Kế thừa những kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng xác định: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… là nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Cái mới của lần này là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chỉ rõ nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân…. ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng, “tự diễn biến” phải đấu tranh cho thật trúng, đặc biệt những người có chức, có quyền.
Như vậy, qua kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và những nội dung, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã xác định cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, và những hành vi ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Kết quả qua hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI là bằng chứng xác thực nhất để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng./.

Thủ đoạn mới đối với tổ chức công đoàn

Lợi dụng các vụ đình công ở một số doanh nghiệp, điển hình là ở Công ty TNHH Matrix (Nghệ An) tháng 10/2016, các phần tử cơ hội, phản động đã xuyên tạc rằng: các tổ chức công đoàn không có vai trò gì; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không đứng ra bảo vệ người lao động là do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng cổ súy, ca ngợi tổ chức phản động “Phong trào lao động Việt”; phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức công đoàn các cấp, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Trước hết, cần khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tất yếu. Thực tiễn chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn diện, mọi mặt của xã hội Việt Nam để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Điều này đã được thể hiện rõ trong khoản 1 điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Do vậy, Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tất yếu, khách quan. Bởi vì, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội, có chức năng đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động. Là thành viên của hệ thống chính trị. Nên chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật mới thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Mọi mưu đồ muốn tổ chức và hoạt động của công đoàn “tách biệt”, “đối lập” với Đảng và Nhà Nước đều trái với tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã không ngừng phát triển về mọi mặt, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và ngày càng thể hiện tốt vai trò trong đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động.
Thứ hai, đình công phải đúng pháp luật. Bộ Luật lao động quy định rõ: Người lao động có quyền đình công. Nhưng đình công phải đúng pháp luật. Như vậy, rõ ràng là pháp luật Việt Nam cho phép đình công và thực tế đã có nhiều cuộc đình công của công nhân đòi chủ lao động cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập. Điều này hoàn toàn trái ngược với những luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội, phản động khi cho rằng Việt Nam không cho phép đình công. Các cuộc đình công xảy ra trong thời gian qua đều xuất phát từ: vướng mắc về hợp đồng lao động, về phụ cấp và các chế độ theo lương, về cách đối xử của người sử dụng lao động, thời giờ làm việc, chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, bảo hiểm; chứ không phải vì muốn phá nhà xưởng, máy móc, gây rối trật tự an toàn xã hội… Thực tế ở Việt Nam cho thấy, ở đâu có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức đảng, có tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả thì ở đó quyền, lợi ích chính đáng của người lao động được bảo đảm. Còn ở đâu buông lỏng sự lãnh đạo của tổ chức đảng hoặc tổ chức công đoàn hoạt động kém hiệu quả thì quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm, đình công có thể xảy ra và diễn biến phức tạp. Tại Công ty TNHH Matrix (Nghệ An) thangs10/2016, do có sự phối hợp tích cực của chính quyền địa phương với công đoàn cơ sở và lãnh đạo công ty, sau 4 ngày đình công thì giữa công nhân và công ty dã đạt được thỏa thuận và đình công chấm dứt… Điều đó chứng tỏ các tổ chức công đoàn có vai trò rất lớn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Từ những vấn đề trên, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam, nhất là người lao động cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của công đoàn đối với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân và người lao động, không mơ hồ, mắc mưu của các thế lực thù địch, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, quy định của tổ chức công đoàn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch./.

Luân Lê - Tầm thấp, tâm đen

Gần đây, một số kẻ có học, vốn là những con người sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng từ bầu sữa của thành quả cách mạng Việt Nam đang nhóm lại, “cùng hội, cùng thuyển”, âm mưu “bới lông”, “tìm vết” trong lịch sử lãnh đạo đấu tranh cách mạng của Đảng, của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thủ đoạn quen thuộc của chúng vẫn là cắt xén, bóp méo, xuyên tạc sự thật, tập hợp lực lượng, kích động dân chúng chống phá, gây biến động để hòng “đục nước, béo cò”, thực hiện mưu đồ chính trị. Dưới cái nhìn méo mó của kẻ “khiếm thị” trong tiêu đề: “Ngày Quốc khánh”, Luân Lê bộc lộ rõ tâm khí hằn học đã nhai lại những luận điệu cũ rích nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phủ nhận công lao của Người. Điều mà các “bậc thầy” chống cộng của ông ta đã bao lần rao giảng nhưng không thể làm nên trò trống gì.
Chắc nhận thấy đấu với nên tảng tư tưởng của Đảng và nhân dân ta không được, nên Luân Lê lại đặt ra những lời phát vấn như “mê sảng” giữa ban ngày, rằng “người dân nước Nam đến nay đã có được những điều gì?”. Với con mắt của kẻ quáng gà và chứa đầy tâm địa đen tối, không nghĩ được điều gì cho có lý lẽ, Lê thốt lên rằng, đó là: “Quyền tự do biểu tình, tự do ngôn luận và tự do hội họp (mang tính đảng phái chính trị) đều là những thứ quyền xa xỉ…”. Mang danh là một luật sư không lẽ trình độ kém cõi đến nỗi không nhận thức được rằng trong 30 năm qua, cùng với sự chuyển mình đất nước trên mọi phương diện, vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã, đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức quan tâm giải quyết và trên thực tế đã đạt được những thành quả rất căn bản. Điều đó được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp, các đạo luật đã được xây dựng, không ngừng bổ sung, hoàn thiện, trong đó kể cả Luật biểu tình cũng đang được quan tâm nghiên cứu, soạn thảo. Những chuyển biến mang tính đột phá mạnh mẽ, vững chắc trong hoạt động của cơ quan lập pháp của Nhà nước ta trong những thập kỷ gần đây đang thổi vào đời sống chính trị xã hội của đất nước tinh thần dân chủ sâu rộng và thực sự đưa lại nhiều kết quả trong giải quyết những vấn đề cấp thiết của đất nước. Đó là một sự thật mà có thể nói, ngoại trừ những người mất trí còn lại ai là người Việt Nam mà không cảm nhận được.
Ngẫm rằng, Luân Lê và những kẻ cùng thuyền đang gồng hết sức lực, dùng chiêu “mớm lời”, “rắc thính”, kích động một bộ phận nhân dân nổi lên làm rối loạn xã hội để dễ bề “đục nước béo cò” thực hiện cuồng vọng được có chân trong “vạt áo chính trị” của chính thể do họ dựng lên. Nhưng sự đời đâu có dễ dàng đến vậy. Muốn làm được việc lớn trước hết phải có tâm thật sáng, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Còn tầm thấp, tâm đen như ông thì chiêu bài cắt xén, bóp méo sự thật, rao giảng kiểu “thầy bói xem voi” liệu chừng sẽ kích động, tập hợp được mấy ai mà nuôi cuồng vọng?

Sức hút và niềm tin

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII được ban hành đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận và củng cố niêm tin của nhân dân Với Đảng.

Ngày 31/10, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cườngxây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tựchuyển hoá" trong nội bộ đã chính thức được ban hành.
Như vậy, sau 5 năm kể từ Nghị quyết trung ương 4 khóa XI "Mộtsố vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", một nghị quyết nhằm đẩymạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được ban hành. Đây cũngNghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về xây dựng Đảng vàcũng là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Ngaytrong sáng 1/11, việc Nghị quyết được ban hành đã thu hút sự quan tâm lớn củadư luận. Sáng 1/11, không chỉ đăng toàn văn Nghị quyết, nhiều tờ báođã có những bài phân tích, bình luận sâu sắc về nội dung của Nghị quyết. Xãluận báo Nhân Dân khẳng định Nghị quyết đặc biệt quan trọng này một lần nữakhẳng định quyết tâm chính trị của toàn Đảng kiên quyết, kiên trì đấu tranh,đẩy lùi các biểu hiện suy thoái; xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vữngmạnh.
Báo Quân đội nhân dân cho rằng, việc ban hành Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XII cho thấy quyết tâm rất lớn của Ban Chấp hành Trung ương,Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thể hiện rõtính chiến đấu của Đảng ta.
Báo Lao động tóm tắt những điểm chính trong Nghị quyết,khẳng định các cấp ủy, tổ chức Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnđồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đề ra. Còn tờTiền phong đăng chi tiết phần 2 của Nghị quyết gồm 27 biểu hiện suy thoái về tưtưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Báo Tuổi trẻ khẳng định Nghị quyết nhằm đấu tranh ngăn chặn,đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" cóhiệu quả để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Ba "Cái mới" trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Dư luận chung trong Đảng và trong nhân dân vui mừng đón nhận, mong muốn tìm thấy trong nghị quyết mới này nhiều cái mới, cả lời giải thuyết phục cho những điều bức xúc hiện nay.
Để tránh sự trùng lặp, nghị quyết chồng lên nghị quyết, Trung ương từng có chủ trương: Không ra nghị quyết mới khi không có vấn đề mới, nội dung mới, tư tưởng chỉ đạo mới và biện pháp mới.
Nghị quyết Trung ương 4 lần này là nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng đầu tiên mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành.
Vậy cái mới của Nghị quyết này là gì? Theo tôi, có 3 cái mới sau:
Một là, chủ đề của Nghị quyết
Đại hội XII của Đảng quyết định: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”.(1)
Đại hội XII cũng quyết định: Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong nhiệm kỳ Đại hội XII (2016 - 2020), nhiệm vụ trọng tâm số 1 là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.(2)
Với chủ đề (hay tiêu đề) nêu trên, Nghị quyết Trung ương 4 lần này không những thể hiện một cách nghiêm túc mà còn rất sáng tạo, có tính cập nhật cao đối với hai trọng tâm mà Đại hội XII đã chỉ ra.
Hai là, những nội dung cốt nõi của nghị quyết
Phát biểu ý kiến bế mạc Hội nghị Trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Cái mới của lần này là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.(3)
Đúng là như vậy. Nghị quyết Trung ương đã nêu lên 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Và chỉ rõ rằng: Trong các biểu hiện đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống còn thể hiện ở chỗ sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, tham quyền lực, bè phái cục bộ, mất đoàn kết, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn bức xúc của dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc". (4)
Nghị quyết Trung ương 4 đã đưa lại cho chúng ta một sự nhận diện khá đầy đủ, sắc nét về thực trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta là: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Nhận diện đúng là để qua đó mỗi cá nhân và tổ chức trong Đảng có thể tự soi mình. Có ai nghĩ rằng, lười học tập cũng là biểu hiện của sự suy thoái? Thế mà, trong 18 biểu hiện suy thoái được liệt kê, biểu hiện thứ ba ghi rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhận diện đúng là để suy ngẫm và hành động. Không phải để bi quan hay nhụt chí, mà là để sẵn sàng cho một cuộc chiến đấu mới rất quyết liệt trong thời gian tới, vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng.
Ba là, Việc xác định nhóm nhiệm vụ, giải pháp với những điểm nhấn quan trọng
Bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 nêu lên là: về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Mỗi nhóm nhiệm vụ giải pháp ấy đều có những điểm nhấn quan trọng. Đó là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm. Là rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, bảo đảm quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đó. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Là thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên. Là phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, của nhân dân, của báo chí, của công luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”…
Có những việc rất cấp bách, không thể trì hoãn mà đòi hỏi phải làm ngay. Thí dụ như: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp ủy các cấp chỉ đạo rà soát ngay (tác giả nhấn mạnh) đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận”. Hoặc: “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Hệ thống các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho thấy quyết tâm cao của Trung ương, người vừa là tác giả của Nghị quyết, vừa là chủ thể thực hiện và lãnh đạo thực hiện nghị quyết.
Ba cái mới nêu trên xin được hiểu là những cảm nhận cá nhân.
Điều mong muốn của tất cả chúng ta, trong Đảng cũng như trong nhân dân là Nghị quyết Trung ương 4 sớm được đưa vào cuộc sống một cách toàn diện, đồng bộ, đương nhiên là có trọng tâm trọng điểm. Ai cũng biết: Một việc làm có ích, một đóng góp thiết thực có giá trị hơn nhiều so với những lời nói khoa trương. Một tấm gương sống hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền!
“Muốn Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn”(5).
Đó là lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một lời chỉ dẫn sâu sắc, cũng là sự cam kết nghiêm trang của người đứng đầu Đảng ta.

Cảnh giác với các thủ đoạn mới



Hiện nay các thế lực thù địch ráo riết lợi dung Quan hệ kinh tế Việt – Trung để chống phá cách mạng, gây chia rẽ quan hệ hai nước, kích động châm ngòi cho các vụ bạo loạn hòng thực hiện cách mạng màu ở Việt Nam… Vì vậy, nhận diện và đấu tranh chống lại thủ đoạn lợi dụng quan hệ kinh tế Việt – Trung để thực hiện âm mưu diễ biến hòa bình của các thế lực thù địch là trách nhiệm của mỗi người dân
Lợi dụng những bất đồng, các thế lực thù địch còn tung người, phương tiện và kinh phí về nước hoạt động. Chúng kích động lôi kéo quần chúng nhất là số thanh niên, sinh viên… tham gia biểu tình chống đối Trung Quốc, lợi dụng chiêu bài phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ chĩa mũi nhọn công kích, biểu tình, hạ uy tín… chống Đảng, Nhà nước cũng như chính sách quan hệ Việt – Trung. Điển hình là sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng biển Việt Nam, đã xảy ra hơn một chục cuộc biểu tình chống phá Trung Quốc. Mới đây khi sự kiện cá và sinh vật biển chết ở ven biển miền Trung, các cuộc biểu tình phản đối Fumosa có bàn tay tham gia chỉ đạo, tổ chức của các tổ chức phản động cũng đã xảy ra. Đơn cử như lực lượng Công an Hà Tĩnh và Quảng Bình đã phát hiện, bắt quả tang Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn là hai đối tượng được tổ chức phản động Việt Tân ở ngoài nước, và một số thế lực khác cho tiền để tiến hành các hoạt động xuyên tạc sự thật, công kích đảng và các nhà lãnh đạo, kích động nhân dân biểu tình với lý do bảo vệ môi trường, vì cuộc sống người dân hay vì sự bình yên của đất nước. Mục đích của các cuộc biểu tình được bọn phản động rêu rao tưởng chừng “rất vì dân, vì nước” song mục đích thâm hiểm chính yếu mà chúng hướng tới là châm ngòi biến các cuộc biểu tình này thành bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng…
Có thể đánh giá hoạt động lợi dụng những hạn chế, những vấn đề bất cập nảy sinh trong QHKT Việt – Trung để chống phá của các thế lực thù địch diễn biến phức tạp. Thủ đoạn chủ yếu của chúng vẫn là lợi dụng các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế (hậu công bố sự cố môi trường miền Trung; công tác nhân sự của Đảng; phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Quốc tế về vụ Philippin kiện Trung Quốc…) để tuyên truyền làm sai lệch bản chất sự kiện; vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền dân tộc, tôn giáo; xuyên tạc quan hệ đối ngoại Việt – Trung; kích động nhân dân biểu tình, kêu gọi cán bộ, chiến sĩ quân đội “chỉ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không tin theo Đảng”,… nội dung chống phá rất phản động, xuyên tạc, bóp méo sự thật; gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phượng.
          Nhận diện thủ đoạn lợi dụng quan hệ kinh tế Việt – Trung để chống phá cách mạnh là cần thiết, là cơ sở để đấu tranh có hiệu quả với hoạt động đó. Để hiệu quả đấu tranh được tốt hơn, thời gian tới cần nghiên cứu nắm chắc các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; mỗi cán bộ đảng viên cần có ý thức tự giác tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh này; các tổ chức Đảng cần nâng cao công tác lãnh đạo đơn vị trong phòng ngừa, kịp thời đấu tranh với các hoạt động lợi dụng quan hệ kinh tế Việt – Trung chống phá cách mạng

VÌ SAO Ở VIỆT NAM CHỈ CÓ MỘT ĐẢNG LÃNH ĐẠO?



Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta từ những năm 30 của thế kỷ XX. Để sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn có một số ý kiến băn khoăn xung quanh vấn đề Đảng lãnh đạo: Vì sao ở Việt Nam chỉ có một Đảng lãnh đạo? Một Đảng lãnh đạo có đảm bảo dân chủ không? Làm thế nào để thực hiện tốt dân chủ trong điều kiện một Đảng lãnh đạo?... Đó là chưa kể đến những phần tử cơ hội về chính trị và bọn thù địch bên ngoài cố ý vu cáo, xuyên tạc, muốn hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, cho rằng: chế độ một Đảng lãnh đạo là “độc đoán”, “chuyên quyền”, mất dân chủ và là nguyên nhân gây ra những bất công trong xã hội…Từ đó xuất hiện một số luận điệu hoài nghi, muốn phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Vì vậy, làm rõ cơ sở khoa học của vấn đề này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Để nhận thức đúng đắn vấn đề này cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Thứ nhất, sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan, một đòi hỏi của lịch sử và cũng là kết quả đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Như đã biết, đảng là tổ chức chính trị của một giai cấp hoặc một tầng lớp, bao gồm những phần tử tích cực nhất và đại diện cho lợi ích của giai cấp hoặc tầng lớp đó. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp thì sự xuất hiện và tồn tại của các đảng phái là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan, là sự phản ánh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp. Lênin viết: “Cuộc đấu tranh của các chính đảng là biểu hiện hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ rệt nhất cuộc đấu tranh chính trị của các giai cấp”[1]. Theo đó, Đảng Cộng sản ra đời là tất yếu khách quan, là đòi hỏi của cuộc đấu tranh giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, là sản phẩm của phong trào công nhân. Hình thức và tên gọi có thể khác nhau tùy theo đặc điểm hoàn cảnh của mỗi nước nhưng thực chất chỉ là một: Đảng Cộng sản là đội tiên phong và lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng được vũ trang bằng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và gắn bó chặt chẽ với nhân dân lao động.
Nhìn lại chặng đường lịch sử Việt Nam, vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi trên khắp cả nước, song do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, bãi công của công nhân…đều bị đàn cáp và dìm trong biển máu. Các lãnh tụ, các chí sĩ yêu nước nổi tiếng như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phân Chu Trinh, Nguyễn Thái Học…đều cam chịu thất bại bởi vì con đường đấu tranh của họ không thật sự đúng đắn, khoa học.
Với lòng yêu nước cháy bỏng và một nhãn quan chính trị tuyệt với, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ những điểm hạn chế của các bậc tiền bối và Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua nhiêu năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, Nguyễn Ái Quốc đã đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin, học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 do Đảng Bônsêvích Nga và Lênin lãnh đạo. Từ đó, Người đi đến khẳng định: cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải theo cong đường cách mạng vô sản Ngà. Đây là con đường duy nhất đúng và đem lại thắng lợi triệt để cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp và dân tộc.
Trên cơ sở tiếp thu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm mọi cách để truyền bá về nước. Với những cố gắng không biết mệt mỏi, vào ngày 03 - 02 - 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở nước ta đã đánh dấu bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị đúng đắn, nhân dân đã ủng hộ và tin theo Đảng. Tất cả các giai cấp, các tầng lớp lao động và những người yêu nước trong các tầng lớp xã hội khác đã đi theo ngọn cờ của Đảng, đứng lên đấu tranh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giải phóng hoàn toàn đất nước và đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội - một xã hội khác hẳn với các xã hội trước đó, thực sự đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn thể nhân dân lao động.
Để được nhân dân thừa nhận là người lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối, Đảng ta đã trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy thử thách hy sinh. Hàng chục vạn người con ưu tú của Đảng của Đảng và dân tộc đã ngã xuống; rất nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng đã phải lên máy chém, ra trường bắn, chấp nhận hy sinh. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, có những lúc, có những việc Đảng phạm sai lầm khuyết điểm, nhưng do biết kịp thời công khai thừa nhận và quyết tâm sửa chữa nên Đảng vẫn được nhân dân tin cậy. Thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh, cho đến nay chưa ai bác bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; và cũng chưa có lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Có chăng, chỉ có bọn đến quốc và bọn phản động đnag tìm mọi cách vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, hòng hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng. Và chỉ có những ai điên rồ mới tự mình phủ nhận những thành quả đã đạt được, đi tìm một lực lượng lãnh đạo khác hoặc cố tạo ra những đảng đối lập, chia rẽ Đảng, phân ly Đảng ra làm năm bè bẩy mối để rồi ngộ nhân đó là sự tự do dân chủ. Nếu trong Đảng còn thiếu dân chủ thì tìm mọi biện pháp phát huy dân chủ; nếu có hiện tượng gia trưởng, độc đoán thì tích cực đấu tranh khắc phục tệ lậu đó, làm cho Đảng ta tốt hơn, hoàn thiện hơn nữa chứ quyết không vì thế mà đi đến đòi đa nguyên chính trị, đa đảng lãnh đạo hoặc thành lập ra nhiều tổ chức đối lập.
Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại và phát triển như là hiện thân của tư tưởng tiên tiến nhất và của những phẩm chất tinh hoa tốt đẹp nhất của dân tộc, tiêu biểu cho lương tâm, danh dự và trí tuệ của dân tộc. 84 năm qua - kể từ khi Đảng ta ra đời đến nay, đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại các kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước đã và đang chứng minh sự lãnh đạo tài tài, sáng suốt của Đảng. Đảng không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của toàn thể nhân dân lao động, là người đại biểu cho lợi ích và sự nghiệp của cả dân tộc. Đông đảo nhân dân lao động vẫn cảm thấy vận mệnh của đất nước, lợi ích của nhân dân và dân tộc gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Đảng.
Hiện nay, đội ngũ đảng viên của Đảng có trên 3,5 triệu, đó là những thành phần ưu tú nhất của các giai cấp, tầng lớp nhân dân; là đại biểu trung thành với lợi ích của toàn thể nhân dân và dân tộc. Vì thế, không lẽ nào lại có người cho rằng, những đảng viên đó không thể đại diện cho 90 triệu dân (!), và rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang áp đặt quyền lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. Những thành quả đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là minh chứng hùng hồn nhất là bác bỏ lại những luận điệu xuyên tạc về Đảng.
Thứ hai, Việt Nam hiện nay đang thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, ứng với mỗi thành phần kinh tế sẽ có một giai cấp hoặc tầng lớp; theo đó, mỗi một giai cấp hoặc tầng lớp sẽ có một đảng hoặc tổ chức chính trị tương ứng. Vậy tại sao Việt Nam lại chỉ chủ trương có một đảng lãnh đạo?
Chúng ta khẳng định rằng: ở Việt Nam không có điều kiện khách quan để chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. Đó là vì tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, dân trí, pháp luật…ở nước ta không cho phép. Sau gần 40 năm chiến tranh, bây giờ lại đang đứng trước những đòi hỏi và thử thách mới rất gay gắt, đang rất cần sự ổn định về chính trị, rất cần sự đoàn kết thống nhất để phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Các thế lực thù địch vẫn đang dòm ngó, thực hiện chính sách chia rẽ, phá hoại sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Ở trong nước vẫn có những phần tử chống đối Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ ta. Chúng cấu kết chặt chẽ với bọn phản động nước ngoài để thực hiện các âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm kích động, lôi kéo nhân dân chống phá chính quyền, gây mất ổn định xã hội. Vì thế, nếu chúng ta chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho các lực lượng phản động này ngóc đầu dậy một cách hợp pháp để tổ chức các hoạt động chống Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là điều mà dứt khoát chúng ta không thể chấp nhận.
Thực tế cho thấy, ở những nước thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập thường dẫn đến tình trạng không ổn định, hay xảy ra các vụ đảo chính lật đổ nhau, hoặc xã hội luôn rối ren, các đảng phái chỉ lo đối phó nhau, tranh giành quyền lực, không còn tập trung vào lo làm ăn kinh tế, xây dựng đất nước, nước ngoài đầu tư vào cũng rất ngại. Ở một số nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ, từ khi tan rã đến nay, việc áp dụng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn, chiến tranh đẫm máu, kinh tế khủng hoảng  nghiêm trọng, đời sống nhân dân ngày càng sa sút.
Thực chất của luận điểm đòi “đa nguyên, đa đảng” của các thế lực thù địch nhằm vào ta là muốn tạo ra nhiều trung tâm quyền lực, chia rẽ sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ nội bộ nhân dân, để từng bước đi đến phá rã, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ chính quyền. Các phần tử chống phá cách mạng không thể có lòng tốt với nhân dân ta. Rêu rao và ra sức hoạt động, đòi “dân chủ”, “nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng” chẳng qua chỉ là cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” với những âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt. Và với những chiêu bài này, chúng đã phá nát không ít Đảng Cộng sản, đưa các nước này theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba, một Đảng lãnh đạo có đảm bảo dân chủ không?
Ở nước ta, tuy có một đảng duy nhất cầm quyền, nhưng nhân dân ta ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng, hoàn thiện đường lối của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Hiến pháp, pháp luật và các chính sách của Nhà nước, các chủ trương, kế hoạch phát triển của địa phương và cơ sở. Các cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân trực tiếp bầu ra và định kỳ phải báo cáo trước nhân dân về kết quả hoạt động của mình. Thông qua các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, Đảng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có sự điều chỉnh, bổ sung chủ trương, chính sách cho phù hợp. Đông đảo các tầng lớp nhân dân đã tham gia rất tích cực và đóng góp vào việc xây dựng và giám sát Nhà nước. Bởi vì, nhân dân thấy Đảng và Nhà nước ta không có mục đích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đảng công khai nói rõ khó khăn, khuyết điểm của mình và thật sự chân thành lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân dân. Đặc biệt, vấn đề tôn trọng và bảo đảm các quyền dân sự cơ bản của nhân dân được chúng ta hết sức quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng, hiện nay nền dân chủ ở nước ta còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế vì trình độ kinh tế, dân trí, phát luật của ta còn thấp. Song đó nhất quyết không phải là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, ở một số nước áp dụng chế độ đa đảng rất chú trọng khai thác lĩnh vực các quyền dân sự, quyền con người nhằm mục đích riêng của mình. Thông qua các cuộc tranh cử, sự bài xích, phủ nhận lẫn nhau của các đảng phái tập trung vào vấn đề này và đây thực sự là mảnh đất màu mỡ cho sự lừa phỉnh, mị dân. Thực tế, ở các nước này vẫn còn đầy rẫy những vi phạm quyền con người, quyền công dân. Nói như vậy để khẳng định rằng không phải cứ một đảng lãnh đạo thì không có hoặc có ít dân chủ, càng không phải sự hạn chế về dân chủ ở nước ta là do chỉ có một đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, để giữ vững vai trò lãnh đạo đối với toàn xã hội, đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành” của nhân dân.
Tóm lại, việc áp dụng chế độ một đảng hay đa đảng là tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước; không phải ở Việt Nam do áp dụng chế độ một đảng mà xã hội không có dân chủ; mọi thứ rêu rao “dân chủ”, “nhân quyên”, “đa nguyên, đa đảng” chỉ là âm mưu của các thế lực thù địch muốn quấy rối, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất của Đảng ta, dân tộc ta mà thôi. Vì vậy, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội là nhân tố quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.




[1]V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tập 12, tr.164.