Ngày
14-10-2016, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa XII do Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã bế mạc. Tại Hội nghị này Trung ương bàn về những
chủ trương, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội
của đất nước phát triển bền vững và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là
việc làm nằm trong chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Trung ương
(khóa XII), nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.
Trong bài phát
biểu bế mạc, về công tác xây dựng, chính đốn Đảng, Tổng bí thư đã chỉ ra “những
biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” của một
bộ phận không nhỏ cán bộ và đảng viên là mối “nguy hiểm khôn lường”, nên cần có
những chủ trương, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi. Trong đó, “tập trung vào 04
nhóm nhiệm vụ, giải pháp” bao gồm: “về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình
và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về
phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội”.
Cấp ủy các cấp sẽ “rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực
của người có chức, có quyền; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng,
pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác
kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; và phát huy vai trò
giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận”.
Có thể khẳng định
rằng, đây là việc làm cần thiết, một lần nữa thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tránh
nhiệm của Đảng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tiễn lịch sử của
dân tộc Việt Nam chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã
hội và Nhà nước có cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng; mọi sự thắng lợi của dân tộc
Việt Nam từ năm 1930 đến nay đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó là sự thật lịch sự không thể bác bỏ. Cho nên, Đảng luôn tự thấy mình hằng
ngày, hằng giờ phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng
với vai trò lịch sử mà nhân dân đã giao phó. Vì vậy, Đảng đã đề ra nhiều chủ
trương, đường lối để củng cố về tổ chức, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên,
kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến sức lãnh đạo, uy tín của Đảng, làm cho
“lòng dân, ý Đảng” luôn hòa quyện. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã một lần
nữa đáp ứng yêu cầu đó và được dư luận các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng
đồng quốc tế ghi nhận, đồng tình, ủng hộ.
Thế mà, Nguyễn
Quang A, người có học vị tiến sĩ, tự nhận mình là một “nhà dân chủ”, luôn “vì
nước, vì dân”, khi trả lời phỏng vấn phóng viên An Tôn, thuộc VOA tiếng Việt lại
có những phát biểu cho rằng 04 giải pháp của Trung ương 4 (khóa XII) là: “Hoàn
toàn vô nghĩa”. Thật là thiển cận.
Về mặt khoa học, đứng trước
một hiện tượng đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức đều cần tìm rõ căn nguyên sâu xa
làm nó nảy sinh và những tác động đến cuộc sống. Trên cơ sở đó, tìm ra những giải
pháp để thúc đẩy hiện tượng (nếu nó là hiện tượng tốt), hoặc ngăn chăn, diệt trừ
(nếu là hiện tượng xấu). Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một phận cán bộ, đảng viên là một hiện tượng xấu, mà căn nguyên của nó được
Đảng Cộng sản chỉ ra chủ yếu là từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân
và tổ chức đảng các cấp chưa có biện pháp đủ mạnh, hữu hiệu để ngăn chặn, loại
trừ, nên nó đã để lại những hệ lụy khó lường. Vì thế hiện tượng xấu này nhất
thiết cần phải loại bỏ. Để làm được điều này, Trung ương Đảng đã đề ra 04 nhóm
giải pháp nêu trên; qua đó làm cho mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải làm
tốt chức năng, chức trách nhiệm vụ theo quy định; thấy rõ trách nhiệm đối với Đảng,
đất nước và chính mình để không ngừng học tập, rèn luyện, tự phê bình và phê
bình, kiên quyết loại trừ những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, loại trừ những hệ lụy xấu do nó để lại. Như vậy, nội dung các giải
pháp đồng bộ này đã thấm đẫm tính khoa học.
Về thực tiễn, cuộc đấu
tranh này là hết sức gian khổ, diễn ra trong từng con người và tổ chức cụ thể,
liên quan đến sinh mệnh chính trị của từng cá nhân, gia đình và tổ chức và sự
phát triển của đất nước. Vì vậy, phải được làm hết sức cẩn trọng với những hệ
thống giải pháp đồng bộ, để vừa cảnh báo, bảo vệ, vừa loại trừ những tác động xấu
đến chính cán bộ, đảng viên, gia đình họ và những hệ lụy xấu tác động đến đời sống
chính trị - xã hội của đất nước.
Thế mà Nguyễn
Quang A “không biết”. Vì thiển cận, nên ông ta không xứng với học vị tiến sĩ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét