Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Không đồng nghĩa độc đảng với tham nhũng


(ST) Luận điệu không mới của những người không ưa chế độ một đảng hiện nay lại được họ nhắc lại rằng: "Chế độ độc đảng làm tăng tham nhũng" (!). Nói về nguyên nhân của tình trạng tham nhũng, nhìn vào các nước duy trì thể chế chính trị tư sản và thực hiện chế độ đa đảng cũng thấy rõ: tình trạng tham nhũng ở nhiều nước vẫn rất nghiêm trọng.

Thật vậy, theo bảng xếp hạng Chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International - TI) năm 2015 được công bố ngày 27-01-2016, cho thấy, tham nhũng vẫn là vấn nạn toàn cầu. Chỉ số tham nhũng dựa trên ý kiến của các chuyên gia về vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực công với nhiều yếu tố như lãnh đạo chính phủ sẽ bỏ qua hay trừng phạt những cá nhân tham nhũng, sự phổ biến của nạn hối lộ và các cơ quan công quyền đáp ứng nhu cầu của công dân như thế nào đã chứng minh, các quốc gia đa đảng vẫn có tỷ lệ tham nhũng cao.
Những quốc gia có số điểm thấp, như: Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan và các nước khác (Azerbaijan, Guyana và Sierra Leone, mặc dù đã tăng từ 27 điểm năm 2014 lên 29 điểm năm 2015) vẫn là những nước có số điểm thấp đồng nghĩa với tỷ lệ tham nhũng còn cao. Năm 2015, Brazil mất 5 điểm và tụt xuống vị trí thứ 76.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là một trong những "vùng trũng" của nạn tham nhũng khi có mức điểm trung bình chỉ là 43. Vì vậy, ông Jose Ugaz, người đứng đầu Tổ chức Minh bạch quốc tế, nhận định: "Chỉ số tham nhũng 2015 cho thấy rõ ràng rằng nạn tham nhũng vẫn còn là một vấn nạn lớn trên toàn cầu". Vì thế không thể cho rằng "Chế độ độc đảng làm tăng tham nhũng".

Với 31 điểm, Việt Nam xếp thứ 112 trong tổng số 168 quốc gia và vùng lãnh thổ được TI khảo sát, thống kê. Tuy số điểm chưa cao, nhưng cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam khẳng định, trong năm 2015 Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, thể hiện qua việc sửa đổi một số nội dung liên quan đến tội tham nhũng trong Bộ luật Hình sự, xây dựng dự thảo Luật tiếp cận thông tin, ban hành các quy định, chính sách về tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan công quyền và tập trung vào việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Với quyết tâm cao trong phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị hy vọng năm 2016, số điểm của Việt Nam sẽ tăng, đồng nghĩa tỷ lệ tham nhũng sẽ giảm hơn năm 2015./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét