Lợi dụng các vụ đình công ở một số doanh
nghiệp, điển hình là ở Công ty TNHH Matrix (Nghệ An) tháng 10/2016, các
phần tử cơ hội, phản động đã xuyên tạc rằng: các tổ chức công đoàn
không có vai trò gì; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không đứng ra bảo
vệ người lao động là do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chịu sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng cổ súy, ca ngợi tổ chức phản động
“Phong trào lao động Việt”; phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
và tổ chức công đoàn các cấp, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào
Đảng và Nhà nước.
Trước hết, cần khẳng định, Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam là tất yếu. Thực tiễn chứng minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam – đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng duy nhất
lãnh đạo toàn diện, mọi mặt của xã hội Việt Nam để đưa cách mạng Việt
Nam đến thắng lợi. Điều này đã được thể hiện rõ trong khoản 1 điều 4
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Do vậy, Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt
động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tất yếu, khách quan. Bởi
vì, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội, có
chức năng đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
công nhân, viên chức, người lao động. Là thành viên của hệ thống chính
trị. Nên chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật mới thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Mọi
mưu đồ muốn tổ chức và hoạt động của công đoàn “tách biệt”, “đối lập”
với Đảng và Nhà Nước đều trái với tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt
động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã không ngừng phát
triển về mọi mặt, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và ngày càng thể
hiện tốt vai trò trong đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động.
Thứ hai, đình công phải đúng pháp luật. Bộ
Luật lao động quy định rõ: Người lao động có quyền đình công. Nhưng
đình công phải đúng pháp luật. Như vậy, rõ ràng là pháp luật Việt Nam
cho phép đình công và thực tế đã có nhiều cuộc đình công của công nhân
đòi chủ lao động cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập. Điều này
hoàn toàn trái ngược với những luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ
hội, phản động khi cho rằng Việt Nam không cho phép đình công. Các cuộc
đình công xảy ra trong thời gian qua đều xuất phát từ: vướng mắc về hợp
đồng lao động, về phụ cấp và các chế độ theo lương, về cách đối xử của
người sử dụng lao động, thời giờ làm việc, chế độ trợ cấp ốm đau, thai
sản, bảo hiểm; chứ không phải vì muốn phá nhà xưởng, máy móc, gây rối
trật tự an toàn xã hội… Thực tế ở Việt Nam cho thấy, ở đâu có sự lãnh
đạo chặt chẽ của tổ chức đảng, có tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả
thì ở đó quyền, lợi ích chính đáng của người lao động được bảo đảm. Còn ở
đâu buông lỏng sự lãnh đạo của tổ chức đảng hoặc tổ chức công đoàn hoạt
động kém hiệu quả thì quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị
xâm phạm, đình công có thể xảy ra và diễn biến phức tạp. Tại Công ty
TNHH Matrix (Nghệ An) thangs10/2016, do có sự phối hợp tích cực của
chính quyền địa phương với công đoàn cơ sở và lãnh đạo công ty, sau 4
ngày đình công thì giữa công nhân và công ty dã đạt được thỏa thuận và
đình công chấm dứt… Điều đó chứng tỏ các tổ chức công đoàn có vai trò
rất lớn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao
động. Từ những vấn đề trên, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam, nhất là
người lao động cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của công đoàn đối
với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân và người lao động,
không mơ hồ, mắc mưu của các thế lực thù địch, chấp hành nghiêm đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ,
quy định của tổ chức công đoàn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét