Ngày 01/12/2023, trên trang Blog Tiếng
Dân tán phát bài “Đoàn Việt Nam Hải ngoại tham dự CERD”, nội dung xuyên tạc
Phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ năm của Việt Nam thực thi Công ước xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) và tình hình tự do, dân chủ, nhân
quyền ở Việt Nam, vu cáo chính quyền “ngược đãi” người dân tộc thiểu số; “xóa
bỏ” bản sắc văn hóa và chữ viết của người Mông; “ngăn cấm” người dân tộc thiểu
số thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, “đối xử bất công” với người bất
đồng chính kiến; đồng thời, kêu gọi các tổ chức quốc tế ngừng hợp tác với Việt
Nam vì vấn đề bảo đảm nhân quyền. Những nội dung phát tán trên trang Blog Tiếng
Dân về việc Việt Nam tham gia khóa họp lần thứ 111 của Ủy ban Công ước Xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) ngày 01/12/2023 là hoàn toàn sai sự
thật, vu khống, xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất gồm 54 dân tộc anh em trên dải
đất hình chữ S, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14,1 triệu người. Tiếng
Việt được chọn là ngôn ngữ chung cho cả nước, ngoài ra có khoảng 30 dân tộc có
chữ viết riêng như Thái, Chăm, Mông, Khmer… Hiến pháp hiện hành của Việt Nam
nhấn mạnh “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển”. Nguyên tắc không phân biệt đối xử và bình đẳng giữa tất cả các thành
viên trong cộng đồng là cốt lõi của hệ thống hiến pháp của Việt Nam và cũng
được thực hiện thông qua các cải cách lập pháp có liên quan. Nguyên tắc trên được
quán triệt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.
Do phần lớn các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú ở các vùng miền núi,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khó khăn
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nên đồng thời với việc xác định quyền
bình đẳng trước pháp luật, nhà nước Việt Nam còn khẳng định ưu tiên hỗ trợ và
tăng cường đoàn kết giúp đỡ tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội
lực vươn lên hội nhập với sự phát triển chung được thể hiện tại Điều 5 Khoản 4
của Hiến pháp “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều
kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Đây là nguyên tắc và là biểu hiện đặc trưng cơ bản trong chính sách dân tộc của
Việt Nam và phù hợp với Khoản 4 Điều 1 Công ước CERD.
Người dân tộc thiểu số được hưởng các chính
sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề,việc làm, đất đai, nhà ở, tín dụng,
hỗ trợ sản xuất... Ngoài ra, còn được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây
dựng điểm tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng và đảm bảo
được các quyền đối xử bình đẳng trước Tòa án, quyền an ninh cá nhân, chính trị
về bầu cử, ứng cử, quốc tịch, tự do đi lại, cư trú, kết hôn và lập gia đình, sở
hữu tài sản, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Tại Việt Nam, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mình cùng nhau xây dựng một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do và
giàu mạnh.
Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: không chỉ
công dân Việt Nam mà tất cả mọi người, bao gồm cả người nước ngoài cư trú trên
lãnh thổ Việt Nam đều được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con
người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ như
công dân Việt Nam… Việt Nam khẳng định lập trường kiên quyết phản đối và chống
chia rẽ, kích động hận thù giữa các dân tộc, chủng tộc. Những hành vi phân biệt
chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc
đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, trừng trị nghiêm khắc.
Trong 10 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật, trong đó có
352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc
thiểu số. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn, hội
nghị về quyền con người, chống phân biệt chủng tộc, cam kết tuân thủ các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Kể từ lần rà soát trước (2019), Việt Nam
đã phê chuẩn thêm 2 Công ước về quyền con người: Công ước về Quyền của Người
khuyết tật và Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt
tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Như vậy, hiện nay Việt Nam đã tham
gia 7/9 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền con người.
Những nhận định, đánh giá trên trang Blog Tiếng Dân là hoàn toàn
sai sự thật, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm thực hiện mưu
đồ đen tối chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét